Nguy cơ kháng kháng sinh từ chính thực phẩm ăn hàng ngày
Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, WHO cảnh báo nếu không quản lý tình trạng này thì đến năm 2050 sẽ không còn thuốc kháng sinh để chữa bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới đã nêu rõ nếu chúng ta không phòng chống việc kháng thuốc từ ngay hôm nay thì từ 10 – 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn kháng sinh nào có thể phù hợp để mà “nhạy” với các vi sinh vật gây bệnh nữa.
Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà không có thuốc điều trị đặc hiệu thì con đường bệnh nhân bị nhiễm khuẩn chỉ còn là đến… nghĩa trang.
Nguy cơ kháng kháng sinh từ chính thực phẩm ăn hàng ngày
Tuy nhiên thực tế thì nguy cơ kháng kháng sinh không chỉ dừng lại ở thói quen sử dụng thuốc của các gia đình mà nó tiềm ẩn từ chính thói quen của người chăn nuôi.
GS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết Việt Nam cũng đang được xếp vào các quốc gia có tình trạng kháng kháng sinh cao. Hiện nay, thói quen của người dân cứ có bệnh là ra nhà thuốc mua thuốc. Ước tính có 5 người đến bệnh viện khám thì đã có 3 người đã sử dụng 1, 2 đợt kháng sinh.
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Đại học Oxfod, Đại học Nông nghiệp 1 thì phát hiện ra 11 loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng cho người được sử dụng trong chăn nuôi, trong đó có cả loại kháng sinh lẽ ra cấm trong chăn nuôi thì nó lại được sử dụng để làm thức ăn cho cá, cho lợn, cho gia cầm.
Tồn dư kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm. Nó gây ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản phẩm như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh…
Không những thế, khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh như tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tại Việt Nam, tình trang dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn nhất là thức ăn gia súc, gia cầm rất phổ biến.
GS Kính nhấn mạnh nếu không kiểm soát tốt kháng sinh trong chăn nuôi thì nguy cơ hiện hữu kháng kháng sinh ngay chính trên mâm cơm của mỗi gia đình.
Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sử dụng nhiều giám sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, xem mức độ sử dụng, tình trạng kháng thuốc, xem việc sử dụng kháng sinh thế nào để khuyến cáo mọi người chăn nuôi cần điều chỉnh kháng sinh trong chăn nuôi.
Đặc biệt, khuyến cáo cơ sở thu mua thủy sản cần lấy mẫu kiểm tra xem có tồn dư kháng sinh không đặc biệt là kháng sinh nguy hiểm để xem còn hàm lượng kháng sinh không.
Trong chăn nuôi, ông Long cho rằng sẽ lên quy trình giám sát kháng sinh trong chăn nuôi và nhập khẩu thức ăn về Việt Nam. Kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thực phẩm xem mức độ an toàn như thế nào.
Video đang HOT
Mấy năm vừa qua, về nhận thức, góc độ quản lý thì các sản phẩm chăn nuôi và thủy giản để giảm tình trạng tồn dư kháng sinh đã có nhiều thay đổi. Các đơn vị của ngành y tế và nông nghiệp đã và đang hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các quỹ tài trợ khác để triển khai đánh giá tình trạng kháng kháng sinh.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, chúng khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên gồm các bệnh lý như: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa...
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan tới: viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ nhỏ là một bệnh phổ biến (Ảnh: theo boldsky).
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Cũng theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất.
Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.
Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,...
Các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi.
Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh. Hai loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus thường lây lan nếu bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật như đồ chơi hoặc túi xách.
Nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus.
Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?
Chăm sóc thân nhiệt:
Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Cho trẻ bú tăng cường hoặc uống nhiều nước.
Chăm sóc đường thở:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông hoặc hút mũi - miệng, nhỏ nước muối sinh lý 0,9%.
Không cần can thiệp nếu trẻ ho ít, vì ho là phản xạ giúp tống chất tiết ra ngoài. Trường hợp trẻ ho quá nhiều gây nôn trớ và mất ngủ có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, dịu bớt cơn ho.
Chăm sóc vệ sinh:
Để hạn chế nguồn lây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến khám cơ sở y tế gần nhất khi: Trẻ có các dấu hiệu nặng, sốt cao 38,50C hoặc sốt kéo dài>3 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng:
Trẻ nhỏ cần cho bú mẹ theo nhu cầu. Trẻ lớn cho ăn đủ chất, thức ăn lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhằm duy trì sức đề kháng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt
Một số biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
- Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Với những trẻ có sức đề kháng yếu, có tiền sử dị ứng thời tiết cha mẹ nên cẩn thận hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc.
- Cách ly trẻ với người bị mắc bệnh hô hấp.
- Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Tình trạng kháng kháng sinh có thể cản trở quá trình hóa trị cho bệnh nhân ung thư Kháng kháng sinh là một mối quan tâm lớn vì nó gây cản trở quá trình điều trị bệnh, tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân, đặc biệt là đối với các bệnh nhân ung thư. Các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh có thể khiến hóa trị không hiệu quả trong vòng thập kỷ tới, các chuyên gia đã cảnh báo....