Nguy cơ đụng độ Nga, Mỹ ở Raqqa sau khi IS bị quét sạch
Nga cáo buộc Mỹ đang cố quét sạch Raqqa khỏi Trái đất bằng chiến dịch ném bom hủy diệt thành phố này không khác những gì từng xảy ra ở Dresden, nước Đức cuối Chiến tranh thế giới thứ 2.
Raqqa, Syria tan hoang vì mưa bom bão đạn
Theo Daily Star, phần lớn thành phố Đức đã gần như bị hủy diệt trong chiến dịch ném bom vào năm 1945 của quân đồng minh vào cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc tấn công đã gây ra cái chết của khoảng 25.000 người và nhấn chìm thành phố trong biển lửa.
Hơn 1.200 máy bay của Anh – Mỹ đã thả khoảng 4.000 tấn bom có sức công phá mạnh và bom gây cháy xuống Dresden. Chiến dịch gây tranh cãi bởi thực tế khi đó, Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ở giai đoạn cuối.
Người ta vẫn đặt câu hỏi việc phá hủy thành phố như vậy có cần thiết hay không hay hành động đó có nên bị liệt vào tội ác chiến tranh. Theo lời của người sống sót, lửa bùng lên dữ dội khi bom dội xuống thành phố cách đây 70 năm và biến khu dân cư thành “địa ngục trần gian”.
Thành phố Dresden gần như bị hủy diệt hoàn toàn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2.
Nga cáo buộc, Raqqa hiện tại cũng bị Mỹ hủy diệt như Dresden. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ và phương Tây đang đổ xô tìm cứu viện tài chính cho Raqqa để che dấu bằng chứng về những gì họ đã làm.
Video đang HOT
Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố, khoảng 200.000 người đã sống ở Raqqa trước cuộc xung đột ở Syria nhưng hiện dân số chỉ còn không quá 45.000 người.
“Raqqa đã phải chịu số phận của Dresden vào năm 1945 bằng những cuộc bắn phá hủy hiệt mặt đất của Mỹ và Anh. Đằng sau việc phương Tây vội vã tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính cho Raqqa là gì? Chỉ có một lời giải thích, đó là họ mong muốn che giấu bằng chứng về những cuộc oanh tạc khủng khiếp đã chôn vùi hàng nghìn dân thường càng sớm càng tốt”, Thiếu tướng Nga nhấn mạnh.
Khủng bố IS đã bị quét sạch khỏi Raqqa nhưng thành phố này chỉ còn lại là một đống đổ nát.
Các lực lượng an ninh do Mỹ hậu thuẫn đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố IS tại Raqqa tuần trước. Họ đã treo được cờ lên những vị trí cuối cùng mà các tay súng IS chiếm giữ sau cuộc chiến ác liệt kéo dài 4 tháng.
Liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo từng tuyên bố rằng, họ rất cẩn trọng để tránh thương vong dành cho dân thường trong các chiến dịch không kích ở cả Syria và Iraq, đồng thời tuyên bố sẽ điều tra bất cứ cáo buộc nào.
Trước đây, liên quân đã phủ nhận cáo buộc giết nhầm thường dân trong các cuộc không kích vào Raqqa và nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là “không có thương vong dân sự”.
Đây là bất đồng mới nhất trong một chuỗi các bất đồng gay gắt giữa Nga và Mỹ, dấy lên quan ngại xung đột giữa 2 nước bùng nổ.
Đầu năm nay, ông Dimitri K. Simes, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Lợi ích Quốc gia tại Washington cảnh báo mối quan hệ “nguy hiểm” giữa Nga và Mỹ có thể có một kết cục thảm khốc.
“Nhiều người đã bác bỏ nguy cơ này, lập luận rằng cả Mỹ lẫn Nga đều không muốn tự sát và sẽ kiềm chế. Tuy nhiên, giả định tương tự cũng đã được đưa ra tại thời khắc cuối cùng dẫn đến Thế chiến thứ nhất bùng nổ”, ông Dimitri viết.
Theo Danviet
Mỹ: Tiêu diệt toàn bộ các tay súng IS ngoại quốc ở Syria
Các tay súng nước ngoài trong hàng ngũ khủng bố IS chắc chắn sẽ phải đối mặt với cái chết bởi lực lượng thân Mỹ được lệnh không bắt chúng làm tù binh, một cố vấn Mỹ cho biết.
Cái chết là kết cục cuối cùng đối với những tay súng IS ngoại quốc ở Syria.
Theo Daily Mail, Brett McGurk, đặc phái viên hàng đầu trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu nói điều quan trọng là phải tiêu diệt toàn bộ các tay súng IS ngoại quốc, để chúng không trở về gây tội ác tại quê nhà.
Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh các tay súng IS bỏ trốn, tìm nơi ẩn náu mới sau khi thủ phủ tự xưng Raqqa sụp đổ.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo đảm mọi tay súng ngoại quốc, những kẻ gia nhập hàng ngũ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và xâm nhập Syria, sẽ chết tại Syria", ông McGurk nói với AP. "Nếu chúng xuất hiện ở Raqqa, chúng sẽ bị tiêu diệt ở Raqqa".
Ước tính vẫn còn 300 tay súng khủng bố cố thủ tại nhiều địa điểm ở Raqqa, bao gồm trường học, bệnh viện, sân vận động, bất chấp việc các nhóm nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn tuyên bố đã giải phóng thành phố này hôm 20.10.
Như vậy, các lực lượng chống IS tại Syria đã nhận chỉ thị ngầm tiêu diệt mọi phiến quân nước ngoài mà họ bắt gặp trên chiến trường. Liên quân đã tiến hành 75 cuộc không kích chỉ trong vòng 48 giờ, trong khi IS tiếp tục sử dụng xe bom để chặn đà tiến quân của đối phương.
Mỹ đã cung cấp cho phe nổi dậy người Kurd danh tính tay súng IS nước ngoài.
Các chính phủ nước ngoài hầu như không lên tiếng về số phận công dân nước họ gia nhập IS ở Syria và Iraq. Tại Pháp, Bộ Trưởng Quốc phòng Florence Parly là một trong số ít lên tiếng công khai.
"Nếu những kẻ khủng bố Pháp bị xóa sổ ở Syria, tôi cho rằng đây là điều đúng đắn nhất", bà Parly nói.
Liên quân chống IS đã cung cấp tên, ảnh những tay súng IS ngoại quốc cho các chiến binh người Kurd. Họ có nhiệm vụ kiểm tra những người chết trên chiến trường để xác minh danh tính.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) khẳng định những tay súng IS ngoại quốc tử thủ tại Raqqa sẽ bị tiêu diệt. Một thành viên cấp cao của SDF cho biết họ từng tìm cách trao trả một số tù binh nước ngoài về quê nhà, nhưng các quốc gia đều không muốn tiếp nhận.
Theo Danviet
Thủ lĩnh tối cao khủng bố IS thực sự đang trốn ở đâu? Lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn hồi tuần này đã đánh bật khủng bố IS khỏi sào huyệt Raqqa ở Syria, nhưng tung tích thủ lĩnh tối cao Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm này thì vẫn còn là bí ẩn. Thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi. Theo CNN, thủ lĩnh tối cao của IS bằng cách nào đó đã...