Nguy cơ bất ổn chính trị vì tranh giành quyền lực
Không chỉ bị thúc ép từ các quốc gia khác ở châu Âu trong việc sớm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng với lực lượng chống đối ở khu vực miền Đông, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chính quyền của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko còn đang phải đối mặt với những khó khăn khác xuất phát từ yêu sách đòi ông từ chức của lực lượng cực hữu. “Chảo lửa” Ukraine một lần nữa lại nóng vì tranh giành quyền lợi giữa các phe phái.
Những cuộc biểu tình phản đối Tổng thống
Hôm 22/7, gần 7.000 người Kiev ủng hộ lực lượng cực hữu đã tham gia cuộc biểu tình đòi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko từ chức. Trả lời phỏng vấn báo giới, thủ lĩnh của lực lượng cực hữu Dmitry Yarosh cho rằng, ông Petro Poroshenko hiện không còn phù hợp với vai trò lãnh đạo đất nước và lực lượng cực hữu sẽ tổ chức các cuộc tuần hành cho đến khi nào yêu cầu của họ được thực thi. Thậm chí, ông Dmitry Yarosh còn cho rằng, cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý về bất tín nhiệm Quốc hội, nội các và Tổng thống. Nếu không, lực lượng cực hữu sẽ tự thành lập một ủy ban bầu cử của riêng mình rồi tự đi tiến hành bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Ukraine.
Hãng tin Ria Novosti của Nga cho hay, một trong những yêu sách mà lực lượng cực hữu đưa ra là họ không đồng ý với đường lối, chính sách mà ông Petro Poroshenko đang thực thi, nhất là trong việc giải quyết vấn đề miền Đông.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko theo dõi một cuộc tập trận của hải quân ở Mykolaiv Oblast hôm 21/7. (Ảnh: Kyivpost)
Còn theo tin từ tờ Sputnik, căng thẳng giữa lực lượng này và chính phủ bắt đầu lên cao từ giữa tháng 7 khi Tổng thống Petro Poroshenko ra lệnh cho các cơ quan an ninh và cảnh sát nước này tước vũ khí của các “nhóm bất hợp pháp” trong đó có lực lượng cực hữu vì các thành viên của nhóm này từng tấn công và đọ súng với cảnh sát ở thị trấn Mukacheve hồi đầu tháng. Tờ Sputnik còn khẳng định, không chỉ phải lo đối phó với lực lượng cực hữu mà giờ đây, chính phủ Ukraine còn phải rất cẩn thận với những thành phần cực đoan khác.
Video đang HOT
Nói thế là bởi lẽ, hồi cuối tháng 4 vừa qua, một nhóm binh sĩ thuộc lực lượng cánh hữu đã kéo đến bao vây dinh Tổng thống và dọa đốt trụi nếu chính quyền tiếp tục có chính sách không “ưu tiên” nhóm của họ. Lần đó, các đơn vị quân đội của Ukraine đã buộc phải bao vây căn cứ của quân đoàn tình nguyện thuộc lực lượng cánh hữu nằm ở khu vực biên giới giữa hai vùng Dnipropetrovsk và Donetsk.
Theo các nhà phân tích, việc lực lượng cánh hữu quay lưng lại với Kiev sau khi đã ủng hộ mạnh mẽ cho cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và cuộc chiến chống lại lực lượng chống đối ở miền Đông Ukraine là một dấu hiệu xấu cho thấy những rạn nứt lớn trong nội bộ chính trường nước này. Nó cũng cho thấy, kể cả sau khi giải quyết được vấn đề miền Đông, Ukraine cũng khó có thể yên bình được bởi lợi ích đã bị các nhóm chính trị đặt lên hàng đầu và hành động bằng mọi giá, bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình. Điều đó cũng có nghĩa là mọi sự hợp tác dựa trên lợi ích của hai bên đều có nguy cơ đổ vỡ nếu một trong các bên cảm thấy chưa thỏa mãn với những gì mình đã có.
