Nguy cơ biến thể mới xâm nhập vào Việt Nam làm gia tăng ca mắc Covid-19
Tính đến ngày 24.6, Việt Nam có hơn 10,7 triệu ca mắc Covid-19, hơn 9,6 triệu ca khỏi bệnh và 43.084 ca tử vong.
Ngày 24.6, nhân kỷ niệm 130 năm ngày thành lập, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức Hội nghị khoa học năm 2022 với chủ đề: Nghiên cứu khoa học trong phòng chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Trên 80% dân số đã tiêm vắc xin Covid-19
Tại hội nghị, GS-TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, Việt Nam đã đáp ứng khá thành công với các làn sóng đầu tiên dịch Covid-19, khả năng lây lan của vi rút ở mức độ có thể kiểm soát qua các chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy vết và cách ly.
Bộ Y tế kêu gọi người dân tiêm mũi nhắc lại để bảo vệ mình khỏi mắc bệnh trước nguy cơ các biến thể mới xâm nhập. Ảnh DUY TÍNH
Tuy nhiên, qua các đợt dịch có thể thấy dịch Covid-19 trở nên nặng hơn với các biến thể lây lan nhanh kèm tăng nguy cơ nhập viện (như biến thể Delta), trong khi các chiến lược áp dụng trong các đợt dịch trước phát huy hiệu quả không cao như mong đợi.
Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam đã rất thành công với chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19, đạt trên 80% dân số và trên 98% với người từ 12 tuổi chỉ trong 12 tháng triển khai.
Việt Nam nới lỏng các can thiệp, song hành với tốc độ triển khai can thiệp về vắc xin Covid-19, kìm hãm sự lây lan và tác động của dịch ở góc độ cộng đồng và phục hồi kinh tế xã hội.
Số ca mắc, tử vong vì Covid-19 trên thế giới gia tăng
Theo GS-TS Phan Trọng Lân, Tổ chức Y tế thế giới cho biết hiện nay số ca mắc, tử vong tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và tiếp tục tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Châu Phi do miễn dịch không bền vững, các biến thể mới, biến thể phụ đáng lo ngại mới vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trên thế giới.
Tại Việt Nam, số ca mắc Covid-19 mới thời gian qua có xu hướng giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc mới mỗi ngày chỉ còn khoảng 600 – 700 ca. Gần đây, số ca mắc mới được ghi nhận tăng nhẹ trở lại tại một số địa phương.
Ngày 23.6: Cả nước 740 ca Covid-19, 5.087 ca khỏi | Hà Nội 154 ca | TP.HCM 38 ca
“Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh BA2, BA2.3, BA2.3.2, trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, có thể dẫn tới gia tăng các ca Covid-19 trong thời gian tới”, GS-TS Phan Trọng Lân nhận định.
PGS-TS Phan Trọng Lân cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh từ 6 – 8 tháng vẫn chưa tiêm nhắc lại. Và vì vậy, nếu các biến thể tiến hóa hoặc xâm nhập sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Viện Pasture TP.HCM kỷ niệm 130 năm ngày thành lập
Sáng 24.6, Viện Pasteur TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm ngày thành lập.
Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực của Viện Pasteur trong việc góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời, Viện Pasteur cũng đã hoàn thành chức năng hướng dẫn chuyên môn, triển khai các biện pháp chống dịch, hướng dẫn các địa phương phòng chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế mong muốn Viện Pasteur sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ, chú trọng xây dựng tốt công tác chăm sóc sức khỏe, phát triển tốt y tế dự phòng phía nam, tham mưu Bộ Y tế các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài ra, Viện Pasteur tiếp tục nghiên cứu các biến chủng mới Covid-19, dự báo kịp thời dịch bệnh.
Chưa ghi nhận các biến thể BA.4, BA.5 của Omicron tại Việt Nam
Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo theo dõi một số ca nhiễm 2 biến thể phụ mới của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết Việt Nam chưa ghi nhận biến thể này.
Theo WHO, hiện WHO đã bổ sung BA.4 và BA.5 là các biến thể phụ của Omicron vào danh sách các biến thể cần theo dõi. Trước đó, WHO đã theo dõi BA.1 và BA.2, đây là các biến thể đang chiếm chủ đạo số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết trong các báo cáo giải trình tự gene virus gây COVID-19 gần đây, có đến 97-98% số mắc nhiễm chủng BA.2, số còn lại nhiễm chủng Delta, BA.1, BA.2.1, BA.2.2..., ngoài ra chưa ghi nhận các biến thể khác.
Theo đánh giá của vị đại diện này, BA.2 là biến thể có tốc độ lây nhanh nhất (nhanh hơn Omicron thông thường khoảng 10%). Các chủng khác qua theo dõi thông tin trên thế giới, vị này cho rằng khác biệt chưa nhiều.
Theo đánh giá chung, hiện đã có xu hướng giảm rõ rệt về số mắc COVID-19 mới, số tử vong, số nhập viện và chuyển nặng. Tại Việt Nam cho đến nay đã ghi nhận các chủng Vũ Hán, Alpha, Delta, Omicron... Từ cuối tháng 2, chủng Omicron BA.2 chiếm ưu thế rõ rệt cho đến nay.
Nhật tặng Việt Nam thêm nửa triệu liều vắc xin COVID-19 Tại cuộc họp báo hôm nay 15-10, Ngoại trưởng Nhật Motegi Toshimitsu thông báo sẽ viện trợ thêm 500.000 liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam. Số vắc xin này sẽ được chuyển đến Việt Nam sau khi xong khâu chuẩn bị. Ngoại trưởng Nhật Motegi Toshimitsu - Ảnh: REUTERS Theo thông báo của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tính...