“Nguy cơ Brexit không thoả thuận hiện là cao nhất”
Bộ trưởng Thương mại Liam Fox nhận định, kịch bản Anh rời EU mà không đạt được thoả thuận nào đang có khả năng trở thành hiện thực nhất hiện nay.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo Chủ nhật (Sunday Times) của Anh vào ngày 5/8, Bộ trưởng Thương mại Anh, ông Liam Fox nhận định, khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019 mà không đạt được thoả thuận nào với khối này hiện đã tăng lên mức 60%, và đây chính là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox. Ảnh: Politico
Lý giải cho điều này, ông Liam Fox cho rằng, sự không khoan nhượng từ phía Liên minh châu Âu là nguyên nhân chính. Ông Fox cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo tại Brussels là đã tìm cách cố thủ phía sau các ám ảnh tinh thần mà không thực sự lo lắng cho lợi ích chung của các công dân châu Âu.
Trong nhiều ngày qua, các tuyên bố lo ngại về một “Brexit không thoả thuận” đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn từ phía các quan chức trong chính quyền Anh.
Video đang HOT
Cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Anh quốc, Mark Carney cũng nhận định rằng “nguy cơ về một Brexit không thoả thuận đang tăng cao một cách đáng lo ngại”.
Để xoa dịu dư luận cũng như tìm lối thoát cho tình thế bế tắc hiện nay, các quan chức hàng đầu của chính phủ Anh đã thực hiện một loạt các hoạt động ngoại giao con thoi trong vài ngày qua, bất chấp việc châu Âu đang trong kỳ nghỉ Hè.
Ngày 3/8, Thủ tướng Anh Theresa May đã có cuộc gặp không chính thức với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tại khu nhà nghỉ của ông Macron ở miền Nam nước Pháp để bàn về Brexit. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Anh, Jeremy Hunt và Bộ trưởng phụ trách Brexit của Anh là Dominic Raab cũng đã có các cuộc tiếp xúc với các Ngoại trưởng Pháp và Áo nhằm thuyết phục các nước này giảm bớt các quan điểm cứng rắn trong đàm phán Brexit.
Theo dự kiến, các cuộc đàm phán về Brexit sẽ được nối lại vào ngày 13/8 tới và mục tiêu phía Anh đưa ra là đạt được các đột phá trước thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào cuối tháng 10/2018./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Nhật Bản ủng hộ Anh tham gia CPTPP hậu Brexit
Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ ủng hộ Anh tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi London chính thức rời khỏi liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox (trái) và Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: ANN News)
Theo Dailymail, các chuyên gia kinh tế và chính trị trước đây tỏ ra hoài nghi về triển vọng thành công sau khi có thông tin rằng Anh đã "đánh tiếng" rằng họ muốn tham gia CPTPP, động thái được cho là nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn thế giới sau khi Anh rời khỏi EU.
Tuy nhiên, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox ở Tokyo ngày 31/7, Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết ông sẽ hết sức hỗ trợ để Anh có thể tham gia CPTPP. Ông Motegi cũng chính là quan chức phụ trách các vấn đề liên quan CPTPP của Nhật Bản
"Tôi rất ủng hộ sự quan tâm của nước Anh trong vấn đề tham gia CPTPP. Đó là sự khuyến khích to lớn tới những nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại tư do tuân thủ theo quy tắc, và chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Anh hết mình, bao gồm việc cung cấp những thông tin hữu ích và sẽ làm trung gian cho Anh khi thương lượng với các nền kinh tế thành viên của CPTPP ", ông Motegi phát biểu.
Ông Fox ghi nhận sự ủng hộ của ông Motegi, nhận định: "Chúng tôi rất ấn tượng với sự lãnh đạo của Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe trong việc đàm phán CPTPP". Bộ trưởng Anh còn nhấn mạnh về mối quan hệ gần gũi giữa Anh và Nhật Bản, 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và quyết tâm của London và Tokyo về việc duy trì một hệ thống thương mại tư do, mở cửa dựa trên quy tắc quốc tế.
Trong lịch trình công du, ông Fox dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Abe, cũng như tham gia cuộc gặp giữa các doanh nhân Anh và nhà đầu tư Nhật Bản để thương lượng về việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước trong tương lai.
Nhật Bản là quốc gia có GDP chiếm gần một nửa của các nước thành viên CPTPP và là đối tác thương mại lớn nhất của Anh với quy mô giao dịch ước đạt 37 tỷ USD trong năm 2017, tăng gần 15% so với năm trước.
Tổng giao dịch thương mại của các nước thành viên CPTPP với Anh là gần 108 tỷ USD, cao hơn các đối tác của Anh như Hà Lan, Pháp hay Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm ngoái, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
CPTPP "nhắm" thêm Thái Lan, Hàn Quốc vào năm 2019 Thái Lan, Indonesia, Columbia, Hàn Quốc và Đài Loan được coi là đang sẵn sàng gia nhập CPTPP. Tại Canada, lãnh đạo đảng Bảo thủ Andrew Scheer hôm 19-7 yêu cầu các nghị sỹ trở lại Ottawa để tổ chức một phiên họp khẩn cấp của quốc hội để thảo luận và thông qua việc phê chuẩn CPTPP. Các nhà đàm phán từ...