Nguy cơ bùng phát bệnh cúm gia cầm cuối năm
Từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại 29 tỉnh, thành phố, buộc các nông hộ phải tiêu hủy gần 400.000 con gia cầm.
Đặc biệt từ giữa tháng 6/2021, chủng virus CGC A/H5N8 xâm nhiễm vào Việt Nam. Chủng virus độc lực cao này đã lây lan tại 10 tỉnh, thành phố, khiến khoảng 23.500 con gia cầm phải tiêu hủy.
Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh CGC đã xảy ra tại 35 hộ thuộc 22 thôn của 18 xã ở 10 huyện. Tổng số gia cầm bị chết, buộc phải tiêu hủy là gần 70.000 con. Đến nay, Hà Nội không còn ổ dịch nào, bệnh CGC cơ bản được kiểm soát tốt.
Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Long đánh giá, các ổ dịch CGC chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vaccine… Nguyên nhân là do tổng đàn chăn nuôi gia cầm của cả nước hiện rất lớn, nhưng chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, chưa đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học; nhiều đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vaccine.
Video đang HOT
Đại diện Cục Thú y cũng cảnh báo tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm còn xảy ra tại nhiều tỉnh biên giới phía Bắc. Bên cạnh các chủng virus đã được ghi nhận, một số chủng virus CGC mới như: A/H7N9, A/H5N2 có nguy cơ xâm nhiễm cao vào lãnh thổ Việt Nam.
Cán bộ thú y Hà Nội tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, hiện nay đơn vị đang chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I tập trung tiến hành khảo nghiệm 7 loại vaccine CGC. Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương cũng đang tổ chức đánh giá hiệu lực 4 loại vaccine khác. Trên cơ sở đánh giá, Bộ NNPTNT sẽ xem xét, cho phép đưa vào kế hoạch sản xuất.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của bệnh CGC, thời gian qua, Bộ NNPTNT đã ban hành nhiều công văn gửi các địa phương (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc), Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (bao gồm Bộ đội Biên phòng) đề nghị phối hợp chỉ đạo ngăn chặn tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. “Tình trạng này thực tế còn rất phức tạp, nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành, địa phương, nguy cơ xâm nhiễm bệnh CGC vào Việt Nam là rất đáng lo ngại…” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Lâm Đồng chỉ cho phép lái xe đã tiêm vaccine vận chuyển hàng hóa
Sáng 3/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản khẩn số 1411/SGTVT-VT PT&NL về việc đảm bảo điều kiện đã tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho lái xe, phụ xe tham gia vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Lực lượng chốt trực tại thôn 1, xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) ghi lại biển số xe, thông tin của lái xe đối với những ô tô chở hàng từ nơi khác đến. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Theo văn bản này, các đơn vị vận tải hàng hóa và các hộ kinh doanh vận tải (chủ phương tiện) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kể từ 12h hôm nay 3/9 không được sử dụng lái xe, phụ xe chưa được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tham gia hoạt động vận tải hàng hóa liên tỉnh. Những trường hợp đang trên đường vận chuyển thì chỉ được hoạt động cho đến khi kết thúc hành trình vận chuyển.
Các đơn vị vận tải, các chủ phương tiện rà soát lại toàn bộ đội ngũ lái xe, phụ xe của đơn vị chưa được tiêm phòng vaccine liên hệ ngay với Trung tâm y tế tại địa phương để được ưu tiên tiêm phòng vaccine đợt cuối cùng. Những trường hợp không tuân thủ việc tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được giải quyết lưu thông qua các chốt trên địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Lãnh đạo Sở Y tế Lâm Đồng cho biết đến nay, tỉnh đã hoàn thành 6 đợt tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó đợt 1, tiêm cho các lực lượng chức năng trên tuyến đầu chống dịch.
Từ đợt 2 (tháng 6/2021) đến nay, tỉnh Lâm Đồng ưu tiên tiêm cho các tài xế, phụ xe; các trường hợp người già trên 65 tuổi; người có các bệnh nền; người hưởng trợ cấp xã hội; các lực lượng tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Văn Gia, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về chiến dịch tiêm vaccine do Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương, Sở Giao thông Vận tải đã tổng hợp danh sách các tài xế, phụ xe do các phường, xã lập và gửi đến Sở Y tế Lâm Đồng. Đến nay, tỉnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 11.000 lái xe, phụ xe vận tải hàng hóa liên tỉnh.
Để hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan qua đội ngũ lái xe, phụ xe ra ngoài cộng đồng, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện phương án "1 cung đường, 2 điểm đến", lái xe, phụ xe không dừng đỗ dọc đường.
Mặt khác, theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng, lái xe, phụ xe điều khiển phương tiện hàng hóa đường dài, xe bus, xe chở hành khách phải lưu trú, sinh hoạt tập trung tại các địa điểm do cấp huyện bố trí hoặc điểm lưu trú riêng biệt do doanh nghiệp, đơn vị vận tải tự bố trí; tuyệt đối không trở về gia đình, khu dân cư nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên xuất quân hỗ trợ Bà Rịa - Vũng Tàu Sáng 23/8, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an) tổ chức Lễ xuất quân tăng cường cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đợt này, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động...