Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama

Theo dõi VGT trên

Kênh đào Panama có thể coi là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với lĩnh vực kinh tế.

Nguy cơ hiện hữu

Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama - Hình 1
Tàu vận tải di chuyển qua kênh đào Panama. Ảnh: AP

Theo kênh DW (Đức), mực nước kênh đào Panama đang giảm vì Trung Mỹ có ít mưa hơn. Các chuyên gia lo ngại người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng vì thực trạng này.

Kênh đào Panama là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 82 km ở Panama nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc tạo ra công trình này đã đóng góp lợi ích to lớn cho vận chuyển toàn cầu. Trước khi kênh đào Panama được xây dựng, tàu biển thường phải đi vòng qua cực Nam của Nam Mỹ, đây là tuyến đường dài và nguy hiểm hơn nhiều. Việc di chuyển qua kênh đào Panama đã rút ngắn hải trình hơn 13.000 km, tiết kiệm chi phí và thời gian. 5% các dịch vụ giao thương bằng đường biển của toàn cầu đi qua tuyến đường thủy chiến lược này.

Nhưng hiện nay, biến đổi khí hậu đang đe dọa tuyến đường này. Mỗi khi các âu thuyền trên kênh mở ra, hàng triệu lít nước ngọt đổ ra biển. Mực nước trong kênh giảm xuống nhưng sau đó được thay thế bằng nhiều nước hơn chảy vào. Âu thuyền còn gọi là hệ thống khóa nước, là một thiết bị trên các kênh rạch hoặc cảng biển có nhiệm vụ tăng và giảm mực nước, giúp các phương tiện giao thông đường thủy di chuyển vào hệ thống đường thủy liền kề có mực nước chênh lệch nhau.

Kênh đào Panama sử dụng rất nhiều nước ngọt vì tàu phải đi qua hàng chục âu thuyền đưa chúng lên hoặc xuống 26 mét. Theo công ty tư vấn Everstream, cần khoảng 200 triệu lít nước cho mỗi con tàu đi qua kênh đào Panama.

Hiện nay, người dân, các nhà bảo tồn và nhà khí tượng học đều đang quan sát thấy lượng mưa ở Trung Mỹ giảm do hậu quả của biến đổi khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc ít nước hơn cho kênh. Và nếu nước chảy ra từ các âu thuyền trên kênh không còn được thay thế, thì những con tàu lớn sẽ ngày càng khó đi qua.

Các giải pháp “cứu” kênh đào Panama

Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama - Hình 2
Tàu vận tải qua kênh đào Panama năm 2020. Ảnh: AP

Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã ban hành hạn chế mớn nước nghiêm ngặt trong những tháng gần đây. Mớn nước của tàu là khoảng cách giữa ngấn nước và đáy tàu. Phép đo này xác định lượng nước mà một con tàu cần để di chuyển an toàn. Nếu một con tàu chất đầy hàng hóa nặng, nó sẽ chìm sâu hơn tạo ra mớn nước lớn hơn.

Mớn nước hoạt động bình thường của kênh đào Panama là 15,24 m. Vào đầu tháng 5, các nhà chức trách đưa ra điều chỉnh. Bắt đầu từ ngày 24/5, những con tàu lớn nhất đi qua kênh đào Panama sẽ bị giới hạn ở mớn nước 13,56 m. Một tuần sau, vào ngày 30/5, con số đó sẽ lại giảm xuống còn 13,4 m.

Hapag-Lloyd, một công ty vận tải biển có trụ sở tại Hamburg (Đức) cùng nhiều doanh nghiệp quốc tế khác đã đối phó bằng cách xếp ít container hơn để giảm mớn nước cho tàu của họ. Để bù đắp cho việc mất thu nhập, Hapag-Lloyd sẽ áp dụng phụ phí 500 USD cho mỗi container đi qua kênh đào Panama bắt đầu từ tháng 6. Các chuyên gia thương mại lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thời gian vận chuyển lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến giá cả.

