Nguy cơ chệch hướng
Giữa lúc các bên đang kỳ vọng về một nền hòa bình tại khu vực Đông Bắc Á nhờ hàng loạt hoạt động đối thoại, tiếp xúc và xây dựng lòng tin thì mới đây, Lầu Năm Góc bất ngờ tuyên bố: Mỹ sẽ chấm dứt việc tạm ngừng các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên.
Động thái này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Washington đột ngột hủy chuyến thăm Bình Nhưỡng được lên kế hoạch từ trước của Ngoại trưởng Mike Pompeo, làm dấy lên lo ngại về triển vọng hòa bình được tạo dựng trong suốt những tháng qua có thể bị chệch hướng.
Mỹ tuyên bố chấm dứt việc tạm ngừng các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên.
Bình Nhưỡng từ lâu đã chỉ trích mạnh mẽ các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn, coi đây là hành động làm leo thang căng thẳng, chuẩn bị cho một động thái quân sự nhằm vào nước này. Sau khi Bình Nhưỡng cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa kể từ cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6 vừa qua, Mỹ đã tuyên bố đình chỉ một số cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, bao gồm cả các cuộc tập trận quy mô lớn là Đại bàng non, Giải pháp then chốt và Người bảo vệ tự do Ulchi.
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nêu rõ, quyết định tạm ngừng các cuộc tập trận là biện pháp thiện chí sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Tuy nhiên, hiện Washington không có ý định duy trì biện pháp này nữa dù chưa có kế hoạch tiến hành tập trận trở lại mà đang theo dõi diễn biến của các cuộc đàm phán tiếp theo.
Trước đó, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống D.Trump cũng đã thông báo hủy kế hoạch trở lại Triều Tiên lần thứ 4 của Ngoại trưởng M.Pompeo cùng đặc phái viên mới Stephen Biegun với lý do các bên không tạo ra đủ tiến triển trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi đột ngột của ông chủ Nhà Trắng có thể là bước đi nhằm gây áp lực tối đa lên Triều Tiên, buộc quốc gia Đông Bắc Á có những hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh có nhiều ý kiến cho rằng nước này đang có ý định trì hoãn việc hiện thực hóa cam kết phi hạt nhân. Chính quyền Tổng thống D.Trump từng nhiều lần khẳng định, hiệp định hòa bình và những nhượng bộ khác chỉ được thực hiện sau khi Triều Tiên tiến hành các bước giải trừ nguyên tử.
Cho đến nay, Bình Nhưỡng vẫn liên tục từ chối đề nghị của Ngoại trưởng M.Pompeo về việc giao nộp 60-70% số đầu đạn hạt nhân của nước này trong vòng 8 tháng, đồng thời Mỹ cũng chưa thể thuyết phục Triều Tiên công bố danh sách và thông tin chi tiết về các kho vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng lại đang muốn nhanh chóng được dỡ bỏ bớt các lệnh cấm vận để phát triển kinh tế và tỏ ra thất vọng với tiến trình đối thoại chậm chạp khi các bên chưa đi đến thống nhất về việc ký kết hiệp ước chấm dứt chiến tranh. Bình Nhưỡng cho rằng, những hành động gây sức ép đơn phương của Mỹ không dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, trái với thiện chí của nước này.
Việc Washington đột ngột hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng M.Pompeo cũng bị truyền thông Triều Tiên chỉ trích gay gắt. Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 26-8 đã có bài viết cáo buộc Mỹ “hai mặt” và có âm mưu chống phá Bình Nhưỡng.
Giới quan sát nhận định, những động thái mới của Washington không chỉ làm phức tạp thêm các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ mà còn có thể gây ảnh hưởng tới các nỗ lực của Hàn Quốc trong việc thúc đẩy mối quan hệ liên Triều ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 giữa hai nước dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Điểm sáng hiện nay là các bên vẫn khẳng định “để mở cánh cửa đối thoại”, song song với mục tiêu theo đuổi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên. Điều này giúp duy trì niềm tin rằng những nỗ lực của các bên trong suốt thời gian qua sẽ không trở thành vô nghĩa.
