Nguy cơ giảm phát đeo bám Trung Quốc
Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) của Trung Quốc tăng chậm, trong khi chỉ số giá nhà sản xuất ( PPI) của nước này tiếp tục giảm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang bị nguy cơ giảm phát đeo bám.
Một chợ thực phẩm ở Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng giảm phát cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang giảm tốc.
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 14/10, CPI của Trung Quốc tăng 1,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 2% trong tháng 8 và mức dự báo tăng 1,8% của giới phân tích.
PPI của Trung Quốc giảm 5,9% trong tháng 9, đánh dấu tháng giảm thứ 43 liên tiếp, chuỗi tháng giảm dài nhất từ trước đến nay.
Với mức lạm phát tiêu dùng cách xa mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho cả năm, Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại sau khi đã hạ lãi suất 5 lần kể từ tháng 11 năm ngoái.
“Rõ ràng áp lực giá cả đang nghiêng về mặt giảm phát”, chuyên gia kinh tế trưởng Xu Gao của công ty chứng khoán Everbright Securities ở Bắc Kinh nhận xét. “Với giá tiêu dùng tăng yếu, PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng tín dụng”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Xu, nguyên nhân chính khiến CPI của Trung Quốc tăng yếu là giá thịt lợn và giá rau giảm.
Trong tháng 9, lạm phát giá thực phẩm của Trung Quốc là 2,7%, so với mức 3,7% trong tháng 8. Giá của các nhóm hàng ngoài thực phẩm tăng 1%. Giá hàng hóa tiêu dùng tăng 1,4%, còn giá dịch vụ tăng 2,1%.
Thời gian này, nhu cầu yếu đang gây sức ép giảm giá trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu công bố hôm qua, trong tháng 9, lạm phát của Anh đã rơi xuống ngưỡng âm lần thứ hai kể từ năm 1960.
Tại Mỹ, trong suốt 3 năm qua, lạm phát chưa khi nào vượt quá mục tiêu 2% mà Cục Dự trữ Liên bang nước này ( FED) đề ra.
Giá cả đầu vào của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm 6,8% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự đi xuống của giá hàng hóa cơ bản. Chỉ số giá nhà sản xuất của nhóm khai mỏ giảm 21,2%, của nhóm nguyên vật liệu thô giảm 11,4%.
Theo VnEconomy
Kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào 'vết xe đổ' Nhật Bản năm 1990?
Ngay sau khi Cơ quan thống kê Trung Quốc đưa ra bảng báo cáo tăng trưởng GDP quý 2 của nước này là 7%, sản lượng công nghiệp là 6,8%, chỉ số bán lẻ đạt mức 10,6% thì thị trường chứng khoán Trung Quốc, vốn liên tục đi xuống trong nhiều ngày qua, cũng không thể khởi sắc hơn.
Sau thời gian tăng trưởng nóng, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu đi xuống - Ảnh: AFP
Chỉ số thị trường chứng khoán Thượng Hải Shanghai Composite tiếp tục mất khoảng 1,7% xuống còn 3.742 điểm. Tính trong 3 ngày qua, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mất 6,6%. So với mức cao nhất cách đây 1 năm, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã mất 24%.
Điều đáng quan tâm là những con số báo cáo tích cực trên đã không thể làm nhà đầu tư yên tâm trong khi các nhà phân tích thì đặt dấu hỏi khi mà dữ liệu báo cáo đều vượt qua những con số dự đoán trước đó. Cụ thể, chỉ số GDP dự đoán tăng 6,9%, sản lượng công nghiệp là 6% và chỉ số bán lẻ là 10,2% trong khi theo báo cáo GDP tăng 7%, sản lượng công nghiệp tăng 6,8% và chỉ số bán lẻ là 10,6.
"Chỉ số báo cáo vượt hơn hẳn sự mong đợi chắc chắn sẽ gợi lên câu hỏi về tính xác thực của nó. Con số tăng trưởng thực gần như chắc chắn thấp hơn 1 hoặc 2 điểm phần trăm so với con số báo cáo", Julian Evans-Pritchard nhà kinh tế học của Capital Economics nhận xét. Đồng quan điểm này, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Louis Kuijs của thị trường chứng khoán London (Anh), cho biết: "Chúng tôi luôn luôn phải vật lộn với những dữ liệu báo cáo chính thức của Trung Quốc".
Theo nghiên cứu của 2 tổ chức Oxford Economics Ltd. và HSBC Holdings Plc, ngay cả khi kinh tế Trung Quốc cho thấy dấu hiệu hồi phục rõ ràng thì vẫn còn lý do để lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng giá tiêu dùng giảm và tăng trưởng trì trệ như Nhật Bản đã từng gặp phải vào năm 1990.
Mặc dù báo cáo nghiên cứu của 2 tổ chức hoàn toàn độc lập và có những kết luận khác nhau nhưng cả 2 báo cáo đều cho thấy điểm tương đồng giữa 2 nền kinh tế cần phải thận trong. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong suốt thập niên 1980 cho đến khi "bong bóng" thị trường bất động sản và chứng khoán vỡ tung vào năm 1990. Tương tự, kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh trong suốt thập niên qua đã làm cho giá bất động sản tăng vọt đồng thời biến thị trường chứng khoán nước này thành thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Theo phân tích của Oxford Economics, các nhà dự báo đã chậm trễ trong việc nhận ra khả năng tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản sẽ lao dốc như thế nào sau khi bong bóng thị trường bùng nổ cũng như tác hại của nó sẽ kéo dài bao lâu. Các nhà dự báo đã quá lạc quan vào sự tăng trưởng kinh tế đồng thời lại bỏ qua yếu tố lão hóa dân số. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Trung Quốc vào lúc này. Trong khi các dự báo trung hạn hầu hết đều đã được hạ xuống trong những năm gần đây nhưng các nhà dự báo vẫn lạc quan cho dù đã có những lo ngại về kết quả thống kê dân số.
Nhà kinh tế học Adam Slater cho rằng đây có thể được xem là lời cảnh báo cho các nhà quan sát Trung Quốc và nhà đầu tư, đặc biệt một số dấu hiệu đáng lo ngại đang xảy ra như đầu tư quá mức, nợ khu vực tư nhân cao, bong bóng thị trường tài sản...
So với Nhật Bản, nền kinh tế tăng trưởng trung bình 5%/năm từ năm 1985 - 1990, chiếm 8% nhập khẩu thế giới, 12% GDP toàn cầu, 57% GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kinh tế Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu thế giới, 11,5% GDP toàn cầu và 38% GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy có những khác biệt về thời điểm và thể chế chính trị giữa 2 nền kinh tế nhưng theo đánh giá từ báo cáo của HSBC Holdings Plc, Trung Quốc có thể rút kinh nghiệm từ những gì đã diễn ra ở Nhật Bản nhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để tránh rơi vào tình trạng giảm phát, như đã từng xảy ra ở Nhật Bản, do nhu cầu trên toàn thế giới không còn tăng trưởng mạnh như trước thời điểm năm 2008, năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Uyên Lê
Tổng hợp
Putin đang cho EU nếm 'trái đắng' Châu Âu đang trải qua nỗi lo giảm phát và khung cảnh u tối của các hướng giải quyết. Điều này làm người ta nhớ tới thứ "vũ khí bí mật" mà Tổng thống Putin tự tin trong ngày họp báo cuối năm. Giá cả ở châu Âu sụt giảm tạo sự lo lắng - Ảnh: Reuters Châu Âu đang trải qua nỗi...