Nguy cơ chiến tranh tiền tệ
Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vốn đã mong manh lại đang đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Nguy cơ chiến tranh tiền tệ đang hiện rõ
Theo ông M. King, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nước đang tìm cách giải quyết vấn đề kinh tế của họ bằng cách thao túng tiền tệ để có lợi thế thương mại, đặc biệt là xuất khẩu. Ông dự báo: “Năm 2013 có thể là một năm nhiều thách thức khi nhiều nước cố gắng hạ tỷ giá”.
Video đang HOT
Những năm gần đây, hạ giá đồng nội tệ được coi là công cụ hữu hiệu để giành ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu. Chẳng hạn như Trung Quốc, mặc dù đồng nhân dân tệ liên tục tăng giá so với đồng USD nhưng Bắc Kinh vẫn duy trì tỷ giá thấp của đồng nhân dân tệ. Nếu so với đồng USD, hàng Trung Quốc sản xuất ra giá sẽ rẻ đi, nhờ đó mà nước này gia tăng được khối lượng xuất khẩu, luôn đạt mức thặng dư thương mại với nước khác.
Không chịu thiệt thòi, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng khuyến khích đồng USD yếu để kích thích xuất khẩu, ngăn đà thâm hụt thương mại với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc. Thời gian gần đây, để kích thích tăng trưởng và tiêu dùng, FED đã bơm thêm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế nước này. Hàng loạt nước khác như Brazil, Nhật Bản, Thụy Sỹ… cũng đồng loạt hạ giá nội tệ.
Khỏi phải nói hiểm họa mà công cụ tài chính này tạo ra với nền kinh tế thế giới. Thủ tướng Đức A. Merkel từng cảnh báo, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thông qua kiềm chế đồng nội tệ thấp giả tạo là hết sức thiển cận và nguy hiểm mà hậu quả là gây tổn hại cho các nền kinh tế. Nếu nước nào cũng tìm lợi thế bằng cách như vậy, một cuộc chiến tiền tệ là điều không thể tránh khỏi. Hệ quả là bóng ma của chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện.
Có một vấn đề căn bản khác là hệ thống tiền tệ quốc tế đã trở nên không hoàn hảo do chúng ta đang sử dụng tiền tệ của một quốc gia (đồng USD) như là đơn vị tiền tệ dự trữ chủ yếu của thế giới. Vì vậy chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ đương nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phần còn lại của thị trường thế giới. Những dòng vốn sẽ chảy mạnh vào các nước đang phát triển, làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, dẫn tới hiện tượng bong bóng giá tài sản và điều này đã từng xảy ra trong quá khứ dẫn đến các cuộc khủng hoảng trước đây.
Chính vì thế mà gần đây, các thành viên G-10 gồm các nước Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đã phải tính đến việc can thiệp thị trường nhằm ghìm giá nội tệ trước làn sóng nới lỏng định lượng toàn cầu. Để đo mức độ sẵn sàng can thiệp thị trường, các chuyên gia đã lập ra một chỉ số “can thiệp” với thang điểm từ 0-10. Nếu chỉ số này càng thấp nghĩa là can thiệp chỉ ở mức “phát biểu”, nhưng chỉ số càng cao cho thấy sự sẵn sàng đưa ra chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu tỷ giá hối đoái nào đó.
Tuy nhiên, liệu các nước có vượt qua được lợi ích trước mắt để chấp nhận hy sinh như dự định trên của G-10 (kể cả các nước G-10) thì chưa ai có thể trả lời. Nguy cơ chiến tranh tiền tệ vẫn hiển hiện.
Theo ANTD
Trung Quốc sắp mất danh hiệu "công xưởng thế giới"
Các quốc gia Đông Nam Á sắp "qua mặt" Trung Quốc giành danh hiệu "công xưởng thế giới" vốn gắn với nước này trong nhiều năm qua. Theo đánh giá của Công ty Nghiên cứu thị trường Daiwa Capital Markets, với lợi thế về chi phí sản xuất thấp, các nước Đông Nam Á sẽ soán danh hiệu này của Trung Quốc trong vòng từ 5-10 năm tới.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã dần mất lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Lào, Campuchia và Myanmar. Tiền lương của nhân công ở Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, trong khi ở những nước Đông Nam Á, giá thành lao động thấp hơn nhiều.
Dự báo chi phí tiền công ở Trung Quốc thậm chí còn có thể ngang bằng với Mỹ trong vòng 4 năm tới do tác động của kế hoạch tăng lương và điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ của nước này. Chi phí sản xuất thấp đã khiến các nước Đông Nam Á thu hút nhiều hãng sản xuất danh tiếng trên thế giới chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang. Chẳng hạn như hãng Nike, trong năm 2000, 40% số lượng giày bán trên toàn cầu của hãng này được sản xuất từ Trung Quốc, chỉ có 13% sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, 41% giày của Nike được sản xuất ở Việt Nam, còn ở Trung Quốc chỉ có 32%. "Với chi phí lao động thấp hơn nhiều, nhân khẩu học thuận lợi cũng như các chính sách tốt, ASEAN có ưu thế để giành vị trí "công xưởng thế giới" - chuyên gia kinh tế Mingchun Sun của Daiwa nói.
Theo ANTD
Mỹ bắt nghi can thứ hai âm mưu đánh bom trụ sở FED Nhà chức trách Mỹ cho biết vừa bắt giữ nghi can thứ hai trong âm mưu đánh bom Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở New York. Sinh viên tại trường Đại học bang Texas được sơ tán do đe dọa bom Tờ New York Times đưa tin, đối tượng Howard Willie Carter II bị bắt giữ sau khi FBI phát hiện...