Nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong vì COVID-19 tăng dần theo độ tuổi
Tuổi tác người bệnh là một nhân tố nguy cơ quan trọng trong bệnh COVID-19, đây là phát hiện khoa học vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.
Các nhân viên y tế đứng bên chiếc xe cấp cứu đậu bên ngoài Trung tâm Excel ở London (Anh) ngày 1-4-2020 – Ảnh: REUTERS
Theo Đài ABC (Mỹ), trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu rõ thêm về việc những đối tượng nào rơi vào nhóm có nguy cơ tiến triển bệnh nguy kịch hoặc tử vong cao hơn khi bị bệnh này.
Nghiên cứu công bố tuần này trên tạp chí The Lancet đã tìm hiểu về các dữ kiện thông tin về những người bệnh dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại 38 quốc gia.
Kết luận tổng thể quan trọng họ rút ra được từ đây là nguy cơ tử vong vì COVID-19 tăng theo khoảng cách 10 năm giữa các nhóm tuổi người bệnh.
Cụ thể, tỉ lệ tử vong trong nhóm người bệnh COVID-19 độ tuổi 20 là 0,03%, độ tuổi 30 là 0,08%, độ tuổi 40 là 0,16%, độ tuổi 50 là 0,6%, độ tuổi 60 là 1,9%, độ tuổi 70 là 4,3% và độ tuổi từ 80 trở lên là 7,8%.
Những người có nguy cơ bị bệnh nguy kịch và tử vong cao nhất là những người ở nhóm tuổi từ 80 trở lên có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư.
Video đang HOT
Nhiều nước vẫn đang chật vật tìm cách xét nghiệm hiệu quả COVID-19 cho người dân. Việc rất nhiều người nhiễm virus corona hoặc có triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng đã gây khó khăn cho các nhà khoa học khi muốn đánh giá chính xác tỉ lệ tử vong của bệnh này.
Cũng theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học ước tính tỉ lệ tử vong vì COVID-19 tại Trung Quốc là 1,4%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 3,4% các nghiên cứu trước đó đưa ra.
Thời gian trung bình kể từ khi phát bệnh COVID-19 tới lúc chết khoảng 18 ngày, trong khi thời gian trung bình kể từ lúc phát bệnh tới lúc ra viện khoảng 25 ngày.
D. KIM THOA
Điều rút ra khi nghiên cứu nước bọt của bệnh nhân Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Hồng Kông đã thực hiện nghiên cứu và phát hiện thời điểm Covid-19 tồn tại nhiều nhất trong cơ thể người, gây lây lan mạnh nhất.
Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi phó giáo sư Kelvin To Kai-wang, làm việc tại Khoa vi sinh của Đại học Hồng Kông, cho biết, Covid-19 có thể lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi xâm nhập vào cơ thể người. Điều này cũng giải thích được nguyên nhân khiến loại virus này lây nhiễm nhanh chóng như vậy.
Dựa trên kết quả nghiên cứu mẫu nước bọt của 23 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại 2 bệnh viện lớn của Hồng Kông, các nhà khoa học cho rằng, lượng virus có trong máu người bệnh xuất hiện nhiều nhất trong 7 ngày đầu tiên nhiễm Covid-19 và giảm dần mật độ vào thời gian sau đó.
Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Hồng Kông đã được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet.
Hai người đeo khẩu trang khi ra đường sau dịch Covid-19 tại Bắc Kinh (ảnh: NY Times)
"Số lượng virus trong máu của bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm cho thấy virus có thể lây lan từ người này sang người khác dễ dàng nhất vào thời gian này", ông Kelvin To Kai-wang cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, Covid-19 có thể tồn tại trong cơ thể bệnh nhân là người cao tuổi trong gần 1 tháng, điều này phần nào lý giải vấn đề vì sao người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tử vong vì dịch bệnh.
"1/3 số bệnh nhân của chúng tôi xét nghiệm dương tính với Covid-19 sau 20 ngày, thậm chí có trường hợp cá biệt còn lâu hơn. Vì vậy, có thể cần cách ly những người nghi nghiễm Covid-19 trong thời gian lâu hơn (thay vì 14 ngày)", ông Kelvin To Kai-wang cho biết.
Cảnh sát Ấn Độ mang gậy đi kiểm tra tình hình thực hiện lệnh phong tỏa của người dân (ảnh: AP)
Tại Trung Quốc, bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn phải ở lại trung tâm cách ly trong vòng 14 ngày sau khi hồi phục. Tại Hồng Kông, bệnh nhân nhiễm Covid-19 không phải cách ly sau khi được cho xuất viện nhưng sẽ được các nhân viên y tế theo dõi sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, để giữ an toàn cho y bác sĩ, nên xét nghiệm Covid-19 qua mẫu nước bọt hơn là thực hiện thủ pháp lấy mẫu xét nghiệm sâu trong mũi hoặc họng vì có thể làm bệnh nhân bị ho, hắt hơi và khiến dịch chứa Coivd-19 bắn vào người lấy mẫu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Tại sao virus corona không 'sống' nhưng rất khó tiêu diệt? Sau nhiều tỷ năm tiến hóa, các loại virus học được cách "tồn tại dù không có sự sống" - chiến lược hiệu quả đáng sợ khiến chúng trường tồn, không ngừng đe dọa loài người. Virus SARS-CoV-2 chết người đã khiến cuộc sống toàn cầu bị đình trệ chỉ là một cụm vật chất di truyền, bao quanh là các protein hình...