Minh Hiếu
Theo hanoimoi
Gia tăng sức ép tài chính, Mỹ quyết buộc Palestine đàm phán?
Đây là một trong những nỗ lực mới nhất của Washington nhằm buộc Palestine trở lại bàn đàm phán.
Quyết định này được đưa ra trong một cuộc họp trước đó giữa Cố vấn Tổng thống Donald Trump Jared Kushner và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Chính quyền Mỹ cũng đã thông báo kế hoạch này với các Chính phủ tại Trung Đông vài tuần trước khi triển khai.
Nhiều tháng sau khi giảm hỗ trợ ngân sách cho các cơ quan của Liên hợp quốc hỗ trợ nhân đạo cho hơn 5 triệu người tị nạn Palestine, ngày 24/8, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã quyết định ngừng mọi khoản chi. Nó có thể gây ra nhiều khó khăn, thậm chí là bất ổn tại dải Gaza, bờ Tây Sông Jordan và những phần còn lại của Trung Đông.
Trong khoảng thời gian trước đó, Mỹ đã cung cấp cho Cơ quan Cứu trợ và Công tác Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) 350 triệu USD/năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, chiếm tới hơn một phần tư tổng ngân sách 1,2 tỷ USD của cơ quan này.
Một Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối bình luận về buổi họp này, song khẳng định "Chính sách của Mỹ về UNRWA đã thường xuyên được đánh giá và thảo luận trong nội bộ."
Cố vấn Tổng thống Mỹ Jared Kushner (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong một cuộc gặp hồi tháng 7/2017. (Nguồn: Getty Images)
Đáng chú ý, quyết định này đã phần nào khẳng định tầm ảnh hưởng của ông Kushner và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi chống lại sự phản đối từ Lầu Năm góc, cộng đồng tình báo Mỹ và cả Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson. Phần lớn giới chính trị Xứ Cờ hoa cho rằng, việc cắt giảm đột ngột của Mỹ có thể gây bất ổn định trong khu vực.
Song ông Kushner lại nghĩ khác. Ông cho rằng, người Palestine đang dần trở nên quá phụ thuộc vào sự trợ giúp của UNRWA và khiến họ "ảo tưởng" về khả năng trở về nơi mà họ đã phải rời đi sau Chiến tranh Arab - Israel năm 1948.
Ông và bà Haley đang đánh cược rằng, áp lực về tài chính sẽ buộc người Palestine phải nối lại đàm phán với Washington, vốn bị đình lại sau khi ông Trump quyết định dời Đại sứ quán Israel về Jerusalem hồi năm ngoái. Họ cũng tin rằng, nó cũng buộc những quốc gia khác, đặc biệt là những nước Arab giàu có tại Vịnh Ba Tư, tăng cường hỗ trợ tài chính cho UNRWA.
Tuy nhiên, ông Dave Harden, cựu Giám đốc Cơ quan Phát triển Mỹ (USAID) tin rằng, quyết định này nhiều khả năng sẽ làm lợi cho các phe phái có lập trường cứng rắn tại khu vực, đặc biệt là Hamas, tổ chức Hồi giáo của Palestine.
Ông này cảnh báo: "Động thái bất ngờ và đột ngột của Mỹ về cắt giảm hỗ trợ tài chính cho UNRWA... có thể dẫn tới sự sụp đổ cửa chính quyền Palestine, tăng cường sức mạnh cho Hamas và đẩy trách nhiệm cung cấp các dịch vụ sức khỏe, giáo dục, thậm chí là an ninh, về phía người Israel. Đây là một quyết định nguy hiểm, với hậu quả khó lường.
Minh Quân
Theo LĐO/Foreign Policy
Ông Donald Trump hủy chuyến đi Triều Tiên của Ngoại trưởng Mỹ vì một lá thư Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy chuyến đi Triều Tiên của Ngoại trưởng Mike Pompeo sau khi nhận một lá thư từ một quan chức cấp cao Triều Tiên. Chuyến đi Triều Tiên của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bị hủy sau một lá thư. Ảnh: AFP. Tờ Washington Post ngày 27.8 dẫn lời hai quan chức cao cấp Mỹ giấu tên...