Nguy cơ bùng phát Covid-19 lần 2 từ các cuộc biểu tình tại Australia
Chính quyền Australia lo ngại nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 lần 2 từ các cuộc biểu tình phản đối tình trạng cảnh sát ngược đãi người bản địa.
Những lo ngại này được cho là hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh 1 người biểu tình đã được xác nhận dương tính với Covid-19 vào ngày hôm qua (11/6) và nhiều cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trong ngày hôm nay (12/6) và ngày mai (13/6) tại nhiều thành phố lớn của Australia.
Người biểu tình tuần hành phản đối bạo lực của cảnh sát vào ngày 6/6 tại Sydney. Ảnh: AAP.
Bất chấp những lời kêu gọi của chính quyền và cơ quan y tế sau khi một người biểu tình ở thành phố Melbourne dương tính với Covid-19, nhiều cuộc biểu tình dự kiến vẫn sẽ diễn ra vào cuối tuần này tại Australia. Trong đó, chỉ riêng tại thành phố Sydney, người biểu tình dự kiến sẽ tổ chức 2 cuộc tuần hành vào hôm nay và ngày mai bao gồm 1 cuộc biểu tình phản đối tình trạng ngược đãi người bản địa của cảnh sát và cuộc biểu tình thứ 2 để kêu gọi quyền lợi cho những người tị nạn.
Vào tối qua, Tòa án tối cao bang New South Wales đã cấm tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi quyền lợi cho người tị nạn. Và cảnh sát bang tuyên bố sẽ có hành động thích hợp đối với những người vi phạm bao gồm bắt giữ và phạt tiền lên đến 1.000 đô la Australia (AUD). Trong khi đó, các quan chức y tế Australia cảnh báo, chỉ 1 cá nhân mắc Covid-19 tham gia các cuộc tụ họp đông người có thể truyền bệnh cho hơn 35 người khác.
Video đang HOT
Ngày hôm nay (12/6), Thủ tướng Australia Scott Morrison đã kêu gọi người dân không tham gia các cuộc tuần hành bởi hành động này có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của những người khác.
Ông Morrison cho biết, các cuộc biểu tình đã làm trì hoãn kế hoạch nới lỏng giãn cách xã hội và nền kinh tế Australia có thể thiệt hại thêm 25 tỉ AUD nếu dịch Covid-19 bùng phát lần 2. Thủ tướng Australia cũng cho rằng những người biểu tình trái phép nên bị buộc tội do vi phạm các quy tắc xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Trước đó, hàng chục nghìn người đã tham gia tuần hành tại hầu khắp các bang của Australia, trong đó riêng tại thành phố Sydney đã có khoảng 20.000 người tham gia. Những người biểu tình kêu gọi công lý và phản đối tình trạng ngược đãi của cảnh sát đối với những người Australia bản địa. Ngoài ra, người biểu tình cũng kêu gọi gỡ bỏ những bức tượng của các nhân vật lịch sử nổi tiếng được cho là có liên quan đến việc buôn bán, sử dụng và ngược đãi người nô lệ./.
Trump gọi cảnh sát liên quan cái chết Floyd là 'nỗi ô nhục'
Trump chỉ trích gay gắt hành động của sĩ quan liên quan cái chết của George Floyd là "nỗi ô nhục" và "8 phút kinh hoàng".
"Cảnh sát phải được đào tạo chuẩn và thực hiện nó đúng đắn. Thật đáng tiếc khi thực tế họ rất chuyên nghiệp, nhưng người ta chỉ nhìn vào sự cố như vụ hơn 8 phút kinh hoàng", Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn Fox News tối 11/6. "Đó thực sự là 8 phút đáng sợ, là một nỗi ô nhục".
"Thực tế là mọi người sẽ bắt đầu nói 'tốt thôi, cảnh sát đều như thế cả'. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát không như vậy", ông chủ Nhà Trắng nói thêm.
Tổng thống Mỹ cho biết "sẽ làm rất nhiều điều tốt đẹp" sau khi nổ ra các cuộc biểu tình khắp cả nước, song khẳng định "cũng phải giữ cho lực lượng cảnh sát và cơ quan thực thi pháp luật mạnh mẽ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại thành phố Dallas hôm 11/6. Ảnh: AP.
Trump nói cảnh sát là một công việc rất khó khăn, thêm rằng "chúng ta đã thấy một vài điều khủng khiếp xảy ra với các sĩ quan". "Hầu hết cảnh sát đều là những người thực sự tốt", Tổng thống Mỹ khẳng định.
Ông chủ Nhà Trắng cùng ngày tuyên bố sớm ban hành sắc lệnh khuyến khích các sở cảnh sát khắp nước Mỹ áp dụng "tiêu chuẩn quốc gia về sử dụng vũ lực", nhưng bác bỏ những đề xuất được người biểu tình kêu gọi trong những ngày qua, như cắt ngân sách và giải tán cảnh sát.
Trump trước đó khẳng định "không cắt giảm ngân sách, không giải tán cảnh sát", thêm rằng chính quyền đang xem xét một số cải cách "để đảm bảo không còn cảnh sát xấu".
Cái chết của George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết, đã khiến các cuộc biểu tình đòi công lý cho cộng đồng da màu và phản đối hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát nổ ra khắp nước Mỹ.
Một số người muốn chính phủ tái phân bổ ngân sách dành cho lực lượng này vào các chương trình cộng đồng, trong khi nhiều người muốn hoàn toàn loại bỏ các sở cảnh sát. Hội đồng thành phố Minneapolis đã tuyên bố xem xét không cấp ngân sách và giải tán sở cảnh sát.
Người biểu tình chiếm khu phố Mỹ Hàng trăm người biểu tình đã dựng rào chắn, tạm thời chiếm khu vực ở quận Capitol Hill, thành phố Seattle và gọi đó là "khu tự trị". Khoảng 500 người đã chiếm một khu vực ở quận Capitol Hill kể từ tối 8/6, khi lực lượng cảnh sát di chuyển rào chắn ngăn đường phố và rời đồn cảnh sát Phân khu...