Nguy cơ cao bùng phát lại dịch COVID-19
Ngày 18/6, tại cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo đánh giá, ở trong nước cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới hết sức phức tạp.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 Ảnh: PV
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết: “Chính trong giai đoạn này chúng tôi rất lo lắng, quan ngại”. Đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế, xã hội, nhưng nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào.
Thực tế cho thấy làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 đã bùng phát ở nhiều nước. Nhấn mạnh quan điểm, thực hiện mục tiêu kép nhưng phải bảo đảm an toàn, Ban Chỉ đạo đề nghị tất cả các thành viên rà soát lại toàn bộ các công việc, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các lực lượng phòng, chống dịch không được chủ quan, nơi lỏng, sẵn sàng ứng phó với tình huống mới có thể xảy ra.
Theo Ban Chỉ đạo, để bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước, phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, quản lý người nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Hiện chúng ta vẫn còn bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị; đồng thời tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước, đưa chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước ngoài vào Việt Nam làm việc, nên vấn đề công bố hết dịch cần hết sức cân nhắc.
Cũng tại cuộc họp, các thành viên bàn thảo, thống nhất để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét nối lại đường bay thương mại đối với một số quốc gia, vùng lãnh thổ hiện cơ bản đã khống chế được dịch bệnh và có quan hệ sâu rộng nhiều mặt với Việt Nam.
Liên quan đến bệnh nhân 91- nam phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sức khỏe của nam phi công tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu. Hiện phổi bệnh nhân này đã hồi phục được 90%, thận, tim, gan, men tụy hồi phục như bình thường. “Với những thông số này, tôi cho rằng bệnh nhân không cần phải ghép phổi” – PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Video đang HOT
Tăng nhanh số ca mắc Covid-19, các bệnh viện Hà Nội sẽ nhận điều trị
Số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng nhanh trong 2 tuần qua. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đang điều trị gần 50 bệnh nhân và hơn 300 người cách ly.
Trong giai đoạn đầu khi số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam chưa nhiều, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi tiếp nhận điều trị các ca dương tính, cách ly những trường hợp nghi ngờ. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng tăng nhanh trong 2 tuần qua. Bệnh viện này đang điều trị gần 50 người bệnh Covid-19 và hơn 300 người cách ly.
Trong số đó có 3 bệnh nhân nặng. Có nhiều người do các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và các tỉnh khác chuyển đến.
Để chuẩn bị đối phó với kịch bản có nhiều người nhiễm, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện của Hà Nội chia sẻ bệnh nhân mắc Covid-19 với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Chiều 23/3, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã làm việc với TS Trần Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cùng các thành viên trong Tiểu ban Điều trị của Sở Y tế về tổ chức điều trị người bệnh Covid-19 tại các bệnh viện trực thuộc Sở.
Các chuyên gia họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19.
Các b ệnh viện Hà Nội sẽ nhận điều trị các ca nhẹ
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện nay các ca bệnh Covid-19 trên toàn quốc và địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng nhanh trong 2 tuần qua.
Vì thế, để chuẩn bị đối phó với kịch bản có nhiều người nhiễm, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội nghiên cứu, thiết kế việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, khám bệnh, cách ly, chuyển tuyến người nghi nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn.
Sở cũng hướng dẫn các cơ sở y tế của Hà Nội chuyển người bệnh nghi nhiễm Covid-19 đến các bệnh viện được giao nhiệm vụ điều trị theo phân tuyến điều trị của Ban chỉ đạo quốc gia. Trong đó đề nghị chỉ chuyển tuyến người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong trường hợp thật sự cần thiết và khi bệnh nhân nặng.
Sở Y tế Hà Nội cần rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và khả năng tiếp nhận người bệnh Covid-19 của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Từ đó triển khai giải pháp tăng cường năng lực điều trị người bệnh Covid-19; sẵn sàng tiếp nhận người bệnh từ tuyến trung ương chuyển về và đối phó với các kịch bản dịch bệnh tiếp theo.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ tiếp nhận các ca bệnh nặng khu vực phía Bắc. Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận ca bệnh khu vực miền Trung và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận các ca nặng khu vực miền Nam.
Theo PGS Khuê, nhiệm vụ của các bệnh viện Hà Nội là phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, hạn chế không để bệnh nhân tử vong. Khi có những ca nghi nhiễm, các bệnh viện phải bố trí xe đảm bảo phòng hộ đưa bệnh nhân đến nơi được bố trí tiếp nhận, không được để bệnh nhân đi phương tiện công cộng.
PGS Khuê cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn các cơ sở y tế và CDC của Hà Nội chuyển người bệnh nghi nhiễm Covid-19 đến các bệnh viện được Sở Y tế Hà Nội phân công điều trị Covid-19.
Hiện Sở Y tế Hà Nội đã bố trí Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận cách ly, theo dõi và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
Tuy nhiên, trước mắt sẽ bố trí tiếp nhận mắc các ca dương tính nhẹ và về các bệnh viện ngoại thành như Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đa khoa Mê Linh...
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Covid-19, các thuốc khác đang thử nghiệm
Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cùng các thành viên Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã họp cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Cuộc họp có sự tham gia của các chuyên gia đầu tại điểm cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và các chuyên gia tại 12 điểm cầu có người bệnh Covid-19 đang điều trị.
Theo đó, các chuyên gia đã xem xét và cho y kiến về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 theo hướng dẫn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới và của một số nước trên thế giới. Đồng thời, xem xét, đánh giá với một số thuốc đang được một số quốc gia thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng khẳng định, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19. Tất cả cả các thuốc hiện nay đều điều trị triệu chứng là chính. Việc sử dụng thuốc trong điều trị Covid-19 phải tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc tránh ngộ độc hay các tác dụng phụ không mong muốn gây ra.
Trong các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 3 bệnh nhân nặng. Các bệnh nhân đang được các cán bộ y tế chăm sóc và theo dõi sát tình hình bệnh tật, cũng như được Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn hằng ngày.
Nam Phương
Chống dịch COVID-19: Nhờ công nghệ, chuyên gia hàng đầu hỗ trợ tuyến dưới mọi lúc, mọi nơi Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly, chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa qua...