Nguy cơ không thỏa thuận
Giữa tháng 10 tới là hạn chót Anh đặt ra, cũng là thời điểm Liên hiệp châu Âu (EU) xác định là cấp bách để hai bên đạt một thỏa thuận thương mại song phương thời hậu Brexit.
Vòng đàm phán thứ tám diễn ra từ đầu tuần này vì thế được xem như “chặng cuối”, song vẫn kết thúc trong bế tắc, khiến nguy cơ Brexit không thỏa thuận càng rõ nét hơn.
Vòng đàm phán thứ tám giữa Anh và EU, từ ngày 8 đến 10-9 vừa qua, được dư luận đặt kỳ vọng lớn, thậm chí được coi như vòng chốt để hai bên nhất trí được thỏa thuận về mối quan hệ Anh – EU hậu Brexit. Không chỉ bởi, trước thềm đàm phán, Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn đặt hạn chót ngày 15-10 cho ra đời một thỏa thuận, nếu không, Luân ôn sẽ có “phương án khác”. Mà với EU, vòng đàm phán mới nhất cũng gần như là cơ hội cuối cùng nhằm nhất trí với Anh ít nhất là một thỏa thuận khung để trình các nhà lãnh đạo EU xem xét thông qua trong kỳ hội nghị cấp cao giữa tháng 10 tới. Từ đó, có đủ thời gian để Quốc hội Anh và Nghị viện châu Âu cùng quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn, giúp thỏa thuận kịp có hiệu lực từ năm 2021, ngay sau khi thời gian chuyển tiếp Brexit kết thúc cuối năm nay.
Tình thế cấp bách là vậy, song mục tiêu Brexit có thỏa thuận nêu trên vẫn không đạt được như kỳ vọng. Thông báo về “thất bại trên nhiều phương diện” của vòng đàm phán thứ tám, Trưởng đoàn đàm phán EU M.Bác-ni-ê nêu rõ, EU đã thể hiện sự linh hoạt trước yêu cầu của Anh về nhiều vấn đề, nổi bật là các bất đồng chủ chốt chung quanh hợp tác đánh bắt cá và vấn đề tư pháp tại Tòa án Công lý châu Âu. Song, theo EU, phía Anh đã không thể hiện thiện chí có đi có lại. Những khác biệt lớn và không thể nhượng bộ vẫn tồn tại trong những lĩnh vực và các nguyên tắc là mối quan tâm chủ chốt và lợi ích cốt lõi của EU. ó là lý do mà vòng đàm phán nước rút này tiếp tục bế tắc.
Tuy nhiên, thất bại lần này đã có thể thấy trước, bởi khi vòng đàm phán còn chưa bắt đầu, tranh cãi gay gắt đã nổi lên, liên quan dự luật mang tên Thị trường nội địa mà chính phủ Anh dự định trình Quốc hội Anh phê chuẩn. Thủ tướng Giôn-xơn khẳng định, dự luật là “lưới pháp lý an toàn”, phòng trường hợp EU diễn giải thiên lệch các điều khoản trong thỏa thuận hậu Brexit. Theo đó, dự luật bảo vệ việc làm, bảo đảm giao thương giữa các vùng của Anh tiếp tục trôi chảy và giúp tăng cường khả năng phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Theo diễn giải của Luân ôn, dự luật mới còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Bắc Ai-len, vùng lãnh thổ thuộc Anh trên đảo Ai-len và có biên giới chung với CH Ai-len. Theo đó, hàng hóa thời hậu Brexit từ Bắc Ai-len vào các vùng Inh-lân, Xcốt-len và xứ Uên trên đảo Anh không phải khai báo hải quan, không chịu ràng buộc quy định của EU về trợ cấp nhà nước. Tuy nhiên, quy định của Anh vi phạm “điều khoản chốt chặn” trong Thỏa thuận Brexit mà Anh ký với EU tháng 10-2019 và các cơ quan lập pháp hai bên đã phê chuẩn, trong đó quy định Bắc Ai-len vẫn ở lại thị trường chung và liên minh hải quan của EU sau Brexit. Vì thế, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, không chỉ từ EU, mà còn ngay cả nội bộ “xứ sở sương mù”.
