Nguy cơ chạy đua vũ trang nếu đàm phán hạt nhân Iran thất bại
Thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran bất thành có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông và khiến tình hình khu vực này trở nên bất ổn hơn, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Anh Philip Hammond.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond – Ảnh: Reuters
Thà rằng không có một thỏa thuận nào còn hơn là có một thỏa thuận tồi, Ngoại trưởng Hammond cho biết trong bài phát biểu ở London hôm 25.3.
Tuy nhiên, không có thỏa thuận hạt nhân cũng đồng nghĩa với việc không có bất kỳ hạn chế hay sự giám sát nào về chương trình làm giàu uranium của Iran. Về cơ bản, nó sẽ khiến tình hình Trung Đông bất ổn hơn và dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực, ông Hammond nói thêm.
Cuộc đàm phán giữa nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Pháp và ức) với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này nối lại vào ngày 26.3 ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, Reuters đưa tin.
Các cường quốc trong nhóm P5 1 đang cố gắng đạt được một thỏa thuận khung với Tehran vào cuối tháng 3.2015 để chấm dứt những tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ. Đổi lại, Iran sẽ được nới lỏng các biện pháp trừng phạt của quốc tế.
Trong nhóm P5 1, Pháp được xem là nước có lập trường cứng rắn nhất về vấn đề hạt nhân của Iran. Đại sứ Pháp tại Mỹ ông Gerard Araud cho rằng việc đặt ra thời hạn trước ngày 31.3 có thể khiến các nước chịu áp lực và tìm cách đạt được thỏa thuận với bất kỳ giá nào.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Mỹ - Trung chạy đua lôi kéo đồng minh
Việc một loạt đồng minh thân cận của Mỹ quyết định gia nhập định chế tài chính mới do Trung Quốc chủ trì, cho thấy mức độ kịch liệt trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh.
Việc Anh tuyên bố gia nhập AIIB làm phân rã thế trận của Mỹ, bất chấp mối quan hệ mật thiết giữa hai nước. Trong ảnh là Thủ tướng Anh David Cameron (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters
Năm 2013, khi Trung Quốc đưa ra đề nghị thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Mỹ nỗ lực thuyết phục các nước đồng minh không gia nhập, với lý do tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng này không thể đạt được mức của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng bản chất của hành động trên là bởi Mỹ không mong muốn AIIB trở thành đối thủ cạnh tranh của WB, từ đó thách thức địa vị chủ đạo của Washington trong trật tự kinh tế thế giới.
"Đây rõ ràng là một cuộc đấu tranh quyền lực, để xem ai là người có quyền viết lại quy tắc kinh tế thế giới", bình luận viên Gideon Rachman thuộcFinancial Times nhận định.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cũng như các nước lớn trong Liên minh châu Âu (EU) ban đầu đều tuyên bố sẽ không gia nhập AIIB. Nhưng, ngày 12/3, Anh quyết định tham gia ngân hàng trên với tư cách thành viên sáng lập, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Mỹ.
Động thái trên được cho là đã làm phân rã thế trận chống AIIB của Mỹ. Ngày 16/3, các nước Pháp, Đức và Italy đồng loạt ngỏ ý muốn gia nhập ngân hàng trên. Cục diện này khiến chính phủ hai nước Hàn Quốc và Australia đang xem xét lại về quyết định không gia nhập trước đó.
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Hahm Chaibong, viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách Asan, cho biết quyết định của các nước châu Âu khiến những cá nhân và tổ chức ủng hộ AIIB, đặc biệt là Bộ Thương mại và Tài chính, có thêm phần lợi thế.
Các quan chức và giới học giả đều nhận định rằng, quyết định gia nhập AIIB của Anh và các nước châu Âu khác chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. "Có lúc vì tăng trưởng kinh tế mà chúng ta phải làm những việc cần làm", chuyên gia Robin Niblett thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia London bình luận. "Quan hệ Anh - Mỹ rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng phải đi cùng nhau".
Tuy nhiên, sự kiện lần này vẫn được nhận định là thất bại ngoại giao nghiêm trọng của Mỹ, phản ánh sự dịch chuyển quyền lực và sức ảnh hưởng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong phiên điều trần hôm 16/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew lên tiếng cảnh báo, mức độ tín nhiệm quốc tế và sức ảnh hưởng của Washington đang bị sụt giảm, trong bối cảnh Trung Quốc thành lập các định chế nhằm cạnh tranh với WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Khác với tính chất đối kháng và phân chia chiến tuyến rõ ràng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thách thức hiện nay mà Trung Quốc đặt ra với Mỹ là nước này có khả năng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với những quốc gia thân cận với Washington.
