Nguy cơ lây bệnh từ đồ siđa
Đồ đạc đã qua sử dụng (còn gọi đồ siđa) có ưu thế rẻ, tiện dụng… nhưng nếu mua phải những sản phẩm chưa qua xử lý diệt khuẩn, nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm rất cao.
Ai sử dụng đồ siđa?
Với những người lao động, công nhân nghèo,… sử dụng một bộ quần áo trị giá vài trăm ngàn đồng là một lựa chọn xa xỉ, nhất là khi giá cả ngày càng leo thang, đồng lương lại đứng chững hoặc tuột dốc. Chính vì vậy, đa số những người này đã chọn cách mua đồ siđa từ các vỉa hè, hoặc những cửa hàng chuyên bán đồ cũ với giá khá rẻ, cỡ vài chục ngàn đồng, từ quần áo, giày dép, nón, kính mát… cho đến nón bảo hiểm đã qua sử dụng.
Ngoài ra, hiện còn có một xu hướng sử dụng đồ siđa khác khá phổ biến ở nhiều người ghiền đồ “độc” nhưng túi lại rỗng tiền. Vì vậy, họ săn lùng khắp các vỉa hè, cửa tiệm bán trang phục cũ, chọn mua những bộ cánh có kiểu dáng đẹp, lạ mắt. Những bộ trang phục này chỉ cần dùng vài ba lần, hoặc thậm chí một lần rồi bỏ luôn cũng chẳng tiếc tiền, vì có loại chỉ vài chục ngàn đồng một bộ.
Video đang HOT
Nhiều bệnh lây nhiễm trực chờ
Có nhiều nguồn cung ứng đồ siđa. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là từ người dùng khá giả. Với những người này, khi chán chê đồ đạc nào đó, họ sẽ mang bán rẻ hoặc đóng gói gửi làm từ thiện. Có người cẩn thận giặt giũ sạch sẽ, là ủi thẳng thớm.
Nhưng cũng có người vì vội hay vì sự thờ ơ đã để nguyên đồ bẩn. Những bộ quần áo chưa kịp giặt này có thể còn chứa nhiều vi khuẩn, cả các loại vi trùng từ bệnh tật của người chủ cũ. Chưa kể khi bày bán ở cửa tiệm, hoặc vỉa hè lâu ngày, bụi đường, chất bẩn xung quanh sẽ bám vào quần áo, sinh nấm mốc. Khi mua về, có người phải mặc một lần rồi mới chịu mang đi giặt. Bệnh tật có thể phát sinh từ những sự vội vàng như thế.
Tác nhân gây bệnh từ đồ siđa chia thành nhiều nhóm. Vi nấm là loại thường gặp nhất. Nấm từ quần áo bẩn, khi mặc vào, chúng dễ dàng xâm nhập qua da, ký sinh trên cơ thể người, gây các chứng bệnh truyền nhiễm nơi vùng bẹn, da đầu, và toàn thân.
Chẳng hạn như khi người dùng mua phải đôi giày của người bị nấm kẽ chân trước đó, xác suất bị các bệnh lây nhiễm rất cao. Các loại vi trùng cũng dễ dàng tấn công người dùng từ những bộ quần áo cũ. Nếu da bị trầy xước hoặc đang bị tổn thương nào bên ngoài, khi sử dụng quần áo cũ, có thể mắc nguy cơ các bệnh lây nhiễm như giang mai, lậu.
Ngoài ra, nếu các loại quần áo, giày dép, mũ nón… siđa vô tình chứa trứng của các loại ký sinh trùng như chấy, rận, ghẻ… Khi di chuyển lên da, tóc của người sử dụng, trứng sẽ sinh sôi, gây bệnh. Nguy cơ nhiễm bệnh còn không loại trừ với bệnh HIV, viêm gan B…
Theo TintucOnline
Những sai lầm khi sử dụng băng vệ sinh
Băng vệ sinh (BVS) là một trong những vật dụng không thể thiếu của chị em, nhưng không phai chi em nao cung sư dung băng vê sinh đung cach
1. Không rửa tay khi sử dụng BVS
Bởi vì trong quá trình chúng ta dùng tay để xé, duỗi, dán BVS thì vi khuẩn ở trên tay sẽ kịp "ở lại" bề mặt băng, từ đó bám vào da, dễ gây bệnh phụ khoa khi sức đề kháng của cơ thể thấp.
2. Để BVS trong toilet quá lâu
Thực ra đây là cách bảo quản rất mất vệ sinh. Nhà vệ sinh vốn luôn ẩm ướt trong khi BVS lại có tính hút ẩm. Vậy là BVS trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Vậy nên, khi đã mở túi bảo quản, BVS cần được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, tuyệt đối không nên sử dụng băng vệ sinh đã bị ẩm ướt.
3. Không chú ý đến thời hạn sử dụng
Thực ra yêu cầu về hạn dùng BVS là rất nghiêm ngặt và BVS càng cận ngày xuất xưởng thì chất lượng càng đảm bảo. BVS được sử dụng phương pháp tẩy trùng ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn nhưng tính vô khuẩn chỉ có thời hạn. Nếu tích trữ BVS quá lâu, kể cả không mở ra thì các miếng BVS cũng không còn đảm bảo an toàn.
Không mây chi em chu y đên thơi han sư dung cua BVS (anh minh hoa)
4. Thường xuyên mua BVS khuyến mãi
Thông thường, sản phẩm ưu đãi, khuyến mãi, sản phẩm tặng có khả năng là những sản phẩm không tiêu thụ được, chất lượng sản phẩm rất khó được đảm bảo.
Khi lựa chọn sản phẩm BVS, nên chọn sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu lớn và có uy tín, không nên tham mua sản phẩm khuyến mãi, ưu đãi.
5. Thường xuyên sử dụng BVS có hương thơm hoặc dược thuốc
Cách sử dụng này bác sỹ không tán đồng bởi vì mùi thơm không chứng tỏ được mức độ sạch sẽ. Băng vệ sinh có chứa dược chất thì càng phải cẩn trọng vì ở một mức độ và phạm vi nhất định, nó giúp phòng bệnh phụ khoa nhưng có thể gây dị ứng.
6. Chỉ dùng BVS có tính năng hấp thụ cao
Rất nhiều phụ nữ vì tiện lợi, thường sử dụng băng vệ sinh có tính năng hấp thụ cao, cách làm này cũng không nên, bởi vì thời gian dài không thay băng vệ sinh sẽ làm cho "cô nhỏ" thông gió kém, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra các bệnh phụ khoa.
VGT (Theo Dân tri)
Chớ để rước bệnh từ tủ lạnh và thớt! Đôi khi bên ngoài chiếc tủ lạnh bóng bẩy là thế nhưng bên trong có vô số vi khuẩn tá túc, nhất là khi thực phẩm bị hư, thối do để quá lâu Tủ lạnh và thớt là hai thứ rất gần gũi trong bếp ăn của mọi gia đình. Nhưng dù chỉ giản đơn là một miếng gỗ như thớt hay hiện...