Nguy cơ châu Phi bị bỏ lại đằng sau do ‘phân biệt đối xử về vaccine’ ngừa COVID-19
Châu Phi có ít cơ hội vượt qua đại dịch COVID-19 trừ phi 70% dân số châu lục này được tiêm phòng vaccine cho đến cuối năm 2022 và lục địa này có nguy cơ bị bỏ lại đằng sau do sự “phân biệt đối xử về vaccine ngừa COVID-19″.
Hiệp hội Mo Ibrahim đã đưa ra nhận định trên trong báo cáo về tình hình dịch COVID-19 ở châu Phi công bố ngày 6/12.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Khartoum, Sudan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, việc phát hiện biến thể mới Omicron ở miền Nam châu Phi đã làm dấy lên lo ngại cho rằng tỉ lệ tiêm chủng thấp có thể thúc đẩy sự xuất hiện của các biến thể của virus SARS-CoV-2 và sau đó các biến thể có thể lây lan tới những nước khác trên thế giới, nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn.
Báo cáo cho biết chỉ có 5 trong số 54 quốc gia ở châu Phi đang trong tiến trình đạt được mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số đến cuối năm 2021. Dữ liệu từ Hiệp hội Mo Ibrahim cho thấy cứ 15 người châu Phi thì chỉ có 1 người đã hoàn thành tiêm chủng, trong khi gần 70% dân số các nước trong Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã được tiêm chủng đầy đủ.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội, Tiến sĩ Mo Ibrahim nêu rõ: “Sự xuất hiện của biến thể Omicron là lời nhắc nhở chúng ta rằng dịch COVID-19 vẫn là mối đe dọa toàn cầu và việc tiêm phòng cho toàn thế giới là cách duy nhất vượt qua đại dịch này”. Ông nhấn mạnh châu Phi đang bị bỏ lại đằng sau nếu tiếp tục bị “phân biệt đối xử về vaccine”.
Châu Phi đã đối mặt với tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 do các nước phát triển đã đặt mua phần lớn vaccine từ các hãng dược, trong khi hầu hết các nước trong khu vực này dựa vào nguồn vaccine của Chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Do vậy, chương trình tiêm chủng ở các nước châu Phi diễn ra rất chậm chạp.
Trong những tháng gần đây, các đợt bàn giao vaccine cho châu Phi đã gia tăng, song hệ thống y tế yếu kém và hạn chế về cơ sở hạ tầng đã cản trở nỗ lực triển khai chương trình tiêm chủng.
Theo báo cáo, dịch COVID-19 đã cho thấy sự yếu kém trong khâu quản lý đăng ký công dân của châu lục này, với chỉ 10% số tử vong ở châu lục được đăng ký chính thức. Trong khi đó, hệ thống y tế yếu kém khiến tỉ lệ tiêm chủng có thể còn thấp hơn so với tỉ lệ công bố chính thức.
Hiệp hội Mo Ibrahim kêu gọi các nước châu Phi cần tăng cường mạng lưới an sinh xã hội để bảo vệ những người dễ bị tổn thương ở châu lục này.
Hiệp hội Mo Ibrahim được thành lập nhằm thúc đẩy sự quản lý và phát triển kinh tế tốt hơn ở châu Phi.
Nhật Bản dùng 13 tỷ USD quỹ dự phòng để mua vaccine và thuốc điều trị
Nội các Nhật Bản ngày 27/8 đã quyết định sử dụng 1.400 tỷ yen (13 tỷ USD) trong quỹ dự trữ của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như đảm bảo nguồn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong số tiền trên, chính phủ phân bổ khoảng 841,5 tỷ yen để mua thêm vaccine và tăng cường tiêm phòng trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực kiềm chế đà tăng số ca nhiễm mới do biến thể Delta hoành hành mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Taro Aso cho biết khoảng 235,2 tỷ yen trong số đó sẽ được dành để mua thuốc casirivimab và imdevimab để điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nước, các loại thuốc trên có thể giúp giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.
Biện pháp ngân sách trên được đưa ra hai ngày sau khi Thủ tướng Suga Yoshihide thông báo chính phủ sẽ ứng phó với "các nhiệm vụ khẩn cấp" như đảm bảo đủ nguồn vaccine và thuốc điều trị bằng cách tối ưu hóa các quỹ dự trữ. Nhật Bản đang kém xa so với các nền kinh tế phát triển về tỷ lệ tiêm phòng COVID-19. Nước này đặt mục tiêu tiêm phòng cho tất cả người có đủ điều kiện tiêm và muốn tiêm "sớm" trong khoảng tháng 10 -11 tới.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng dành 154,9 tỷ yen cho một chương trình cho vay không lãi, lên tới 200.000 yen/hộ gia đình, áp dụng với những người bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, sau khi đã gia hạn 3 tháng biện pháp này đến cuối tháng 11. Khoảng 84,1 tỷ yen cũng được phân bổ để hỗ trợ doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên nghỉ làm do dịch bệnh. Biện pháp này sẽ hết hạn vào cuối tháng 9, nhưng đã được gia hạn 2 tháng.
Các động thái trên được đưa ra sau khi chính phủ hồi đầu tháng này quyết định kéo dài thời gian và mở rộng các khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp do dịch. Biện pháp này, liên quan đến 21 trong tổng số 47 tỉnh, thành trên cả nước, sẽ được gia hạn đến ngày 12/9.
Chính phủ Nhật Bản đã để riêng ra tổng cộng 5.000 tỷ yen cho quỹ dự trữ để ứng phó với đại dịch, trong khuôn khổ ngân sách ban đầu 106.600 tỷ yen của tài khóa 2021 bắt đầu từ tháng 4/2021. Sau quyết định mới nhất nói trên, hiện trong ngân quỹ dư phòng còn khoảng 2.600 tỷ yen.
Theo kế hoạch, các bộ, ngành sẽ trình đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 trước ngày 31/8 tới và dự kiến ngân sách sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 4 năm liên tiếp vừa qua. Nhiều nguồn tin chính phủ cho biết đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) dự kiến lên tới hơn 110.000 tỷ yen (1.000 tỷ USD).
Pfizer và BioNTech hợp tác với Eurofarma phân phối vaccine tại Mỹ Latinh Theo thông báo mới đây, hai hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là Pfizer và BioNTech đã hợp tác với công ty dược phẩm Eurofarma của Brazil để phân phối vaccine tại Mỹ Latinh. Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: Reuters Eurofarma sẽ nhận các sản phẩm thuốc và hoàn thành việc sản xuất các liều vaccine để đưa ra phân phối. Hoạt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn

7 sự thật thú vị về Steve Jobs khiến nhiều người ngạc nhiên

Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?

Nga tái lập căn cứ không quân tại Libya: Bước đi chiến lược giữa lòng Sahara

Mỹ muốn thỏa thuận, Nga muốn chiến thắng, hòa bình cho Ukraine sẽ đi về đâu?

Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán ngừng bắn vô điều kiện với Nga

Xung đột Nga-Ukraine sau khi Tổng thống Trump tuyên bố nóng về 'chấm dứt chiến tranh'

Thuế quan của Tổng thống Trump thúc đẩy xu hướng tự do thương mại tại châu Âu

Đấu tay đôi, tên lửa Iskander Nga thắng thế trước HIMARS Ukraine

Vấn nạn lừa đảo trực tuyến tỷ đô vượt Đông Nam Á, lan rộng như "ung thư"

Anh đẩy mạnh sản xuất vũ khí để giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ, Pháp

Tài liệu nhạy cảm của Mỹ vô tình được chia sẻ cho hàng ngàn người qua Google Drive?
Có thể bạn quan tâm

Smartphone Android khó có thể 'trụ vững' đến 7 năm?
Đồ 2-tek
15:45:36 22/04/2025
Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ
Thế giới số
15:40:40 22/04/2025
Mơ thấy người yêu cũ là điềm báo gì? Giấc mơ cũ có thể hé lộ điều bất ngờ sắp đến với bạn!
Trắc nghiệm
15:37:39 22/04/2025
Trò lố bất chấp của Angela Phương Trinh khi bán hàng livestream
Sao việt
15:23:34 22/04/2025
Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
Hậu trường phim
15:19:26 22/04/2025
Giá vàng lập đỉnh, chuyên gia cảnh báo nguy cơ 'trắng tay' trong 5 năm tới
Tin nổi bật
15:14:53 22/04/2025
Mỹ nam tuyệt sắc lướt qua khung hình mà thành "chấp niệm" của triệu khán giả
Phim châu á
15:08:00 22/04/2025
Nam rapper tự giải "phong ấn" sau thảm kịch giẫm đạp khiến 10 người thiệt mạng
Nhạc quốc tế
14:59:59 22/04/2025
7 làng chài tuyệt đẹp mà bạn phải check-in một lần trong đời: Từ Bình Định đến Kiên Giang
Du lịch
14:52:52 22/04/2025
Jennie và Lisa (BLACKPINK): Scandal quỳ rửa chân khởi đầu drama 9 năm nghi đấu đá tranh ngôi "nữ hoàng Kpop"
Sao châu á
14:51:50 22/04/2025