Nguy cơ cho người Nga tại Syria
Trong cuộc phỏng vấn với Đài RT của Nga ngày 20.12, một lãnh đạo của phe nổi dậy Syria tuyên bố công dân Nga là “mục tiêu tấn công hợp pháp” do nước này “cung cấp vũ khí và ủng hộ chính quyền độc tài”.
Theo RT, phát biểu của Haitham al-Maleh, thành viên Hội đồng Cách mạng Syria, nhằm biện minh cho vụ một nhóm tay súng bắt cóc 2 công dân Nga và một người Ý vào ngày 17.12 để đòi 700.000 USD tiền chuộc. RT còn dẫn lời ông al-Maleh kêu gọi các tay súng không nhằm vào công dân các nước “không ủng hộ chế độ al-Assad”. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố đang tiến hành mọi biện pháp để giải cứu các nạn nhân và cũng có kế hoạch sơ tán công dân Nga khỏi Syria.
Cũng trong ngày 20.12, AP dẫn lời tướng Salim Idris, người đã đào tẩu khỏi Syria, cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad “có thể và sẽ” sử dụng vũ khí hóa học chống lại phe nổi dậy.
Theo TNO
Sân bay Damascus sắp bị bao vây
Phe nổi dậy Syria tuyên bố sắp bao vây sân bay quốc tế ở Damascus để cắt đứt nguồn cung cấp vũ khí của chính quyền Syria.
Theo AP ngày 8.12 dẫn lời một phát ngôn viên lực lượng nổi dậy Syria cho hay, họ bắt đầu tấn công để phong tỏa sân bay Damascus. Phát ngôn viên này khẳng định quân chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã triển khai những lực lượng tinh nhuệ cùng các máy bay quân sự phụ trách vận chuyển thiết bị quân sự và đạn dược tại đây.
Quân nổi dậy Syria tại thành phố Aleppo - Ảnh: AFP
Sân bay này đóng vai trò then chốt sau khi lực lượng chính phủ mất 2 căn cứ không quân gần thủ đô. Việc phong tỏa sân bay này sẽ là đòn giáng mạnh vào Tổng thống al-Assad lẫn lực lượng trung thành với ông. BBC dẫn lời ông Nabil al-Amir, một phát ngôn viên thuộc phe nổi dậy ở Damascus, tuyên bố sân bay trên giờ đây là vùng chiến sự nên người dân cần tránh xa khu vực này. Trong những tuần gần đây, giao tranh dữ dội xảy ra ở vùng nông thôn xung quanh Damascus. Vì thế, sân bay quốc tế của thành phố thực tế đã không thể tiếp cận hoặc phải ngừng các chuyến bay dân sự liên tục suốt hai tuần qua.
Trong khi đó, cả Nga lẫn Mỹ đều tỏ ra bi quan về việc thúc đẩy các biện pháp ngoại giao để chấm dứt bất ổn tại Syria. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố bà không tin sẽ có những bước đột phá tiếp theo nên kêu gọi các nước có ảnh hưởng cần hợp tác để sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria. Về phía Nga, Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov cũng tuyên bố không lạc quan về tình hình hiện nay và cho rằng còn lâu mới kết thúc xung đột tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan, BBC đưa tin TTK LHQ Ban Ki-moon ngày 7.12 đã tới thăm một trại tị nạn của người Syria ở thị trấn Islahiye, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, ông cũng đến thủ đô Ankara để thảo luận với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về cuộc khủng hoảng tại Syria. Ông còn cảnh báo nếu chính quyền của Tổng thống al-Assad dùng vũ khí hóa học để chống lại phe nổi dậy thì đó là "tội ác vô nhân đạo". Ngoài ra, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan tại Syria chấm dứt bạo lực. Theo một số tổ chức quốc tế, hơn 40.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống al-Assad bắt đầu vào tháng 3.2011.
Trong một diễn biến khác, Hà Lan vừa quyết định gửi 2 hệ thống tên lửa Patriot tới Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ nước này, trước nguy cơ tấn công từ Syria. Theo Tân Hoa xã, Hà Lan vài tuần tới còn triển khai 360 binh sĩ đến Thổ Nhĩ Kỳ để làm nhiệm vụ trong 1 năm.
Theo TNO
Ấn Độ chọn trực thăng Chinook của Mỹ Ấn Độ đã xác nhận ưu tiên lựa chọn chiếc trực thăng Chinook của Mỹ trong cuộc chạy đua trang bị 15 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng cho không quân nước này, RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hôm 5.12. Như vậy, thêm một lần nữa, Nga lại thất bại trong việc dự thầu cung cấp...