Nguy cơ lây lan và biện pháp phòng tránh H7N9
Cho đến thời điểm này vẫn chưa có những kết quả nghiên cứu xác định rõ các trường hợp nhiễm chủng cúm H7N9 xuất phát từ đâu, cơ chế lây truyền như thế nào? Do đó, chúng ta cần chủ động đối phó với dịch bệnh, nếu lơ là chủ quan, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam và bùng phát dịch là rất lớn.
Trung Quốc đã ghi nhận 14 trường hợp bị nhiễm virus cúm H7N9 trong đó có 6 người thiệt mạng. Thông tin này đã khiến không ít người lo ngại về nguy cơ dịch bệnh lây lan sang nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta chưa kiểm soát được gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc.
Tất cả 14 trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 ghi nhận tại Trung Quốc đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Bộ Y tế nhận định, chủng cúm H7N9 có khả năng biến đổi rất cao, có độc lực mạnh. Đây là lần đầu tiên việc nhiễm chủng cúm H7N9 gây bệnh nặng trên người. Tuy nhiên đáng lo ngại, hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho chủng virus cúm mới này.
Nước ta hiện nay chưa kiểm soát được gia cầm nhập lậu
Ông Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết: “Mặc dù chưa có biểu hiện lây truyền từ người sang người, nhưng có cảnh báo về việc biến chủng cúm gia cầm. Đây chính là điều lo ngại nhất hiện nay, vì tính biến chủng, biến dị ở gia cầm và người là đặc tính phổ biến của các chủng virus. Chúng ta phải tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi và suy hô hấp không rõ nguyên nhân để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp cúm H7N9 trên người”.
Cũng theo các chuyên gia y tế, nếu như chủng H5N1 thường gây dịch phổ biến ở gia cầm thì chủng H7N9 ít phổ biến hơn, ít có khả năng gây bệnh và cho đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng lây lan từ người sang người. Nhưng tính chất lây nhiễm ở chủng cúm này vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Việc quan trọng lúc này, là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đặc biệt là Y tế và thú y để kiểm soát việc tiêu thụ gia cầm mang chủng cúm vào Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nói: “Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là Y tế và thú y là hết sức quan trọng vì Vius H7N9 là virus có độc lực cao, lây truyền từ gia cầm sang người. Trong lúc này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ, ngăn không cho dịch lây lan từ Trung Quốc vào. Đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện xem tại Việt Nam đã xuất hiện ổ dịch chưa. Nhất là đối với người dân, không nên hoang mang nhưng phải có hiểu biết, liên quan đến việc chăn nuôi, giết mổ và sử dụng thực phẩm theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế”.
Người dân cần chủ động phòng tránh H7N9
Sau 10 năm khi dịch cúm A/H5N1 xuất hiện, có đến 50% người nhiễm chủng cúm này đã tử vong. Và với việc chủng cúm mới H7N9 xuất hiện và gây tử vong 6 trường hợp ở Trung Quốc là điều đáng lo ngại, khi tình trạng buôn bán gia cầm qua biên giới hiện nay vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi, những kinh nghiệm điều trị loại cúm này ở nước ta còn hạn chế và chưa có vắc-xin phòng chống loại cúm này.
Đến thời điểm này, vẫn chưa thể xác định rõ, các trường hợp nhiễm chủng cúm H7N9 xuất phát từ đâu, cơ chế lây truyền như thế nào, do đó, cần một nghiên cứu cụ thể hơn từ phía các cơ quan chức năng để có thể chủ động phòng chống dịch cúm lây lan.
Trước mắt, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo đối với người dân một số yêu cầu sau:
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, an toàn thực phẩm, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, thường xuyên rửa tay với xà phòng;
- Không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc;
- Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn;
- Khi có các biểu hiện cúm ho, đau ngực, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời;
- Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
Theo ANTD
Virus cúm A/H5N1đã biến đổi
Mới đây, Bộ NN&PTNT cảnh báo về loại virus H5N1 mới xuất hiện có sự khác biệt với những virus 2.3.2.1 (cả nhóm A, B) gây bệnh ở nước ta năm 2011. Nhóm virus này có khả năng khiến dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng trong thời gian tới là rất cao. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng đây chỉ là sự biến đổi bình thường.