Tuy nhiên, nhà kinh tế học Vincent Stamer tại Viện Kinh tế thế giới Kiel (Đức) lại có quan điểm thoải mái hơn về mực nước ở kênh đào Panama và những hậu quả có thể xảy ra đối với thương mại toàn cầu. Ông đánh giá: “Điều đó sẽ không thực sự quan trọng đối với chuỗi cung ứng trong thời điểm hiện tại”. Theo nhà kinh tế học này, tình hình sẽ không giống như năm 2021, khi con tàu container Ever Given mắc kẹt gây ảnh hưởng ở kênh đào Suez. Ông lý giải: “Kênh đào Panama không quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu như kênh đào Suez”.

Video đang HOT

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn đang được cân nhắc cho kênh đào Panama. Chúng bao gồm kênh nhân tạo tiết kiệm nước sẽ tích trữ nước ngọt trong các lưu vực để có thể tái sử dụng. Việc xây dựng các hồ chứa và nhà máy khử mặn cũng đang được nghiên cứu.

“Giảm tải chắc chắn là cách dễ dàng nhất cho các công ty vận chuyển. Và việc sử dụng các tàu nhỏ hơn cũng có thể thực hiện được”, ông Vincent Stamer nói.

Ông Stamer cũng đề xuất lựa chọn thay thế khác: “Tuyến đường vận chuyển từ châu Á qua kênh đào Panama đến bờ biển phía Đông của Mỹ có thể đổi tuyến lại một phần qua kênh đào Suez”.

Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nước

Dù mới chỉ là mùa xuân, nhưng châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nước - Hình 1
Mực nước trong hồ chứa Sau ở Catalonia ở mức thấp. Ảnh: AFP

Theo tờ Politico, hồ chứa nước quan trọng phục vụ hàng triệu người ở vùng Catalonia, Tây Ban Nha, đang cạn kiệt. Tại Pháp, tình trạng thiếu nước đã gây ra các cuộc đụng độ khi một số ngôi làng không thể cung cấp nước máy cho cư dân. Trong khi đó, con sông lớn nhất của Italy đã trơ đáy từ tháng 6 năm ngoái.

Hơn 1/4 "lục địa già" đang phải chống chọi với hạn hán kể từ tháng 4, nhiều quốc gia đã gấp rút chuẩn bị cho mùa hè khô hạn khi nhiều dự báo cho rằng thảm hoạ sẽ lặp lại ở châu Âu, thậm chí còn tồi tệ hơn năm ngoái.

Đầu năm nay, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh xác nhận rằng châu Âu đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng kể từ năm 2018. Nhiệt độ tăng cao đang gây khó khăn cho nỗ lực phục hồi, khiến châu Âu mắc kẹt trong chu kỳ hạn hán nguy hiểm và nước trở thành nguồn tài nguyên quý giá hơn bao giờ hết.

Ông Torsten Mayer-Grr, tác giả chính của nghiên cứu trên, nhận định: "Một vài năm trước, tôi dự đoán châu Âu vẫn có đủ nước. Nhưng giờ đây, dường như chúng ta có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề".

Các chuyên gia cảnh báo dù thời tiết mưa ẩm trong những tuần tới có thể bổ sung nước cho lớp đất bề mặt và giúp ích cho hoạt động nông nghiệp, song mưa xuân cũng không thể khắc phục tình trạng thiếu nước ngầm đang xảy ra ở châu Âu.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố hạn hán "sẽ trở thành một trong những vấn đề thảo luận chính trị trọng tâm của đất nước trong những năm tới."

Hạn hán mùa đông

Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nước - Hình 2
Catalonia trong tình trạng khẩn cấp sau 32 tháng hạn hán. Ảnh: Getty Images

Trận hạn hán lịch sử vào năm ngoái đã khiến các hồ chứa trên mặt đất và dưới lòng đất của châu Âu trở nên cạn kiệt. Trong khi đó, nhiều khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán có rất ít mưa hoặc tuyết trong mùa đông - vốn được coi là thời điểm nguồn nước dồi dào hơn.

Pháp - nơi không có mưa trong hơn 30 ngày liên tiếp trong tháng 1 và tháng 2 - đã trải qua mùa đông khô hạn nhất trong 60 năm. Theo tổ chức nghiên cứu CIMA của Iatly, lượng tuyết rơi giảm 64% vào giữa tháng 4. Mực nước sông Po chảy thấp tương tự mùa hè năm ngoái, còn nước ở hồ Garda đã ở mức thấp hơn một nửa mức trung bình hằng năm.

