Nguy cơ bệnh dại bùng phát
Bệnh dại là một trong những bệnh nguy hiểm và có thể lây từ chó, mèo sang người. Bệnh dại chưa có thuốc đặc trị, người bị bệnh dại gần như 100% tử vong.
Do đó, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo là cách phòng chống dịch bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, do ý thức người nuôi chưa cao, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo đạt thấp nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.
Năm nay, bệnh dại được ghi nhận “vào mùa sớm” hơn so với các năm trước, do thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay. Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trong tỉnh đã xảy ra 2 ổ dịch bệnh dại trên chó, ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau và xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, ổ dịch tại xã Lý Văn Lâm chưa qua 21 ngày. áng quan tâm, gần đây trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, đã có trường hợp tử vong do bệnh dại. Theo người nhà nạn nhân, người này bị chó cắn trước đây khoảng 1 tháng nhưng không tiêm phòng vắc xin kháng dại.
Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 ổ dịch tại 16 xã, phường của 8/9 huyện và TP Cà Mau. Trước nguy cơ tái bùng phát bệnh dại, Sở Y tế tỉnh vừa chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Trước nguy cơ bùng phát bệnh dại trên chó, mèo, UBND Phường 8, TP Cà Mau, ra quân bắt chó thả rông.
Bà Tô Nguyệt Tiên, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y TP Cà Mau, cho biết, thời tiết giao mùa nắng nóng như hiện nay là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trong đó có bệnh dại trên chó, mèo. ể chủ động phòng, chống bệnh dại, Trạm phối hợp cán bộ thú y các xã, phường thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi.
Bà Tiên khuyến cáo, người bị chó, mèo cắn, cào hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải xử lý vết thương và tiêm phòng bệnh dại, tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc nam.
Video đang HOT
Ông Trần Quyết Toán, Phó chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết, đối với ổ dịch tại ấp Chánh, đã tiêu hủy 4 con chó mắc bệnh, trọng lượng 35 kg; cán bộ thú y địa phương cũng tiến hành phun, xịt thuốc sát trùng để bao vây ổ dịch, tránh tình trạng lây lan. “Tổng đàn chó, mèo trên địa bàn xã hiện tại trên 1.400 con. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng những năm qua đạt thấp, mới trên 50%”, ông Toán lo lắng.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen thả rông chó ra đường mà không đeo rọ mõm, không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại. Tình trạng này làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường.
Bà Tô Nguyệt Tiên cho biết, năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng trong tổng đàn chó trên địa bàn toàn thành phố đạt khá thấp, chỉ tiêm được 1.410 liều vắc xin trên tổng số gần 9 ngàn con chó. Những tháng đầu năm 2024, địa phương mới tiêm bổ sung thêm 200 con. Như vậy, tính từ năm 2023 đến nay, toàn thành phố chỉ tiêm được 1.610 con trên tổng số 8.976 con.
“Việc tiêm phòng đạt thấp là do tình trạng khan hiếm vắc xin trong năm 2023. Một thực tế khác, khi tiến hành tiêm phòng miễn phí thì tỷ lệ tiêm đạt cao, nhưng khi tiêm thu phí thì đạt thấp, vì nhiều lý do. Trong đó, lý do lớn nhất vẫn là sự hợp tác của người dân chưa cao, đã làm cho bệnh dại trên địa bàn đang có nguy cơ bùng phát”, bà Tô Nguyệt Tiên cho biết thêm.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc xin bệnh dại phải đạt từ 70% trở lên thì mới có thể loại trừ nguy cơ lây lan bệnh dại trong cộng đồng.
Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại lây truyền từ động vật sang người. Do vậy, người nuôi cần thực hiện tốt công tác tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi, cũng chính là bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng.
40 người tử vong, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh dại bùng phát
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 40 ca tử vong do bệnh dại, tập trung ở nhiều tỉnh phía Nam.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh dại.
Bộ Y tế vừa có văn bản tăng cường công tác phòng chống dại gửi các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bộ Y tế nêu rõ bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong ở người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hàng năm thế giới có trung bình 60.000 ca tử vong do dại.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2021 trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 - 2016.
Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh dại
Tuy nhiên năm 2022, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại. Trong đó, tỉnh Bến Tre có 12 ca tử vong do dại (tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2021), tỉnh Kiên Giang có 5 ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 ghi nhận 1 ca) và tỉnh Gia Lai ghi nhận 4 ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 không ca tử vong).
Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận đã có 40 trường hợp tử vong. Số trường hợp tử vong từ năm 2017 đến năm 2021 vẫn tăng ở 20 tỉnh so với giai đoạn 2011-2016.
Bộ Y tế cho biết nguyên nhân trực tiếp gây tử vong chủ yếu do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng vắc-xin, nhưng nguyên nhân gián tiếp là do tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại chỉ đạt khoảng 40% tổng đàn chó, mèo. Trong khi đó, để ngăn chặn bệnh dại lây sang người cần đạt tỉ lệ tiêm phòng trên động vật ít nhất 70% trong 2 năm liên tiếp. Do đó, nguy cơ bùng phát bệnh dại trên người tại các khu vực nói trên và lây lan sang các khu vực khác rất lớn.
Bộ Y tế đề nghị UNBD các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn.
Tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại chỉ đạt khoảng 40% tổng đàn chó, mèo - Ảnh minh hoạ
Sở Y tế các tỉnh, thành cũng được yêu cầu tăng cường tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại trên người: Tiếp tục mở rộng và tăng cường các điểm tiêm vắc-xin phòng dại để đảm bảo ít nhất mỗi huyện/thị xã có một điểm tiêm.
Đối với các tỉnh có nguy cơ cao, thành lập thêm các điểm tiêm vắc-xin phòng dại tại tuyến xã để tăng tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại sau phơi nhiễm (nếu cần thiết).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được yêu cầu giám sát và xử lý ổ dịch dại trên động vật, kịp thời chia sẻ thông tin để Sở Y tế chủ động phòng chống lây nhiễm sang người.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí tiêm vắc-xin phòng dại sau phơi nhiễm cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, người tham gia phòng chống dịch dại ở những vùng có nguy cơ cao.
Nghệ An triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống bệnh dại Hiện nay, bệnh dại đang có sự gia tăng đột biến với số ca tử vong cao. Ở Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bị bệnh dại. Số ca tử vong do bệnh dại tăng đột biến Biểu đồ bệnh dại. Kỹ thuật: Hữu Quân Đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22...