Tạo thêm nút thắt, dự luật Thị trường nội địa của Anh đẩy tiến trình đàm phán thỏa thuận hậu Brexit vốn cam go vào cuộc khủng hoảng mới. Giới lãnh đạo EU cáo buộc Anh có kế hoạch lật lại các nội dung Thỏa thuận Brexit, vi phạm “thỏa thuận rút lui” một cách có chủ ý. Anh từ chối bảo đảm các điều kiện cạnh tranh công bằng trên thị trường và trong các vấn đề về khí hậu, môi trường, xã hội, tiêu chuẩn lao động, đồng thời thiếu cam kết về cách thức giải quyết tranh chấp, cũng như về hợp tác tư pháp, năng lượng và vận tải. EU chỉ trích, dự luật mới của Chính phủ Anh làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin giữa EU và Anh, yêu cầu Luân ôn rút lại dự luật, để tránh đối mặt cáo buộc pháp lý.
Video đang HOT
Vòng đàm phán mới nhất và có ý nghĩa cấp bách tiếp tục thất bại, khiến triển vọng về Brexit không thỏa thuận càng rõ rệt hơn. Không chỉ Anh dọa chấp thuận rời đi mà không có thỏa thuận, EU cũng tuyên bố khởi động chuẩn bị để sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra vào ngày 1-1-2021, thời điểm chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp Brexit của nước Anh.
Quãng thời gian gần một năm vốn đã quá ngắn để hai bên nhất trí được một thỏa thuận định hình mối quan hệ Anh – EU. Với vài tháng còn lại của năm 2020, sức ép còn lớn hơn. Dù vậy, dư luận vẫn hy vọng, hai bên duy trì thiện chí và dũng cảm nhượng bộ, để đạt một thỏa thuận, dù chỉ có tính chất tạm thời, để tránh những đổ vỡ do Brexit không thỏa thuận.
Dịch Covid-19: Thế giới vượt mốc 28 triệu ca nhiễm, tình hình "nóng" lên tại châu Âu
Tính đến 6h ngày 10-9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 28 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 906.893 trường hợp tử vong, hơn 20,08 triệu người đã hồi phục.
Nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca nhiễm mới tăng nhanh.
Liên hợp quốc cảnh báo sự gián đoạn các dịch vụ y tế do đại dịch đang đẩy thêm hàng triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới đối diện với các nguy cơ đe dọa tính mạng, đồng thời, đại dịch có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ.
Theo điều tra mới đây do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành tại 77 quốc gia, hoạt động khám, chữa bệnh và tiêm chủng cho trẻ em tại ít nhất 68% số quốc gia trong số đó đã bị gián đoạn do đại dịch.
Châu Âu
Nghị viện châu Âu đã phải đổi địa điểm họp do tình hình dịch diễn biến phức tạp tại Pháp. Dự kiến, phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu từ ngày 14 đến 17-9 sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ). Pháp đang đối mặt với sự bùng phát một đợt dịch Covid-19 mới, trong đó riêng 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 8.577 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 344.101 ca.
Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng vọt, Anh đã công bố quy định mới siết chặt giãn cách xã hội tại vùng England. Số người tụ tập tối đa được phép là 6 người, thay vì 30 người như trước đây. "Xứ sở sương mù" mới ghi nhận thêm 2.659 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 355.219 trường hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã công bố thêm các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca nhiễm trong ngày tăng nhanh. Các nhà hàng, quán cà phê cũng như tất cả các địa điểm giải trí và ăn uống sẽ ngừng hoạt động sau nửa đêm. Người dân bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các khu vực công cộng. Bộ Giáo dục nước này cũng điều chỉnh kế hoạch mở lại các trường học vào cuối tháng 9 này sau khi đóng cửa từ tháng 3 để phòng dịch.
