Nguy cơ gãy xương gia tăng ở người mắc bệnh chàm
Kinda E. Lowe – nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn (Anh) cùng các cộng sự đã công bố báo cáo về sự gia tăng rõ ràng nguy cơ gãy xương ở những người trưởng thành bị viêm da cơ địa (chàm).
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu nghiên cứu hồ sơ sức khỏe điện tử của khoảng 526.808 bệnh nhân người lớn (18 tuổi) mắc bệnh chàm. Kết quả những người bị chàm có nguy cơ gãy xương cổ tay cao hơn 7%; gãy xương hông tăng 10%; gãy xương chậu tăng 10% và gãy cột sống tăng 18% so với những người không mắc bệnh này.
Theo các tác giả, các steroid tại chỗ điều trị bệnh chàm có thể được hấp thụ một cách có hệ thống và do đó có thể góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận nguy cơ gãy xương tăng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm và tăng ở những bệnh nhân dùng thuốc điều hòa miễn dịch toàn thân (azathioprine, cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil). Nguy cơ gãy xương cũng gia tăng ở những người đã trải qua liệu pháp quang học hoặc đã được chăm sóc đặc biệt từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả khuyến cáo, bệnh viêm da cơ địa hay chàm thể tạng nên được thêm vào các yếu tố cần xem xét trong dự đoán gãy xương. Việc hướng dẫn sàng lọc mật độ xương có thể được mở rộng bao gồm cả những người bị viêm da cơ địa nặng để ngăn ngừa gãy xương, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến gãy xương, đặc biệt đối với phụ nữ, người già, người có dùng steroid hay thuốc điều hòa miễn dịch để điều trị bệnh chàm.
BS. Lê Đức Thọ
The Journal of Allergy and Clincal Immunology/suckhoedoisong
Dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu protein
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng, tạo thành phần chính của tất cả các tế bào và cung cấp các axit amin thiết yếu giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Sự thiếu hụt protein thường ít xảy ra, tuy nhiên, những người chán ăn, những người bị suy dinh dưỡng, hay ăn chay có thể gặp những vấn đề về protein.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Thêm vào đó, hầu hết các protein có nguồn gốc từ thực vật không phải là protein hoàn chỉnh. Nghĩa là chúng thiếu ít nhất một trong chín axit amin thiết yếu có thể tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, hải sản và trứng.
Cả nam và nữ đều được khuyến nghị nên ăn khoảng 8g protein/1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, nhưng nếu bạn đang tập luyện thể dục thường xuyên hay duy trì cơ bắp khi cắt giảm calo thì bạn có thể nạp nhiều protein hơn.
Bạn cần ăn protein đúng lúc, cơ thể hạnh phúc nhất khi nhận được protein cứ sau 4-5 giờ một lần.
5 dấu hiệu dưới đây cho thấy cơ thể không nhận đủ lượng protein đáng lẽ cần được nạp, hãy lưu ý để có chế độ bổ sung kịp thời:
Dễ bị gãy xương
Bạn có biết, xương cần cả protein chứ không đơn thuần là canxi lành mạnh để phát triển. Kết luận từ đánh giá nghiên cứu năm 2018 từ một số cơ sở loãng xương hàng đầu thế giới, cho thấy ăn chế độ ăn giàu protein có thể giúp bảo vệ xương chắc khỏe.
Ảnh: Internet.
Khi không nạp đủ protein để cung cấp năng lượng cho các cơ quan và não, cơ thể sẽ "mượn" từ các khu vực khác, bao gồm các kho dự trữ trong mô cơ xương. Không có sự hỗ trợ của các mô cơ xương mạnh, xương sẽ dễ bị tổn thương như nứt và gãy.
Tóc và móng dễ gãy
Ảnh: Internet.
Bởi vì protein là một phần thiết yếu của tóc và móng tay, nên bạn có thể cảm thấy móng tay của mình mềm hơn và tóc trở nên giòn hơn theo thời gian. Tóc có thể mất đi độ sáng và có thể không còn dày như trước, cũng như bắt đầu bị chẻ ngọn.
Cân nặng giảm, mất dần cơ bắp
Thông thường, nếu cơ thể một người không nhận đủ lượng protein, họ sẽ mất dần cơ bắp, cơ thể sẽ thay đổi dần theo hướng bất lợi.
Cơ thể yếu đi
Những người không ăn đủ chất đạm dần dần có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải hơn bình thường. Chắc chắn, khối lượng cơ bắp ít hơn có thể là một nguyên nhân.
Bạn nên biết thêm rằng, protein là một thành phần của hemoglobin, có trong các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể; nếu mức oxy quá thấp có thể gây ra yếu hoặc khó thở.
Dễ mắc bệnh
Protein là một trong những yếu tố tạo nên kháng thể, được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Nếu bạn không nạp đủ protein, bạn sẽ có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương và dễ bị bệnh thường xuyên hơn những người khác.
Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống đảm bảo tối thiểu lượng protein cung cấp cho cơ thể. Cụ thể, bạn nên có một bữa sáng giàu protein để có một ngày hoạt động hiệu quả.
Để có một chế độ ăn khỏe mạnh giàu dinh dưỡng, bạn nên cân bằng lượng protein thực vật và động vật.
Ảnh: Internet.
Nguồn protein từ động vật như các loại thịt (thịt lợn, thịt bò, thịt gà), hải sản (các loại cá, tôm, cua), trứng, sữa...
Nguồn protein từ thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành...), hạt vừng, hạt hướng dương, hạt qui noa, các loại rau xanh.
Theo Thanh Huyền/sgtiepthi.vn
Ung thư, gãy xương sẽ đến nhanh hơn nếu cứ duy trì uống 8 loại trà này, chị em có mê cỡ nào cũng nên bỏ Tuy trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu uống phải 8 loại trà này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có cả ung thư lẫn gãy xương rất sớm. Chúng ta đã biết rõ từ lâu rằng, trà xanh chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ như tính chất...