Nguy cơ đe dọa an ninh mạng trong các ứng dụng họp trực tuyến
Các chuyên gia Kaspersky đã nghiên cứu về mức độ bảo mật của những ứng dụng hội họp trực tuyến để đảm bảo an toàn an ninh mạng, trong giai đoạn nhiều quốc gia đang tiến hành cách ly xã hội.
Kết quả phân tích phát hiện khoảng 1.300 tệp có tên tương tự những ứng dụng hội họp phổ biến như Zoom, Webex và Slack. Các ứng dụng họp trực tuyến mang đến phương thức để mọi người dễ dàng kết nối thông qua video, âm thanh hoặc văn bản khi không thể gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, tin tặc cũng sẽ không bỏ qua cơ hội này để phát tán các mối đe dọa an ninh mạng dưới vỏ bọc của những ứng dụng phổ biến.
Trong số 1.300 tệp tin, có 200 mối đe dọa đã được phát hiện. Phổ biến nhất là hai họ phần mềm quảng cáo DealPly và DownloadSponsor.
Tỷ lệ tệp được phát tán dưới vỏ bọc các phần mềm họp trực tuyến phổ biến
Video đang HOT
Cả hai họ phần mềm đều là trình cài đặt hiển thị quảng cáo hoặc tải xuống các mô-đun phần mềm quảng cáo. Đây là những phần mềm thường xuất hiện trên thiết bị của người dùng khi chúng được tải xuống từ những nguồn không chính thức.
Mặc dù phần mềm quảng cáo không phải là một loại phần mềm độc hại, nhưng vẫn có thể gây rủi ro riêng tư. Hiện tại các sản phẩm của Kaspersky đã phát hiện và chặn thành công DealPly và DownloadSponsor.
Ngoài phần mềm quảng cáo, các chuyên gia của Kaspersky đã tìm thấy các mối đe dọa được ngụy trang dưới dạng tập tin .lnk. Trên thực tế, phần lớn mã độc được phát hiện có tên Exploit.Win32.CVE-2010-2568 – một mã độc khá cũ nhưng vẫn phổ biến rộng rãi, cho phép tin tặc lây nhiễm thêm lên một số máy tính.
Ứng dụng hội họp giữ vị trí “thống lĩnh” mà tội phạm mạng sử dụng nhiều nhất để phát tán các mối đe dọa an ninh mạng là Skype. Các chuyên gia của Kaspersky đã tìm thấy 120.000 tệp đáng ngờ sử dụng tên của ứng dụng này. Hơn nữa, không giống như những ứng dụng khác, tên của ứng dụng này được sử dụng để phát tán không chỉ phần mềm quảng cáo, mà còn nhiều phần mềm độc hại khác nhau – đặc biệt là Trojan.
Thành Luân
Thượng viện Mỹ nói 'không' với ứng dụng Zoom
Theo Financial Times, đây không phải là lệnh cấm chính thức, nhưng các thượng nghị sĩ Mỹ đã được khuyến cáo nên dùng ứng dụng hội thảo trực tuyến khác.
Ứng dụng Zoom đang gặp nhiều tranh cãi về bảo mật
Lo ngại trước những vấn đề bảo mật với ứng dụng Zoom gần đây, thượng viện Mỹ đã đề nghị các thành viên nên sử dụng ứng dụng hội thảo trực tuyến khác khi làm việc tại nhà.
Các thượng nghị sĩ hiện trao đổi về khoản cứu trợ tài chính cho công dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra. Đây là một phần trong gói cứu trợ trị giá 2.000 tỉ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Chính quyền Đài Loan và Đức cũng đã tiến hành cấm ứng dụng Zoom; một số trường học tại Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Kể từ đại dịch Covid-19 bắt đầu đến nay, người dùng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các lượt tải Zoom khi mà hàng triệu người phải làm việc tại nhà. Theo CNET, CEO Zoom Eric Yuan công bố nền tảng này đã tăng thẳng đứng từ 10 triệu người dùng vào tháng 12.2019 lên 100 triệu vào tháng 3.2020.
Việc số lượng người sử dụng Zoom gia tăng chóng mặt đã làm lộ ra nhiều vấn đề về bảo mật mà Zoom đang gặp phải như: bị bom tin nhắn, mời người lạ vào không phép và nhiều vấn đề khác.
CEO Yuan đã vạch ra kế hoạch để xác định những vấn đề về bảo mật trong 90 ngày tới và phát biểu hôm 9.4 rằng Alex Stamos, cựu giám đốc bảo mật cấp cao của Facebook, đã vào làm việc cho công ty với vai trò cố vấn bảo mật.
Lệ Quân
SpaceX cấm nhân viên dùng Zoom, lo ngại về bảo mật riêng tư Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cảnh báo người dùng về tính bảo mật của ứng dụng họp trực tuyến. Ứng dụng họp trực truyến Zoom đang bị giám sát ở Mỹ SpaceX, công ty tên lửa của tỉ phú Elon Musk, mới đây cấm nhân viên sử dụng ứng dụng...