Báo cáo từ hiệp hội nông dân Tây Ban Nha COAG cho biết một số loại ngũ cốc sẽ bị "xóa sổ" trên toàn bộ 4 khu vực trong năm nay. Một nhà khí tượng học đã nói với El País rằng hãy nói lời tạm biệt với gần như toàn bộ vụ thu hoạch ô liu.

Hồ chứa nước Sau ở phía Bắc Barcelona cũng cạn nước đến mức các giới chức đã quyết định vớt cá lên để chúng khỏi chết và làm ô nhiễm nguồn nước của khu vực. Trên khắp Catalonia, các hồ chứa nước chỉ ở mức 27% vào tháng 4. Trong khi đó, theo dự báo thời tiết, vào tuần tới, Tây Ban Nha sẽ đối mặt với một đợt nắng nóng sớm.

Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Teresa Ribera, lượng nước hiện nay ở Tây Ban Nha, cũng như ở Pháp, có thể giảm tới 40% vào năm 2050.

Ông Fred Hattermann, nhà thủy văn học tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho rằng lượng mưa mùa đông rất quan trọng đối với các quốc gia Địa Trung Hải nói riêng.

"Với lượng mưa ít ỏi của năm nay và lớp tuyết phủ mỏng trên dãy Alpine, nếu hiện tại không có nhiều mưa, hạn hán về cơ bản sẽ không thể chấm dứt", ông nói thêm.

Tuy nhiên, mưa xuân cũng chỉ giúp giảm bớt phần nào tình trạng thiếu nước trong mùa hè này. Ông Hattermann cảnh báo để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn bắt đầu vào mỗi năm với tình trạng thiếu hụt lớn nước ngầm, châu Âu sẽ cần tới gần một thập kỷ có nhiều mưa.

Tác động của biến đổi khí hậu

Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nước - Hình 3
Sông Ter gần như cạn kiệt hoàn toàn do hạn hán đang ập đến Catalonia. Ảnh: Getty Images

Song việc dự báo lượng mưa trong thời gian dài như vậy là rất khó khăn, đặc biệt là khi biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi mô hình lượng mưa. Một trong số ít các dự báo dài hạn, như dự báo của cơ quan thời tiết Đức cho những năm 2020, cho rằng nước này sẽ có lượng mưa ít hơn trong hầu hết thập kỷ.

Song ngay cả khi lượng mưa không thay đổi, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm lượng nước cung cấp trên khắp các vùng của châu Âu.

Hạn hán là hiện tượng phức tạp xảy ra do nhiều yếu tố - chẳng hạn quản lý nước kém hoặc tiêu thụ quá mức. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng chắc chắn sẽ gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước của châu Âu.

Ông Hattermann cho rằng tình trạng ấm lên toàn cầu đang khiến lục địa già trở nên khô cằn hơn theo 3 yếu tố.

Thứ nhất là nhiệt độ càng tăng, nước càng bốc hơi nhiều. Ông nhấn mạnh: "Chỉ riêng điều này đã khiến châu Âu khô cằn hơn. Về cơ bản, chúng ta sẽ phải có lượng mưa tăng đều đặn để bù đắp cho sự gia tăng lượng nước bốc hơi đó".

Thứ hai, biến đổi khí hậu đang làm suy yếu dòng khí quyển châu Âu, có nghĩa là hệ thống áp suất không khí có thể bị mắc kẹt, tạo ra thời kỳ khô nóng kéo dài - như đã xảy ra vào năm ngoái - hoặc lượng mưa lớn kéo dài, như trường hợp xảy ra trong trận lũ lụt chết người năm 2021.

Cuối cùng, khi các dòng sông băng và tuyết phủ trên khắp châu Âu đang tan chảy nhanh chóng, bị thu hẹp do nhiệt độ tăng lên, nguồn cung nước thiết yếu cho các con sông lớn - như sông Rhine, sông Danube, sông Rhône hay sông Po - cũng vì thế mà mất đi.

Ông Andrea Toreti, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu cho biết năm nay, lượng nước chảy vào các hồ chứa nước của châu Âu sẽ ít hơn nhiều so với bình thường.

Theo ông Toreti, bước vào mùa hè này, Tây Ban Nha, miền nam Bồ Đào Nha, Italy và Pháp là những quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương.

