Ngưỡng mộ cánh rừng toàn gỗ quý hiếm của lão nông 78 tuổi
Nhiều hộ trồng rừng ở Quảng Bình đã chọn trồng các loại giống cây gỗ rừng bản địa thay vì các giống keo, tràm… Với cách làm này, họ có thu nhập tiền tỷ và bảo vệ tốt môi trường, bảo tồn được nhiều giống cây rừng bản địa quý hiếm.
Cánh rừng tự nhiên quý hiếm của lão nông tuổi 78
Ở bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) có một cánh rừng rộng chừng 4ha được trồng toàn những giống cây gỗ rừng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên như: Sưa, lim, huỵnh, vàng tâm, trầm hương… Cánh rừng này là thành quả cả đời người của lão nông Đinh Xuân Diễn, năm nay đã 78 tuổi.
Cánh rừng gồm các loại gỗ quý hiếm của lão nông Đinh Xuân Diễn. Ảnh: P.P
Trồng các cây keo, bạch đàn thì mau cho thu hoạch nhưng khi khai thác lại ảnh hưởng môi trường. Tui trồng các loại cây bản địa này với mong muốn trả lại cho rừng một mảng thiên nhiên thật hoang sơ như nó vốn có, bảo tồn một số loài cây gỗ quý mà tui đã từng tham gia khai thác tận diệt…”. Ông Đinh Xuân Diễn
Ông Diễn kể, năm 1997, sau nhiều năm làm “lâm tặc”, ông quyết định bỏ nghề vì hằng ngày phải chứng kiến những cánh rừng tự nhiên tưởng chừng như vô tận bị chính ông và những người dân khác khai thác đến cạn kiệt.
Cùng thời điểm đó, Nhà nước có chính sách kêu gọi người dân khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, ông Diễn quyết định nhận vùng đất hoang vu, đầy bom đạn còn sót lại từ thời chiến tranh sát cạnh hang Lèn Hà (nơi đóng quân của bộ đội Trường Sơn, nay là một điểm di tích lịch sử cấp quốc gia-PV) để trồng rừng và làm trang trại.
Có điều, khác với mọi người, ông Diễn không trồng các loại cây như keo, bạch đàn mà chú trọng trồng các loại cây gỗ rừng bản địa, trong đó có nhiều loài gỗ quý như sưa, lim, vàng tim, huỵnh… Nhưng thời điểm đó, những giống cây rừng bản địa này chưa có người ươm giống được, nguồn giống chủ yếu đều được lấy từ rừng. Thế là trong suốt nhiều năm sau đó, ông Diễn lại cơm đùm, gạo bới lầm lũi vào rừng để tìm cây giống về trồng…
Sau hàng chục năm vất vã, kiên trì trồng rừng với các giống cây bản địa, đến thời điểm này trong khu rừng rộng hơn 4ha của ông Diễn có hơn 2.000 cây lim, 500 cây sưa, 500 cây vàng tâm và 5.000 cây trầm dó cùng nhiều cây gỗ bản địa quý hiếm khác.
Video đang HOT
Riêng gỗ lim, hiện ông Diễn là người duy nhất ở Quảng Bình sở hữu một rừng lim lớn đến vậy. Những cây lim được ông Diễn lượm lặt từ rừng về trồng, chăm sốc hàng chục năm qua bây giờ đã cao hàng chục mét, đường kính thân 50cm. Nhiều cây trong số đó nếu khai thác đã cho hơn 5m3 gỗ. Với giá gỗ lim hiện nay khoảng 20 triệu đồng/m3, mỗi cây gỗ lim có thể cho ông Diễn thu hơn 100 triệu đồng. Nhưng hiện ông Diễn chưa nghĩ đến việc khai thác gỗ rừng để bán.
Nhiều năm qua, gia đình ông cũng đã sống khỏe từ việc thu sản phẩm phụ của khu rừng như nấm lim (giá 2 triệu đồng/kg) và những loài cây ăn quả như bưởi, cam, mít chuối… Năm 2014, sau khi tạo trầm hương từ rừng dó, gia đình ông Diễn đã thu hoạch được 600 triệu đồng. Hiện hàng ngàn cây trầm dó khác của ông Diễn cũng đã có thể tạo được trầm, có thể khiến ông trở thành tỷ phú bất cứ lúc nào!
