Nguy cơ lây bệnh khi chồng mới cưới bị viêm gan B
Em mới lập gia đình, gần đây chồng đi hiến máu phát hiện bệnh viêm gan B. Như vậy có nguy hiểm và dễ lây nhiễm sang em không?
Em không dám đi xét nghiệm máu. Còn cách nào khác không? (Nhâm)
Trả lời
Chào em,
Máu thu được từ người hiến máu nhân đạo sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện, loại bỏ những máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh như HIV, virus viêm gan B, C, vi khuẩn giang mai…
Video đang HOT
Qua kết quả này, chỉ có thể kết luận chồng em bị nhiễm siêu vi viêm gan B, còn siêu vi đã gây ra viêm gan để phải điều trị hay chưa, mức độ như thế nào thì chồng em cần phải được khám và làm thêm một số xét nghiệm khác.
Quan hệ vợ chồng là đường lây nhiễm của siêu vi viêm gan B, trừ trường hợp bạn đời của người nhiễm siêu vi B đã có kháng thể chống lại sự xâm nhập của siêu vi này (do đã tiêm ngừa hoặc trước kia mắc bệnh hiện giờ đã khỏi). Chỉ có xét nghiệm máu mới xác định được tình trạng, không có phương pháp nào khác.
Em và chồng nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan để được khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để từ đó có kế hoạch theo dõi, dự phòng hoặc điều trị thích hợp. Trước mắt, khi quan hệ với chồng em nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây bệnh cho đến khi xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới (TP HCM)
Theo VNE
Viêm gan B khi nào cần điều trị
Tôi bị virus viêm gan B cách đây 5 năm nhưng chưa điều trị vì men gan xét nghiệm vẫn bình thường. Gần đây hay ngứa, tôi cần làm xét nghiệm gì, điều trị thế nào? (Minh)
Ảnh: donga
Trả lời:
Chào bạn,
Khi virus viêm gan B (thường gọi là siêu vi B) xâm nhập vào cơ thể và ở lại trên 6 tháng thì gọi là nhiễm siêu vi B mạn. Giai đoạn này siêu vi có thể nằm yên hoặc tăng sinh số lượng nhưng chưa gây tổn thương cho gan, việc dùng thuốc để loại trừ siêu vi lúc này là không hiệu quả nên người nhiễm siêu vi B được bác sĩ cho theo dõi định kỳ.
Trường hợp của bạn thuộc tình trạng này, còn biểu hiện ngứa da mà bạn mắc phải gần đây không hẳn do gan bị bệnh gây ra. Việc dùng thuốc đặc trị kháng siêu vi được đề nghị khi có đủ 2 điều kiện:
1. Có tổn thương gan: Biểu hiện bằng men gan tăng cao trên 2 lần bình thường.
2. Siêu vi đang tăng sinh: Số lượng siêu vi trên 10.000 hoặc 100.000 copies trong một ml máu (tùy thể bệnh).
Như vậy, xét nghiệm cần làm để xem xét điều trị sẽ tập trung vào 2 điều kiện trên. Thường là xét nghiệm men gan và định lượng siêu vi. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân có tổn thương gan nhưng men gan không tăng, nếu chưa loại trừ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh làm thêm các xét nghiệm khác như đo độ đàn hồi của gan, sinh thiết gan...
Hiện tại, thuốc kháng siêu vi dùng để trị bệnh viêm gan siêu vi B mạn có 2 nhóm: nhóm thuốc tiêm và nhóm thuốc viên uống. Tùy mỗi trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và có sự tư vấn dùng thuốc điều trị phù hợp.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng
Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới (TP HCM)
Theo VNE
Dùng chung bàn chải đánh răng lây viêm gan B Nguyên nhân lây nhiễm viêm gan B - Truyền máu Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy sướt, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu... - Qua dụng cụ y...