Biến đổi của virus H5N1 chưa thể tạo ra chủng virus mới
- PV: Xin ông cho biết loại virus mới này có nguy hiểm đến sức khỏe con người hay không?
- PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: Từ tháng 8-2011 Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO) cảnh báo sự tăng trở lại của dịch cúm A/H5N1 ở các đàn chim và gia cầm do có sự biến đổi, lây truyền và lưu hành phổ biến của virus cúm A/H5N1 phân nhóm 2.3.2.1 ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Virus biến đổi này có đặc điểm di truyền giống với các virus 2.3.2 được phân lập trước đó (từ năm 2004). Tuy nhiên, sự biến đổi nhỏ này của virus cúm gia cầm không có gì bất thường trong quá trình tiến hóa tự nhiên của virus. Hơn nữa, đây chỉ là biến đổi nhỏ của virus tạo ra một phân nhánh mới, chứ chưa biến đổi lớn để tạo ra một chủng virus mới. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa phát hiện được người nhiễm virus H5N1 phân nhóm mới hiện đang lưu hành ở gia cầm.
- Điều đó có nghĩa dù virus cúm A/H5N1 đã có những biến đổi nhỏ song chưa đến mức phải lo lắng?
- Ngay sau khi có sự xuất hiện phân nhóm mới này của virus cúm A/H5N1 ở nhiều nước, Tổ chức Y tế thế giới cũng thông báo rằng dựa trên các thông tin hiện có, sự biến đổi này không làm tăng các nguy cơ về y tế công cộng đối với con người. Bức tranh về cúm gia cầm ở người vẫn không thay đổi và chưa có sự lây truyền từ người sang người.
Qua theo dõi giám sát các ca bệnh nhiễm cúm A/H5N1 ở người tại nước ta, nhìn chung cho đến thời điểm hiện nay tôi chưa thấy có điều gì bất thường. Tuy nhiên vẫn cần phải tăng cường giám sát virus đang lưu hành ở gia cầm để sớm phát hiện sự thay đổi lớn hơn của virus và đưa ra các chiến lược khống chế phù hợp đối với dịch ở gia cầm và bảo vệ sức khỏe con người.
- Vậy ông có lời cảnh báo nào cho người dân?
- Nguy cơ đáng lo ngại nhất hiện nay vẫn là virus cúm A/H5N1 đang tiếp tục lưu hành và gây dịch ở gia cầm. Nó có thể tiếp tục biến đổi nhỏ trong quá trình tiến hóa tự nhiên, sắp xếp lại các gene trong quá trình nhân lên và phát triển, tái tổ hợp với các virus cúm lưu hành ở động vật và người để hình thành một chủng virus cúm mới có độc lực cao và có khả năng lây truyền từ người sang người. Do đó, ngành thú y phải phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, cần chủ động tăng cường công tác giám sát virus cúm ở gia cầm và ở người để sớm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch thích hợp, ngăn chặn sự lây truyền dịch ở gia cầm và từ gia cầm sang người, phát hiện sớm các phân nhóm virus mới ở gia cầm và chùm ca bệnh viêm phổi nặng bất thường ở người.
Để phòng tránh bệnh dịch này, người dân cần phải thực hiện tốt các khuyến cáo về an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, nhất là không được giết mổ và sử dụng gia cầm bệnh. Khi có người bị sốt cao liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế để khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo ANTD
Xuất hiện bệnh tai xanh, cúm H5N1 ở Nha Trang Tính từ đầu tháng 10 đến nay, toàn TP Nha Trang có 8 xã, phường xuất hiện bệnh tai xanh 3 xã, phường xuất hiện cúm H5N1 ở gia cầm, tổ chức tiêu hủy hơn 1.400 con gà và 323 con lợn. Ngày 17-10, UBND xã Vĩnh Ngọc (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) tổ chức tiêu hủy 25 con lợn mắc bệnh tai...