Một hướng đi tốt
Không chỉ một mình ông Đinh Xuân Diễn, những năm qua ở Quảng Bình đã có nhiều hộ gia đình chọn hướng trồng rừng bằng các giống cây gỗ rừng bản địa như: huỵnh, lim, gõ, sưa…
Đặc biệt hiện nay nhiều giống cây rừng bản địa đã được nhiều nông dân ở Quảng Bình gieo ươm thành công như giống huỵnh, giống sưa, trầm gió, vàng tim… nên việc trồng rừng bằng các giống cây bản địa này trở nên dễ dàng hơn. Nhiều hộ dân trước đây chủ yếu trồng rừng kinh tế bằng các giống keo, tràm nay đã chuyến hướng sang giống cây gỗ rừng như ông Nguyễn Xuân Thiết (xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa) đã chuyển đổi 15ha trong tổng số 30ha đất rừng được giao, chuyển từ trồng tràm nguyên liệu sang trồng các cây gỗ bản địa như: Gỗ lim, gỗ huỵnh… Bước đầu rừng cây đã mang về cho gia đình những khoản thu lên tới hàng trăm triệu mỗi năm.
Nhiều hộ dân khác như ông Ngô Văn Dũng, Ngô Tuấn Anh… (xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch) hiện sở hữu những cánh rừng trồng cây huỵnh, dẽ rộng hàng trăm ha với giá trị kinh tế có thể lên đên hàng chục tỷ đồng…
Ông Nguyễn Tri Phương – Trưởng phòng NNPTNT huyện Tuyên Hóa cho biết, trồng rừng cây bản địa thì thời gian có thể khai thác thường dài gấp đôi rừng trồng nguyên liệu, tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại gấp vài chục lần. Trồng rừng cây bản địa không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá, lâu dài cho bà con mà còn góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn nhiều giống cây rừng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo Danviet
Người 'rót' cả chục tỷ trồng 500ha rừng
Công nghiệp chế biến đã mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho cây rừng. Vậy là song hành với việc xây dựng dự án trồng 500ha rừng nguyên liệu tập trung, ông Tự cho đổ đường bê tông dài 7km vượt núi, băng suối vào tận Khuổi Vạng.
Ông Trương Quốc Tự tại vườn ươm cây giống
Ở Việt Bắc, cùng với Tuyên Quang, rừng Bắc Kạn được coi là lá phổi của vùng an toàn khu (ATK). Với độ che phủ đạt trên 70%, Bắc Kạn là một trong số ít địa phương dẫn đầu cả nước về độ che phủ của rừng. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của những người tâm huyết với nghề rừng, như bà May, ông Tự.
Rót chục tỷ làm rừng
Cách đây 5 năm, nếu lấy diện tích và hiệu quả kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn để tìm "vua" trồng rừng ở các địa phương thì tỉnh Bắc Kạn đã tìm được một Nữ hoàng. Bà là Hoàng Thị May, người thôn Bản Quất, xã Như Cố, huyện Chợ Mới. Nhưng nhanh chóng bà May phải nhường ngôi vị này cho người khác, ông là Trương Quốc Tự ở xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn- người đang có 500 ha rừng.
Năm 2011, ông Tự về hưu. Ngay lập tức, ông thành lập Công ty TNHH Trường Thành Bắc Kạn với dự án trồng rừng nguyên liệu xã Bình Trung có quy mô 500 ha. Ngoài 120 ha đất rừng sẵn có, công ty ông Tự được phép liên kết sản xuất với các hộ dân trên diện tích 380 ha. Hộ liên kết trồng rừng được công ty hỗ trợ cây giống, vật tư, cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.