"Ba Lan và các khu vực khác như Bulgaria, Romania, Hy Lạp đang cảnh báo về hạn hán", ông nói. Đài quan sát hạn hán châu Âu cũng chỉ ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở các nước Bắc Âu.

Ông Hattermann lưu ý rằng Brandenburg, điểm nóng hạn hán ở Đức, đã có lượng mưa trên mức trung bình trong những tháng gần đây, nhưng mực nước ngầm lại thấp hơn so với năm ngoái. "Mặc dù mưa rất nhiều nhưng tình hình không khá hơn mà còn tệ hơn," ông nói.

Chung tay hành động

Châu Âu tiếp tục đối mặt với khủng hoảng nước - Hình 4
Một trong những nhánh hồ Solinskie ở Ba Lan cạn trơ đáy. Ảnh: EPA

Và châu Âu đang dần thức tỉnh trước mối đe dọa này.

Các thủ đô từng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán vào mùa hè năm ngoái đang đưa ra biện pháp phản ứng với tình trạng thiếu nước trong các lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp.

Đầu tháng này, Italy đã ban hành sắc lệnh về hạn hán nhằm giảm tình trạng quan liêu đối với cơ sở hạ tầng nước, bao gồm cả các nhà máy khử muối. Tây Ban Nha hồi tháng 1 cũng đã công bố bộ kế hoạch quản lý nước mới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra chiến lược quản lý nước quốc gia mới, nhằm mục đích giảm 10% lượng nước tiêu thụ tổng thể vào cuối thập kỷ này.

Chiến lược của Đức, được thông qua vào tháng 3, bao gồm các biện pháp sử dụng nước "bền vững" ở 10 khu vực vào năm 2050, cũng như loạt 78 biện pháp sẽ được thực hiện vào năm 2030.

Nhưng những nhà phê bình cho rằng các quốc gia đang hành động quá ít để giải quyết vấn đề quản lý tài nguyên yếu kém, vốn vẫn còn tồn tại trên khắp lục địa.

Bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc của Copernicus, dịch vụ quan sát khí hậu châu Âu, cho biết: "Rõ ràng, nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn và chúng ta với tư cách là một xã hội đã không quản lý hiệu quả nhất có thể nguồn tài nguyên hữu hạn này".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024

Tin mới nhất

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

19:50:10 07/11/2024
Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Lợi ích bất ngờ của cần tây với sức khỏe nam giới

19:46:44 07/11/2024
Mặc dù dữ liệu về tác dụng cụ thể của việc ăn cần tây đối với sức khỏe tình dục nam giới còn hạn chế nhưng cần tây có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng khác.

Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp

19:37:35 07/11/2024
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.

Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ

18:50:45 07/11/2024
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi

18:47:13 07/11/2024
Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

18:25:30 07/11/2024
Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử.

Đức có Bộ trưởng Tài chính mới

18:14:26 07/11/2024
Trước sự sụp đổ của chính phủ, lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz, người đứng đầu Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã kêu gọi chính phủ Đức cần tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tuần tới, thay vì vào năm sau.

Tổng thống Venezuela hoan nghênh sự khởi đầu mới trong quan hệ với Mỹ

18:08:59 07/11/2024
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương.

Cảnh báo về sự bùng phát loài bọ cạp tại Brazil

18:07:18 07/11/2024
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.

Cháy rừng lan nhanh tại California buộc hàng nghìn người phải sơ tán

18:05:08 07/11/2024
Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết đã ban hành lệnh sơ tán cho trên 10.000 người, khi đám cháy rừng đe dọa 3.500 công trình tại các cộng đồng ngoại ô, trang trại và khu vực nông nghiệp xung quanh Camarillo.

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

17:46:03 07/11/2024
Các nhà phân tích nhận định cuộc họp của Fed trong tuần này sẽ tránh được bất kỳ kịch tính nào. Nhà kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG vẫn dự báo Fed sẽ hạ lãi suất, ít nhất là vào tháng này.

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ LHP HANIFF 2024: "Chải" Long Vũ bảnh bao như chú rể, mỹ nam Penthouse chiếm trọn spotlight

Hậu trường phim

22:54:45 07/11/2024
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) là một trong số những sự kiện điện ảnh được mong chờ nhất những ngày đầu tháng 11.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

Tin nổi bật

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.