"Đây là vấn đề mới với Mỹ, bởi ngay cả khi nước này không tham gia và phản đối những định chế mới này thì cũng không đủ, đặc biệt là khi các nước phương Tây khác tích cực tham gia", chuyên gia Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Mỹ nhận định.
Lợi thế của Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và người đồng cấp Mỹ Barack Obama trên cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh hồi tháng 11/2014. Ảnh: US News
Trong cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng này, lợi thế của Mỹ là sức mạnh quân sự vượt trội và các hiệp ước an ninh với rất nhiều quốc gia, trong khi đó, ưu thế của Trung Quốc là thị trường rộng lớn và tiềm lực kinh tế không ngừng gia tăng.
Tuy nhiên, điều này lại đặt các nước châu Á và đồng minh của Mỹ vào thế lựa chọn khó khăn. Ví dụ như trường hợp Hàn Quốc, Seoul nay cần sự bảo vệ của Mỹ trước mối nguy cơ từ Triều Tiên, nhưng thị trường Trung Quốc lại chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của nước này.
Giới phân tích nhận định rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ hay thực lực kinh tế của Trung Quốc chiếm ưu thế hơn, còn tùy thuộc vào cảm giác an toàn của các quốc gia thứ ba. Nếu như các nước cảm nhận thấy sự uy hiếp từ Bắc Kinh, đặc biệt trên vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì sẽ nghiêng về phía Washington.
Trong hai năm 2013 và 2014, Trung Quốc với hàng loạt hành động khiêu khích trên Biển Đông và Hoa Đông, tạo điều kiện cho Mỹ tăng cường chính sách xoay trục về châu Á.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, Bắc Kinh chuyển hướng chính sách ngoại giao, giảm bớt thái độ cứng rắn trên vấn đề chủ quyền, đồng thời tăng cường liên hệ kinh tế với các nước trong khu vực.
"Trung Quốc muốn thuyết phục các nước châu Á tin rằng sẽ không phải đối diện với nguy hiểm trước sự trỗi dậy của nước này, mà ngược lại còn được lợi", bình luận viên Rachman cho biết. "Đa số các nước láng giềng của Trung Quốc và Anh đều muốn thu hút đầu tư và không để lỡ cơ hội này".
Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng việc đồng minh của Mỹ gia nhập AIIB không hoàn toàn bất lợi cho Washington, bởi các nước này sẽ góp phần cân bằng quyền lực khiến Bắc Kinh không thể dễ dàng lợi dụng định chế này như một công cụ ngoại giao kinh tế.
Hiện nay, tại Trung Quốc, một số nhóm lợi ích đang gây sức ép yêu cầu các khoản cho vay của AIIB dùng cho thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này. Còn giới chuyên gia chiến lược thì cho rằng AIIB nên góp phần tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc, bằng cách trừng phạt những quốc gia không hữu hảo với Bắc Kinh.
Mặt khác, tầm quan trọng của AIIB được cho là khó có thể sánh ngang với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang chủ đạo đàm phán.
Chiến lược tổng thể của Mỹ là thông qua TPP và một hiệp định thương mại độc lập với EU, nhằm xây dựng lên hệ thống quy tắc thương mại toàn cầu tiêu chuẩn cao mới.
Hệ tiêu chuẩn này đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ bản quyền trí tuệ, hỗ trợ nhà nước cho doanh nghiệp và bảo vệ môi trường. Đây đều là các vấn đề mà Mỹ và Trung Quốc tồn tại mâu thuẫn lợi ích và bất đồng trong cách giải quyết. Bắc kinh cũng không được mời tham gia hai hiệp định trên.
"Chính quyền Obama nên ngừng dạy bảo những đồng minh thân cận nhất, mà nên tranh thủ hoàn thành đàm phán TPP, bởi điều này mới thực sự là tương lai kinh tế của châu Á", chuyên gia Daniel Blumenthal thuộc Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ bình luận. "AIIB chỉ là công cụ để Trung Quốc tuần hoàn vốn, trong khi phát triển đang chững lại mà thôi".
Đức Dương
Theo VNE
Chạy đua lập khối quân sự khu vực Những thách thức an ninh mà nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt làm sống lại ý tưởng thành lập các lực lượng quân sự đa quốc gia. Các binh sĩ Bahrain tham dự một cuộc tập trận của Lực lượng lá chắn bán đảo - Ảnh: Bahrain News Đối với thế giới, năm 2014 vừa qua là một năm chứng...