Nguy cơ bão chồng bão, miền Trung sắp đón bão số 6 mạnh trên cấp 12
Sáng nay, ngoài khơi phía đông Philipines có một áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
ThS Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn, cho biết: Theo dự báo của các cơ quan khí tượng Nhật Bản và Mỹ, ngày 16.10 cơn bão này sẽ vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6. Cơ quan khí tượng của Nhật Bản dự báo, ngày 19 bão sẽ đổ bộ vào từ Huế đến Đà Nẵng và Quảng Nam.
Trong khi đó, cơ quan khí tượng của Hải quân Mỹ cho rằng bão ảnh hưởng từ Huế đến Quảng ngãi từ ngày 20 – 21.10. Điểm chung của cả hai cơ quan này đều cho rằng đây là cơn bão mạnh, từ cấp 12 trở lên.
Xuất hiện ‘hố tử thần’ sâu hun hút trên Quốc lộ 14B sau mưa lịch sử
Dự báo áp thấp này mạnh lên thành bão và ngày 16.10 cơn bão này sẽ vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6
NGUỒN CƠ QUAN KHÍ TƯỢNG NHẬT BẢN
Đường Thái Thị Bôi (Q.Thanh Khê) vẫn còn ngập sâu, có đoạn nước ngập hơn 50cm
HUY ĐẠT
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: Sáng nay 15.10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 5) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền các tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi. Hồi 7 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 15,2 độ vĩ bắc; 108,3 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây và tan dần.
Từ ngày 15 – 16.10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi còn có mưa vừa, mưa to và giông; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa to.
Bão Noru sắp đổ bộ, bà con di tản vẫn lo lắng cho ngôi nhà cấp 4
Bão Noru được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Trước tình hình bão đang áp sát Việt Nam, tất cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão đang gấp rút hoàn thành các công tác ứng phó trước cơn bão lịch sử để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
Hình ảnh mắt bão được ghi nhận thông qua vệ tinh. (Ảnh: Zing News)
Theo dự kiến, khoảng cuối ngày 27/9, bão sẽ trực tiếp đổ bộ vào miền Trung. Trước tình hình nguy hiểm của cơn bão Noru, các địa phương cũng đã tổ chức di dời, sơ tán bà con ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn hơn.
Các địa phương đã bắt đầu công tác di dời dân từ ngày 26/9. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Những người già, sức khỏe yếu được ưu tiên di tản trước. (Ảnh: Lao Động)
Tại nhiều khu vực, cán bộ địa phương phải đến từng nhà để thuyết phục bà con di dời, đến nơi an toàn hơn. Theo thông tin từ Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, nhiều bà con dù đã nghe theo sự vận động của chính quyền, di tản đến nơi tránh bão nhưng ánh mắt vẫn nặng trĩu, xót xa, lo lắng cho vật nuôi, cho căn nhà cấp 4 nhỏ của mình. Họ không biết liệu sau cơn bão, căn nhà nhỏ có chống chọi được không, nếu nhà mất đi rồi thì biết ở đâu.
Bà con lo lắng cho căn nhà, tài sản của mình liệu có vượt qua được cơn bão. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Dù không được diễn tả bằng lời nhưng chỉ nhìn những ánh mắt lo lắng của bà con, đầu còn ngoảnh lại phía căn nhà cũng đủ hiểu họ lo lắng như thế nào. Tuy nhiên, vì sự an toàn của chính bản thân, họ đành phải di dời.
Lực lượng chức năng đang gấp rút công tác sơ tán bà con đến nơi an toàn. (Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam)
Cán bộ địa phương đến từng nhà để thuyết phục mọi người đi tránh bão. (Ảnh: Tiền Phong)
Trước thông tin cơn bão sẽ đổ bộ vào miền Trung, cả nước chỉ biết đau xót và cầu nguyện thay cho bà con nơi đây, hy vọng bão về sẽ nhẹ hơn dự kiến để bà con không phải mất mát quá nhiều, các ngôi nhà vẫn sẽ còn nguyên. Một số bình luận của độc giả dành cho "khúc ruột miền Trung":
- "Siêu bão năm nào cũng được dự đoán là mạnh nhất, nhưng cuối cùng vẫn không mạnh mẽ bằng con người miền Trung quê tôi. Miền Trung đất bồi phù sa, người miền Trung gian khó nhiều đời qua, mong miền Trung bình an."
- "Năm nào cũng thế, miền Trung khổ quá. Đời người cố gắng có căn nhà cũng vất vả bao nhiêu, mỗi năm bão lũ lại lo sợ."
- "Cầu mong bão mau qua đi bình an và may mắn sẽ đến với đồng bào miền Trung."
Cả nước đang hướng về miền Trung, cầu nguyện cho bà con vượt qua cơn bão. (Ảnh: Chụp màn hình Him.)
Chia sẻ về cơn bão Noru trên trang cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về Biến đổi khí hậu và Ứng phó thiên tai viết: "Rồi người ta sẽ quên Sangsane, sẽ quên Damrey, sẽ quên Ketsana, nhưng Noru thì không! Nó sẽ là cơn bão lịch sử về sức mạnh, về cấp độ lớn nhất từng đổ bộ vào Việt Nam". Ông cũng cho biết đây sẽ là cơn bão có độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử độ bộ vào Việt Nam. Do đó, bà con cần hết sức khẩn trương, nhanh chóng lui đến nơi trú ẩn an toàn nếu ngôi nhà không đủ an toàn hoặc đang ở vùng thấp trũng.
Bà con gia cố thuyền bè trên bờ để tránh bị bão cuốn trôi. (Ảnh: VTC News)
Nhà cửa đã được gia cố chắc chắn để chống chọi trước cơn bão lịch sử. (Ảnh: Thanh Niên)
Bà con tranh thủ mua dự trữ lương thực phòng trường hợp bão gây ra cách biệt, không thể mua nhu yếu phẩm. (Ảnh: VTC News)
Chỉ còn vài tiếng nữa bão Noru sẽ đổ bộ vào Việt Nam, bà con cần hết sức cẩn trọng, không được chủ quan và tuyệt đối không ra ngoài khi trời bắt đầu mưa bão. Hy vọng miền Trung sẽ vượt qua cơn bão lịch sử Noru và không có thiệt hại về người và của quá nặng nề.
Là những tỉnh ven biển nên hầu như năm nào bà con miền Trung cũng phải hứng chịu những cơn bão ập đến. Dù biết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, họ phải đi di tản, đến những nơi trú ẩn an toàn hơn. Thế nhưng, căn nhà thì vẫn ở đó, công sức làm lụng vất vả cả năm của họ vẫn đang phải chống chịu trước bão giông, không biết liệu có thể vượt qua trận bão lịch sử năm nay không. Chính vì vậy mà nhiều bà con dù nghe theo sự chỉ đạo của địa phương, đi di tản nhưng ánh mắt vẫn lo lắng cho ngôi nhà cấp 4.
Tuy nhiên, tình hình bão hiện rất nghiêm trọng, bà con nên gấp rút đến nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Những nguyên nhân gây ra 'đại hồng thủy' ngập lụt nặng ở Đà Nẵng Đã Nẵng ghi nhận lượng mưa cực lớn, trong 6 giờ đã lên tới 500 mm. Mưa lớn cùng với thời điểm triều cường dâng cao đã làm chậm quá trình thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt nặng ở Đà Nẵng. Sáng nay 15.10, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...