Yêu cầu từ lãnh đạo EU
Và trong khi còn đang bối rối trước việc giải quyết mâu thuẫn phát sinh với lực lượng cực hữu, chính phủ Ukraine vẫn phải xúc tiến các biện pháp hòa bình với lực lượng chống đối ở miền Đông như thỏa thuận sơ bộ đã ký kết về việc rộng quy mô rút vũ khí trong đó có xe tăng và những hệ thống vũ khí nhỏ hơn.
Hôm 23/7, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tiến hành cuộc điện đàm 4 bên về vấn đề này để thúc đẩy việc thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn.
Nhưng đáng buồn là đến nay, nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong vấn đề miền Đông Ukraine vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể hơn trên thực địa. Phó trưởng phái bộ giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Ukraine Alexander Hug hôm 23/7 cho biết, các bên tại Ukraine vẫn không tôn trọng thỏa thuận và không tiến hành rút toàn bộ vũ khí hạng nặng. Điều này lại dẫn đến một số cuộc biểu tình tự phát ở Donetsk nhằm phản đối các vụ nã pháo gây thương vong cho dân thường. Ông Alexander Hug cho rằng, những diễn biến mới này cho thấy mối quan ngại về tình hình an ninh và gây cản trở rất nhiều về tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine.
Theo Gia Nam
Công an Nhân dân
Tổng thống Ukraine ra lệnh xóa bỏ "quân đội tư nhân"
Ngày 23/3, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Ukraine sẽ không có "quân đội bỏ túi," không một thống đốc nào được duy trì "quân đội riêng" của mình.
Tổng thống Petro Poroshenko (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Poroshenko nhấn mạnh mọi lực lượng bảo vệ lãnh thổ Ukraine đều phải trực thuộc cơ cấu hệ thống quân sự duy nhất của nước này.
Trước đó, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine Valentin Nalivaichenko tuyên bố một số quan chức lãnh đạo tỉnh Dnepropetrovsk hiện đang duy trì những nhóm vũ trang, thực chất là các băng nhóm tội phạm.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, vấn đề các nhóm vũ trang mới đây lại nổi lên tại Ukraine sau vụ ngày 22/3 trụ sở công ty dầu khí Ukrnafta ở thủ đô Kiev bị một nhóm người có vũ trang mặc áo giáp chống đạn và đi xe thiết giáp "chiếm lĩnh để bảo vệ."
Truyền thông Ukraine cho rằng nhóm này có liên quan đến thống đốc Dnepropetrovsk, trùm tài phiệt Igor Kolomoisky, họ chiếm lĩnh công ty sau khi Ukrnafta sa thải một thân cận của trùm tài phiệt khỏi thành phần hội đồng quản lý.
Sau đó Bộ Nội vụ Ukraine tuyên bố cơ quan bảo vệ pháp luật của Kiev đã thiết lập quyền kiểm soát đối với trụ sở của Ukrnafta.
Vụ việc càng làm dấy lên những đồn đoán về một cuộc xung đột lợi ích giữa Tổng thống và trùm tài phiệt trên, người được cho là đứng sau nắm giữ đạo một số ngành công nghiệp then chốt của Ukraine.
Cùng ngày, cơ quan báo chí của lực lượng dân vệ quốc gia Ukraine cho biết hai tiểu đoàn dân vệ đã được điều đến tỉnh Dnepropetrovsk theo lệnh của Tổng thống Poroshenko.
Tuy nhiên, trên trang web của Tổng thống không xuất hiện sắc lệnh này. Tại vị trí đóng quân mới, hai tiểu đoàn này được đặt trong tình trạng trực chiến tăng cường.
Trong khi đó, báo Vesti (Nga) phiên bản điện tử đưa tin các tiểu đoàn tình nguyện đang được điều về thủ đô Kiev, tuy nhiên mục đích không được công bố./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Nga - Ukraine đạt thỏa thuận khí đốt, châu Âu bớt lo "tê cóng" Sau những cuộc đàm phán căng thẳng tại Brussels, Nga và Ukraine ngày 2/3 đã đạt được thỏa thuận về cung cấp khí đốt sang châu Âu cho đến hết tháng 3, giúp các nước Tây Âu tránh được nguy cơ "tê cóng" trong những ngày cuối đông. Ukraine và EU vẫn lệ thuộc lớn vào nguồn khí đốt từ Nga (Ảnh: NBC...