Nguy cơ giao tranh bùng phát tại Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành chiến dịch an ninh quy mô lớn và liên tục dội bom các căn cứ của người Kurd lẫn tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra an ninh tại Diyarbakir, tỉnh có nhiều người Kurd sinh sống ở đông nam nước này – Ảnh: AFP
Để đáp trả nhiều vụ bị tấn công liên tiếp, từ cuối tuần qua, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lẫn đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại Iraq và Syria. Kênh France 24 dẫn thông cáo của PKK cho biết 7 địa điểm của đảng này bao gồm các khu doanh trại, kho dự trữ vũ khí ở dãy núi Kandil, cực bắc Iraq liên tục hứng bom đạn. PKK tuyên bố trong thông cáo: “Lệnh ngừng bắn năm 2013 đã bị phá vỡ. Chúng tôi có quyền phòng vệ khi bị đe dọa”.
Lệnh ngừng bắn được áp dụng vào năm 2013 là kết quả của quá trình hòa đàm kéo dài nhiều tháng nhằm chấm dứt xung đột từ năm 1984 giữa lực lượng PKK với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ làm khoảng 40.000 người chết. Giới quan sát lo ngại giao tranh có thể bùng phát khi lệnh ngừng bắn trở nên vô hiệu và các bên liên quan đều đang tỏ thái độ rất cứng rắn. Trước đó, PKK đã nhận trách nhiệm vụ tấn công ngày 22.7 làm 2 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại thành phố Ceylanpinar, sát biên giới với Syria.
Video đang HOT
Ngoài không kích, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch rầm rộ truy quét các thành viên của IS và PKK trên toàn quốc. Tính đến nay, ít nhất 590 người đã bị bắt. Nước này cũng tăng cường kiểm soát các hoạt động phản đối chính phủ. Nhiều vụ đụng độ đã diễn ra khi cảnh sát giải tán các nhóm biểu tình ở Ankara, Istanbul và nhiều thành phố lớn khác trong hôm qua.
Tình hình càng thêm phức tạp vì đến nay lực lượng người Kurd đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống IS do liên quân quốc tế tiến hành ở Iraq và Syria.
Ngày 26.7, ông Brett McGurk, một trong các đặc phái viên Mỹ trong liên quân chống IS, lên tiếng kêu gọi các bên “xuống thang”. Theo ông, các đợt không kích PKK của Thổ Nhĩ Kỳ không liên quan đến các thỏa thuận giữa nước này với Mỹ về chống IS. Cùng ngày, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Marzieh Afkham nói Thổ Nhĩ Kỳ cần tôn trọng chủ quyền của Syria khi mở chiến dịch không kích chống IS.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Bom chùm được sử dụng tràn lan ở Syria
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan Domingo de Mistura hôm nay bày tỏ lo ngại về thực trạng dùng bom chùm ở trong giao tranh ở Syria.
Ở thành phố Zabadani, một lượng lớn bom thùng, súng cối hạng nặng đang được sử dụng bừa bãi trong các đợt giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy.
Một lượng lớn bom thùng, súng cối được sử dụng tràn lan ở thành phố Zabadani. (ảnh: BBC)
Đặc phái viên Mistura kêu gọi tất cả các bên xung đột duy trì nguyên tắc bảo vệ dân thường, đồng thời hối thúc chính phủ Syria ngăn chặn việc sử dụng các loại vũ khí bừa bãi tại các thành phố nước này.
Người phát ngôn của Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Vanina Maestracci nói:"Trong tuyên bố của mình, đặc phái viên Mistura đã trích dẫn những nguồn tin địa phương đáng tin cậy cho thấy, một lượng lớn bom chùm đang được thả xuống các khu dân cư ở thành phố Zabadani, phía Bắc thủ đô Damascus. Trong khi đó, có các bằng chứng cho thấy nhóm Army Conquets đã trả đũa lực lượng chính phủ bằng việc bắn rốc két và súng cối hạng nặng liên tiếp tại các ngôi làng gần Ilid, Alphua và Kefraya, nơi một lượng lớn dân thường đang bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh".
Đặc phái viên Mistura đang có một loạt chuyến công du tham vấn các nước trong khu vực nhằm tìm cách chấm dứt tình trạng bạo lực ngày một leo thang ở Syria. Hôm qua, tại cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Iran Amir-Abdollahian ở Tehran, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố, Tehran tiếp tục ủng hộ cải cách ở Syria song phản đối bất kỳ "ý tưởng" nào gây phức tạp thêm tình hình tại nước này. Và rằng, bất cứ sự thay đổi nào đều phải được tiến hành bởi người dân Syria. Đặc phái viên Mistura một lần nữa nhấn mạnh sẽ là vô ích và phản tác dụng nếu các bên chọn giải quyết khủng hoảng Syria bằng giải pháp quân sự.
Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng lên tiếng báo động về tình hình nhân đạo tiếp tục xấu đi tại nhiều vùng dân cư, đặc biệt ở thành phố Aleppo. Nguồn cung cấp nước bị cắt từ một tháng qua, ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người dân và làm bùng phát các căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.
Trong khi đó, các nhân viên cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc không thể tiếp cận được do các cuộc giao tranh diễn ra ác liệt. Kể từ khi bùng phát năm 2011, đến nay xung đột ở Syria đã làm hơn 230.000 người thiệt mạng, đẩy 12 triệu người vào cảnh bần cùng và cần được cứu trợ khẩn cấp./.
Mai Liên
Theo_VOV
IS bắn cháy tàu hải quân Ai Cập Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm nay 16.7 đã bắn cháy một tàu hải quân của Ai Cập ở ngoài khơi Địa Trung Hải sau một trận giao tranh giữa 2 bên. Tàu hải quân Ai Cập bị bắn cháy nhìn từ bờ biển của Ai Cập - Ảnh: Reuters Trang tin Ahram Online của Ai Cập cho biết...