Bộ Ngoại giao Đức khuyến nghị khách du lịch nên hạn chế tới một số địa điểm du lịch của châu Âu, trong đó có Prague (Cộng hòa Séc), Geneva (Thụy Sĩ), Dubrovnik (Croatia) và Corsica (Pháp) vì nguy cơ lây nhiễm cao tại các khu vực này.
Hà Lan ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ tháng 4. Trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 1.140 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 77.688.
Trong bối cảnh có số ca nhiễm mới thuộc nhóm tăng nhanh nhất châu Âu, Cộng hòa Séc bắt đầu thực hiện bắt buộc đeo khẩu trang trong các trung tâm thương mại, cửa hàng, bưu điện, nhà ga, sân bay và trên các phương tiện công cộng, trong khi các nhà hàng, quán bar... phải đóng cửa từ 0h đến 6h hằng ngày.
Châu Á
Ấn Độ ghi nhận thêm 95.529 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 4.462.965 trường hợp - cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Giới chuyên môn lo ngại số ca nhiễm mới tăng mạnh hơn khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới bắt đầu nối lại dịch vụ tàu điện ngầm, mở cửa một phần trường học, mở trở lại quán bar và hộp đêm.
Giới chức Hàn Quốc vẫn duy trì cảnh giác với các ổ dịch rải rác trên cả nước dù ngày 9-9 đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày dưới mức 200 ca. Quốc gia Đông Bắc Á này vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Với số ca nhiễm mới tăng chậm, Hong Kong (Trung Quốc) bày tỏ mong muốn thiết lập "bong bóng du lịch" với 11 nước gồm Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Australia và New Zealand, để phục hồi ngành hàng không, du lịch và khách sạn hiện đang gặp khó khăn.
Tại Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận thêm 3.307 ca nhiễm mới và 106 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại quốc gia này lên lần lượt là 203.342 ca và 8.336 ca. Chính quyền Jakarta, tâm dịch của Indonesia, thông báo sẽ tái áp dụng các biện pháp hạn chế trên diện rộng vì số ca nhiễm mới gia tăng đang gây áp lực với hệ thống y tế của vùng này.
Singapore sẽ phát miễn phí thiết bị truy vết có tên TT Token (TraceTogether Token) trên diện rộng, bắt đầu từ ngày 14-9, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 11.
Châu Mỹ
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt việc siết chặt kiểm tra đối với một số hành khách quốc tế nhằm phát hiện các ca mắc Covid-19 cũng như bỏ yêu cầu các chuyến bay phải tới 15 sân bay của Mỹ.
Thành phố New York sẽ chính thức cho phép quán ăn, nhà hàng được phục vụ khách trong nhà kể từ ngày 30-9, chấm dứt 6 tháng "cấm ăn trong nhà". Các quán ăn, nhà hàng được phục vụ thực khách trong nhà với điều kiện tuân thủ giãn cách xã hội triệt để, phục vụ khách ở mức 25% sức chứa của phòng, kiểm tra nhiệt độ khách ra vào tại cửa và mỗi nhóm khách vào ăn phải để lại một số điện thoại liên lạc trong trường hợp cần truy xuất thông tin.
Tại Canada, bang Ontario đông dân nhất nước đã quyết định tạm ngừng nới lỏng thêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng 4 tuần do số ca nhiễm mới tại đây đang có chiều hướng gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 "Sputnik-V" của Nga cho gần 15.000 ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới để họ có thể triển khai chiến dịch tranh cử một cách an toàn nhất.
EU có kế hoạch giảm 80% ngân sách cho y tế Với mục tiêu tập trung nguồn lực phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch giảm mạnh ngân sách cho ngành y tế dù khu vực này đối mặt với tình trạng thiếu dược phẩm lâu nay. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch...