Nguy cơ chiến tranh Nga-Ukraine phủ bóng đen lên châu Á
Báo Straits Times đã đưa ra nhận định về tác động từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đối với châu Á khi căng thẳng tiếp tục gia tăng.
Bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra tại biên giới giữa Ukraine với Nga đều sẽ gây ra những hậu quả rõ rệt đối với châu Á. Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ cố gắng hết sức để tránh vướng vào làn sóng giao tranh này.
Tuy nhiên, ở châu Âu và Australia, ngày càng có nhiều lo lắng cho rằng cuộc này là điều không thể tránh khỏi.
Trung Quốc “thân” Nga nhưng phản đối chiến tranh
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình ngay trước lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022, họ đã đưa ra một tuyên bố chung dài 5.300 từ đặc biệt mô tả tình hữu nghị giữa hai nước là không có giới hạn.
Đáng chú ý, Trung Quốc lần đầu tiên ra mặt phản đối sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), cũng như đồng thuận với Nga khi phản đối Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.
“Các bên phản đối sự mở rộng hơn nữa của NATO và kêu gọi liên minh này từ bỏ một số phương pháp tiếp cận theo tư tưởng Chiến tranh Lạnh, tôn trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích của các nước khác”, văn bản viết mặc dù không đề cập đến Ukraine.
Ấn Độ mắc kẹt giữa Nga và Mỹ
Tháng trước, Ấn Độ đã quyết định bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nga do chỉ nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, nên đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu này. Kết quả bỏ phiếu gồm 10 phiếu chống, 2 phiếu thuận và 3 phiếu trắng đã dẫn đến cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 31/1. Ấn Độ, Gabon và Kenya – tất cả đều là thành viên không thường trực của hội đồng – đã bỏ phiếu trắng.
Động thái bỏ phiếu trắng cho phép Ấn Độ né tránh rơi vào thế khó giữa hai cường quốc Nga và Mỹ. Thế nhưng Mosckva vẫn cảm ơn New Delhi, đối tác lâu năm từ thời Liên Xô.
Nhật Bản thận trọng thể hiện tình đoàn kết với Ukraine
Video đang HOT
Để thể hiện tình đoàn kết với Kiev, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết cho biết Tokyo quan tâm sâu sắc và luôn ở bên những người dân Ukraine đang hy vọng vào sự ổn định của đất nước và khu vực của họ.
Nhưng nghị quyết hôm 8/2 đã bỏ qua việc đề cập trực tiếp đến Nga, khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc kỹ lưỡng cách tiếp cận tốt nhất của họ trong trường hợp xấu nhất: một cuộc chiến tranh.
Đồng minh an ninh của Nhật Bản, Mỹ được cho là đang thúc giục nước này có lập trường kiên định bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu căng thẳng bùng phát, cũng như cùng với các nước phương Tây khác ủng hộ đồng minh.
Hy vọng và hoài nghi về chính sách ngoại giao của Tổng thống Macron
Các chính phủ ở châu Âu đang bày tỏ hy vọng rằng sáng kiến ngoại giao do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra có thể ngăn chặn sự can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine và một cuộc đối đầu an ninh rộng lớn hơn trên lục địa già.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều hoài nghi, đặc biệt là giữa các chính phủ Trung và Đông Âu, về những gì ông Macron có thể đã hứa với Tổng thống Nga Vladimir Putin để đổi lấy việc hạ nhiệt căng thẳng.
Và mặc dù trọng tâm giải quyết hiện nay là cách tiếp cận ngoại giao nhưng việc xây dựng lực lượng quân đội Nga xung quanh Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Cộng đồng tình báo quân sự dự đoán rằng tuần tới có thể là cao điểm của cuộc khủng hoảng này.
Không khí bình tĩnh tại Ukraine
Các hầm tránh bom đã sẵn sàng. Các lớp tập huấn tự vệ đề phòng trường hợp xảy ra xung đột không vắng bóng học viên. Thế nhưng người Ukraine cho biết họ vẫn giữ được bình tĩnh, ngay cả khi không thoải mái, khi căng thẳng với Nga tăng cao.
Một phần lý do nằm ở niềm tin rằng biện pháp can dự của các cường quốc phương Tây khác sẽ là biện pháp ngăn chặn đối với bất kỳ hành động xâm lược công khai nào.
ADVERTISING
X
“Nhiều người không tin chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, vì phương Tây đang theo dõi sát tình hình ở biên giới Nga-Ukraine. Và chúng tôi tin rằng Mỹ là một lực lượng răn đe mạnh mẽ”, bà Mykola Siruk, cộng tác viện tại cơ quan truyền thông Internet Glavcom ở Ukraine, nói với The Straits Times.
Cách tiếp cận dè dặt của Australia
Tại cuộc họp an ninh ở Canberra vào sáng 7/2 giữa Thủ tướng Australia Scott Morrison và nội các, phần mở đầu trong chương trình nghị sự không giống thường tình, chẳng hạn như là căng thẳng với Trung Quốc hay đại dịch COVID-19.
Thay vào đó, Ủy ban An ninh Quốc gia của Nội các, gồm Thủ tướng và 7 bộ trưởng cấp cao, đã bắt đầu thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Australia không phải là thành viên của NATO và cũng không thường xuyên coi các sự kiện ở Đông Âu là ưu tiên hàng đầu của mình, nhưng họ đã lên tiếng tuyên bố lo ngại về mối đe dọa mà Nga gây ra đối với Ukraine.
Giá lương thực, chuyến bay ở châu Á có thể bị ảnh hưởng
Các chuyên gia nói với báo Straits Times rằng Singapore nói riêng, hay châu Á nói chung, nên đề phòng chi phí thực phẩm cùng các loại hàng hóa khác tăng lên, đồng thời chuẩn bị về rủi ro đối với các đường bay quốc tế nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine trở thành xung đột.
Họ cho hay tác động của xung đột Moskva – Kiev đối với Singapore có thể không hiện hình ngay lập tức, đồng thời nói thêm rằng Singapore có thể sẽ không đứng về phía nào nếu tình hình xấu đi.
Tiến sĩ Ian Storey tại Viện Yusof Ishak lưu ý Ukraine là nước xuất khẩu lương thực lớn, và nếu xảy ra xung đột kéo dài sẽ khiến hoạt động xuất khẩu nông sản của nước này sang khu vực này bị ảnh hưởng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ukraine gồm ngũ cốc, dầu thực vật.
Căng thẳng leo thang với Nga, phương Tây tràn lan dự báo về chiến tranh Ukraine
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Nga với Ukraine, liên tục xuất hiện những đồn đoán, dự báo về ngày xảy ra chiến tranh giữa hai nước này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Vox, chiều 14/2, các hãng tin Mỹ khiến các thị trường giật mình khi đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nói trong một đoạn video rằng: "Chúng tôi được thông báo rằng ngày 16/2 sẽ là ngày xảy ra cuộc tấn công". Sau đó, người phát ngôn của ông Zelensky đã đính chính rằng ông chỉ đang nhắc tới thông tin mà báo chí đưa.
Sự hiểu lầm nói trên là một trong những thông tin lộn xộn nhất giữa hàng loạt dự báo tương tự xuất hiện trên truyền thông thế giới.
Theo tờ Vox, các quan chức Mỹ và châu Âu cố gắng phỏng đoán các bước tiếp theo trong một cuộc chiến có thể hoặc không bao giờ xảy ra.
Nga đã tập trung khoảng 130.000 quân ở biên giới với Ukraine và yêu cầu phương Tây đưa ra các nhượng bộ nhất định để giảm leo thang. Nga đã phủ nhận ý định xâm lược Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Nga với Mỹ và các đồng minh vẫn chưa mang lại giải pháp nào.
Trong bối cảnh này, thế giới đang phải đồn đoán về mọi khả năng. Dường như ai cũng có thể là chuyên gia. Người nói rằng khi mặt đất đóng băng sẽ là thời điểm mà xe tăng Nga có thể lăn qua biên giới Ukraine. Người lại nói rằng đường lầy lội hay không cũng không quan trọng.
Người ta thậm chí còn đưa ra dự đoán dựa trên thời điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine lần trước: vài ngày sau Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, hay khi ông đưa quân vào Gruzia đúng thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Dưa trên hai sự kiện đó, một số người dự đoán rằng Tổng thống Putin sẽ đợi đến sau Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh năm nay để tránh làm mất lòng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 11/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết: "Điều đó có thể sẽ sớm xảy ra", có nghĩa là trước khi Thế vận hội tại Trung Quốc kết thúc.
Thời điểm ngày 16/2 mà ông Zelensky đưa ra có thể chỉ là một câu nói đùa gây hiểu nhầm, nhưng cho thấy một điều: Tất cả mọi người, kể cả các quan chức chính phủ, đang hành động mà không có nhiều thông tin và ngay cả khi họ có thông tin, họ cũng có thể sử dụng một cách chiến lược để đạt được mục tiêu của mình.
10 ngày trước, Lầu Năm Góc nói với các phóng viên rằng Nga có khả năng "sản xuất một video tuyên truyền, có cảnh xác chết và diễn viên" để làm cái cớ cho chiến tranh.
Nhóm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng chứng tỏ rằng Mỹ đang làm mọi thứ để ngăn chặn chiến tranh. Các quan chức cho biết họ hy vọng tiết lộ về video tuyên truyền này sẽ làm cho video đó kém hiệu quả hoặc ngăn chặn Nga thực hiện ngay từ đầu.
Tuy nhiên, phóng viên của hãng tin AP là Matt Lee không chấp nhận. Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao, ông đã chỉ trích người phát ngôn Ned Price rằng ông này đang theo đuổi thuyết âm mưu khi cáo buộc Nga đang làm ra một video như vậy mà không cung cấp bằng chứng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù ông Price nhấn mạnh rằng chính việc ông thông báo điều này cho báo chí là bằng chứng đầy đủ, nhưng phóng viên Lee không đồng ý. Ông đã nhắc lại với ông Price về thông tin tình báo Mỹ có về vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq và rằng thủ đô Kabul của Afghanistan sẽ không rơi vào tay Taliban.
Một tuần sau, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan lại cho biết: "Có khả năng rõ ràng là Tổng thống Vladimir Putin sẽ ra lệnh thực hiện hành động quân sự và xâm lược Ukraine trong thời gian này, trong khoảng thời gian này và có thể bao gồm khoảng thời gian trước ngày 20/2, trước khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc".
Ngay lập tức, các phóng viên đưa tin về Nhà Trắng lại học theo phóng viên Lee, hối thúc ông Sullivan đưa ra bằng chứng. Phóng viên tin tức PBS Nick Schifrin đã viết một dòng tweet thu hút chú ý: "Mỹ dự kiến cuộc xâm lược sẽ bắt đầu vào tuần tới, 6 quan chức Mỹ và phương Tây đã nói với tôi như thế".
Theo tờ Vox, không rõ tại sao lại có quá nhiều dự báo về xung đột Ukraine-Nga như vậy. Mặc dù tất cả đều chỉ là dự báo và có thể sai như dự báo thời tiết, nhưng có một số điều có thể nói một cách chắc chắn.
Đó là nếu có chiến tranh, đó sẽ là thảm họa. Cuộc chiến sẽ định hình lại vai trò của Nga ở châu Âu và đặt câu hỏi về năng lực của Tổng thống Biden khi mà Mỹ sắp diễn ra bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Đó là nếu có chiến tranh, số người chết có thể cao hơn các cuộc xung đột xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 hoặc thậm chí là cao hơn các cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ trong những năm 1990. Còn khi nào kịch bản này xảy ra thì không ai biết.
Singapore Airshow 2022 và kỳ vọng về triển vọng hồi phục của ngành hàng không Triển lãm hàng không Singapore 2022 (Singapore Airshow 2022) đã chính thức khai mạc ngày 15/2 tại trung tâm triển lãm Changi, với sự lạc quan về triển vọng hồi phục của ngành hàng không, công nghiệp quốc phòng thế giới và khu vực sau những khó khăn do đại dịch COVID-19 kéo dài hơn hai năm qua. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore...