Nguy cơ dịch lây lan từ người nhập cảnh trái phép
Sáng 19/5, Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Từ 24/4 đến nay Việt Nam đã có 52 ca bệnh là người nhập cảnh.
Trước lo ngại về việc quá tải số bệnh nhân “nhập khẩu” từ nước ngoài, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, ngành y tế vẫn đủ năng lực ứng phó.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 11.326.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cho biết, từ đầu dịch đến nay, Việt Nam kiên định nguyên tắc phòng dịch là: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để. “Chúng ta đã thực hiện những nguyên tắc này một cách triệt để, triển khai sớm, quyết liệt. Nhờ đó, dịch bệnh được kiểm sát tốt, số ca nhiễm ít, tạo điều kiện tích cực để tập trung điều trị cho bệnh nhân, chưa có ca tử vong. Nếu tiếp tục làm tốt sẽ không bị làn sóng thứ 2, nếu có ca bệnh mới thì chỉ là ổ dịch nhỏ, có thể khống chế được”.
Video đang HOT
Việt Nam vẫn thực hiện chiến lược xuyên suốt từ đầu dịch cho đến nay là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch triệt để. Sau hơn 4 tháng, các hệ thống từ y tế, quốc phòng, quân đội… kể cả người dân đều đã có kinh nghiệm từ cách phòng tránh cho đến chấp hành các quy tắc chống dịch.
Do vậy, dịch bệnh được kiểm soát tốt, số ca nhiễm ít, chưa có người tử vong. Tuy nhiên ông Phu nhấn mạnh, tuyệt đối không chủ quan, phải phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch ngay, không để “đốm lửa nhỏ bùng phát thành đám cháy lớn”.
Hiện nay, nhiều ổ dịch tại các nước lân cận chưa được công bố. Trong khi tại các khu vực biên giới, người dân qua lại giữa hai quốc gia bằng đường mòn rất nhiều. “Do đó, chúng ta phải lường trước những trường hợp này. Tất cả những người nhập cảnh, cách ly, đều xét nghiệm ít nhất 2 lần, khi về nhà thì vẫn phải theo dõi sức khỏe.
Hiện tại, khó có thể nói Việt Nam không còn nguy cơ có ca mắc trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể nói nguy cơ thấp. Điều đó có nghĩa vẫn luôn có nguy cơ. Đặc biệt, khi bắt đầu với cuộc sống “bình thường mới”, tất cả các lĩnh vực phải có quy trình dịch tễ phù hợp để phòng, chống dịch COVID-19″, ông Phu nói.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19, mặc dù đã sang ngày thứ 33 Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn.
Bởi lẽ chỉ một người nhập cảnh trái phép không được lực lượng canh gác biên giới và người dân phát hiện, nếu họ nhiễm virus thì đây chính là khởi điểm lây lan cho những người trong gia đình, làng xóm, từ đó lan rộng ra cộng đồng.
Tiềm ẩn nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng qua đường mòn, lối mở
Sáng ngày 18/5, Bộ Y tế cho biết, sang ngày thứ 32 không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19, mặc dù trong 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn nên người dân không được chủ quan.
Tại Hà Nội, Hệ thống Zema Việt Nam đã công bố quy trình dịch tễ phòng COVID-19 do PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tư vấn xây dựng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Ông Phu cho biết, những ca nhập cảnh về nước không thể lây lan ra cộng đồng. Hiện, năng lực cách ly, xét nghiệm, phát hiện ca bệnh của Việt Nam vẫn bảo đảm. Ngành Y tế vẫn đang áp dụng phương châm "4 tại chỗ" vì thế những ca bệnh nhẹ được điều trị tại tuyến dưới, chỉ những ca nặng mới chuyển tuyến trên.
"Dịch có thể kéo dài một đến hai năm nữa. Nhiều chuyên gia cho rằng, COVID-19 không thể chấm dứt hẳn như dịch SARS được, nó dai dẳng như như cúm hay HIV. Người mắc SARS thường là các ca bệnh nặng, vào bệnh viện cách ly và điều trị ngay, nhưng nhiều ca bệnh COVID-19 không có triệu chứng, nên khó phát hiện, dễ lây lan cộng đồng. Như ca bệnh ở Tây Ninh vượt biên trái phép vừa được phát hiện, cũng không có triệu chứng. May mà hệ thống quốc phòng an ninh đã vào cuộc mạnh mẽ, phát hiện được ngay, cách ly được 17 người tiếp xúc gần với người này", ông Phu nói.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đã hơn 1 tháng Việt Nam không có ca mắc mới COVID -19 nào ngoài cộng đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng tuyệt đối không thể chủ quan để dịch bùng phát lần 2. Đặc biệt, khi bắt đầu với cuộc sống "bình thường mới", tất cả các lĩnh vực phải có quy trình dịch tễ phù hợp để phòng, chống dịch COVID-19.
Nếu để lây nhiễm, số ca bệnh sẽ lớn, gây quá tải, không thể điều trị, hệ thống y tế có thể vỡ trận. "Tuy nhiên với cách chống dịch như hiện nay, tôi tin Việt Nam sẽ không có kịch bản này xảy ra", ông Phu nhận định.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19, mặc dù trong 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn.
Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới.
Hiện Việt Nam có tổng cộng 180 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.962.
Ngày thứ 24 liên tiếp Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, tính từ 6 giờ ngày 16/4 đến 6 giờ ngày 10/5, tức đã 24 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Phương án phân luồng học sinh trong giờ đến và ra về được chuẩn bị kỹ lưỡng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống...