Nguy cơ bùng phát dịch sởi nghiêm trọng sau Covid-19
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, những tháng tới, thế giới sẽ chứng kiến số lượng trẻ em mắc bệnh sởi tăng vọt, với những biến chứng nghiêm trọng.
Trong khi thế giới vẫn đang tê liệt vì đại dịch Covid-19, các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng xảy ra những đợt bùng phát dịch sởi lớn, sớm nhất là vào đầu năm 2021, do nhiều nước đã bỏ lỡ chương trình tiêm chủng vaccine sởi theo định kỳ.
(Ảnh minh họa: KT)
Sởi – một căn bệnh rất dễ lây lan do một loại virus nhân lên trong mũi và họng của trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm bệnh. Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí y học The Lancet, nhóm tác giả đã kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp để ngăn chặn dịch sởi có khả năng tàn phá toàn cầu trong những năm tới.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Kim Mulholland thuộc Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch ở Australia, đồng thời là Chủ tịch Nhóm Công tác SAGE của Tổ chức Y tế Thế giới về vắc xin sởi và rubella cho biết, nhiều trẻ em đã bỏ lỡ tiêm chủng vaccine sởi trong năm nay, khiến các đợt bùng phát bệnh sởi trong tương lai là không thể tránh khỏi.
Theo nhóm nghiên cứu, 2020 là một năm yên tĩnh đối với bệnh sởi, một phần do hoạt động đi lại bị hạn chế và nhiều nước đưa ra các biện pháp kiểm soát Covid-19. Tuy nhiên, các tác động kinh tế sẽ dẫn đến nhiều trường hợp suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Suy dinh dưỡng làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi, dẫn đến nhiều ca tử vong hơn, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ông Kim Mulholland cảnh báo, những tháng tới có khả năng chứng kiến số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng mắc bệnh sởi tăng. Suy dinh dưỡng, cùng với sự suy giảm miễn dịch liên quan đến bệnh sởi, dẫn đến tỷ lệ tử vong nhanh hơn, trong khi thiếu hụt vitamin A đồng thời có thể dẫn đến mù lòa do bệnh sởi.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nhiều cộng đồng nghèo, vùng sâu vùng xa, nơi hệ thống y tế yếu, tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A ngày càng tăng. Đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc kiểm soát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine, với những chiến dịch tiêm chủng bị gián đoạn trong những tháng đầu năm 2020.
WHO ước tính, vào cuối tháng 10/2020, các chiến dịch tiêm chủng bị trì hoãn ở 26 quốc gia, dẫn đến 94 triệu trẻ em bị thiếu vaccine sởi theo kế hoạch. Tất cả những yếu tố này tạo môi trường cho các đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng vào năm 2021, kéo theo tỷ lệ tử vong gia tăng và những hậu quả nghiêm trọng do bệnh sởi thường gặp trong nhiều thập kỷ trước./.
Tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng sởi là gì? Có ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ?
Tuy rằng vaccine phòng sởi khá an toàn và khả năng phản ứng với cơ thể là rất thấp. Nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine phòng sởi và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ.
Video đang HOT
Vaccine sởi là một loại vaccine đã được các chuyên gia y tế đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện giống như với các vaccine khác như sốt nhẹ, phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm...
Các tác dụng phụ kể trên thường có thể tự hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y khoa. Tuy nhiên việc nắm rõ các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi bao gồm phản ứng thường gặp, ít gặp và hiếm gặp sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng tốt hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe.
1. Các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi với sức khoẻ
Các phản ứng nặng và nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra sau khi tiêm phòng vaccine sởi. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh được rằng các phản ứng không mong muốn xảy ra không phụ thuộc vào tuổi của người mắc phải.
1.1. Các phản ứng thường gặp (ADR> 1/100)
Các phản ứng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Sốt nhẹ hoặc vừa (từ 38,3 đến 39,4 độ C), đôi khi có thể sốt cao trên 39,4 độ C xảy ra trong tháng tiếp theo sau khi tiêm chủng.
Sốt nhẹ hoặc vừa là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Phát ban. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm vaccine phòng sởi.
1.2. Các phản ứng ít gặp (1/100
Một số phản ứng không mong muốn ít gặp có thể xảy ra bao gồm:
- Tác dụng toàn thân như co giật xảy ra từ 5 đến 11 ngày sau khi tiêm phòng. Đa số hiện tượng co giật sau khi tiêm phòng giống như sốt cao co giật.
- Phản ứng dị ứng như nổi mày đay tại chỗ tiêm.
- Phản ứng tại chỗ như cứng, sưng to, ban đỏ, nốt phồng và phù ở chỗ tiêm.
1.3. Các phản ứng hiếm hoặc rất hiếm gặp
Tuy các phản ứng sau đây rất hiếm gặp nhưng chúng khá nguy hiểm và vẫn có khả năng xảy ra:
- Phản ứng thần kinh bao gồm: viêm não, bệnh não trong vòng 30 ngày sau khi tiêm phòng. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp, liệt mắt, nhìn đôi xảy ra từ 3 đến 24 ngày sau khi tiêm.
Liệt mắt, nhìn đôi có thể là 1 tác dụng phụ của vaccine phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Hội chứng viêm đa rễ thần kinh (Guilain Barre)
- Phản ứng huyết học như giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết nhẹ.
- Các phản ứng toàn thân như ho, nhức đầu, đau họng, sổ mũi, viêm mũi, đau mắt, mệt mỏi toàn thân, ỉa chảy...
- Một vài trẻ em có tiền sử phản ứng phản vệ với ăn trứng có thể xảy ra phản ứng phản vệ như khó thở, hạ huyết áp,... đe doạ đến tính mạng.
2. Cách xử trí với tác dụng phụ của vaccine
Với các phản ứng sốt cao co giật, trẻ có thể dùng thuốc hạ nhiệt trước khi sốt nếu có nguy cơ và có thể tiếp tục dùng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày. Với các phản ứng phản vệ, trẻ có thể phản ứng dị ứng với trứng, neomycin hoặc gelatin thuỷ phân có trong vaccine virus sởi sống trên thị trường. Do vậy cần có sẵn adrenallin để dùng ngay khi tiêm phòng vaccine sởi xảy ra phản ứng phản vệ.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Để tránh các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, vaccine sởi chỉ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, tiêm mũi nhắc lại lần 2 với trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhát là 2 tháng.
- Phòng bệnh cho những người chưa có kháng thể sởi, chưa nhiễm bệnh sởi trước đây.
Bên cạnh đó, còn có các đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh sởi bao gồm:
- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vaccine.
- Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Trừ người mắc HIV chưa tiến triển thành AIDS.
- Phụ nữ có thai không được tiêm phòng sởi.
- Bệnh nhân lao tiến triển chưa điều trị.
Cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi? Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cũng là một trong những băn khoăn của bố mẹ sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về. Một trong những tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi là sốt. Tác dụng phụ này thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều lo lắng cũng như băn khoăn...