Ông Tự tuổi Giáp Ngọ (sinh năm 1954). Sinh ra ở rừng, lớn lên từ rừng, sống nhờ rừng, cả tuổi thơ của ông gắn với rừng. Rừng Bình Trung trong ký ức của ông không chỉ đẹp mà còn là nguồn sống của dân bản. Thời niên thiếu, khi đi làm nương, có lần ông còn bắt được con nai, con hoẵng. Giờ chuyện đó đã thành cổ tích. Rừng nghèo đi do bị con người khai thác kiệt quệ.
Giai đoạn đốt rừng làm nương đã biến những khu rừng nguyên sinh trước kia trở thành đồi núi trơ trọc đá sỏi. Rừng già cổ thụ hóa thành bãi ót, khóm lau sậy, con chim, con thú bỏ đi hết. Đau đáu nỗi niềm với rừng, ông Tự quyết tâm thực hiện suy nghĩ khôi phục rừng bằng việc trồng rừng.
Năm 1993, ông Tự đang là cán bộ Lâm trường Chợ Đồn, chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước đạt hiệu quả cao tại nhiều địa phương nhưng ngay tại huyện Chợ Đồn lại gặp không ít khó khăn. Ông bàn với gia đình mạnh dạn nhận diện tích 14 ha đất rừng trên đỉnh đèo So, nơi giáp ranh với huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Đèo So ma quái, nơi lẩn khuất của quỷ thần, cướp bóc, sao ông Tự lại vãi thóc nuôi gà rừng?
Nghi ngại của dân làng được ông Tự dày công giải thích bằng một vạt rừng quế ngát lừng chiến khu. Ông sang tận Yên Bái học cách bóc vỏ quế rồi về truyền dạy lại cho dân bản làm thuê cho ông. Rừng đẻ ra tiền, ông tiếp tục đầu tư lên rừng với việc mua lại hơn 100 ha rừng tại Pác Cha, Khuổi Vạng (xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn).
Trong lúc người ta đi tìm rừng để khai thác thì ông lại ngược đường lên bản Mông Khuổi Vạng mua đất trồng rừng. Lần này, gia đình, người thân, xóm giềng ra sức khuyên can. Bỏ mặc ngoài tai, ông Tự lầm lụi lên bản, bàn với Bí thư bản Mông là Vàng Seo Sính, thuê nhân công là người Mông tại chỗ trồng rừng cho mình.
Người Mông làm theo kỹ thuật mà ông Tự tập huấn cho. Cây keo, cây mỡ gặp đất mới lên nhanh. Ngọn cây cứ cao mãi lên, rì rào cùng gió, gọi đàn chim quay về hót líu lo. Dưới tán rừng, con tắc kè, con hoẵng thỉnh thoảng tru hơi. Dân bản thấu được cũng mang cây trồng kín cả đất rừng Khuổi Vạng.
Năm 2011, ông Tự về hưu. Ngay lập tức, ông thành lập Công ty TNHH Trường Thành Bắc Kạn với dự án trồng rừng nguyên liệu xã Bình Trung có quy mô 500 ha. Ngoài 120 ha đất rừng sẵn có, công ty ông Tự được phép liên kết sản xuất với các hộ dân trên diện tích 380 ha. Hộ liên kết trồng rừng được công ty hỗ trợ cây giống, vật tư, cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.
Nâng giá nghề rừng
Làm rừng nên ngoại lục tuần mà ông Tự vẫn có vóc dáng tráng kiện, lại một thuở là cán bộ lâm trường nên ông có tác phong đường bệ, uy nghi. Với bất kể ai, để tổ chức sản xuất ổn định 500 ha rừng đều là việc lớn lao. Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trường Thành Trương Quốc Tự đã có bài toán của riêng mình.
Ông phân tích, những năm trước, giá cây keo ở Chợ Đồn là 500 ngàn đồng/mét khối, đối với keo có vòng dây 50 cm. Từ khi có xưởng chế biến đũa của công ty thì giá đã lên 1,5 triệu đồng/mét khối. Rõ ràng, công nghiệp chế biến đã mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho cây rừng. Vậy là song hành với việc xây dựng dự án trồng 500 ha rừng nguyên liệu tập trung, ông Tự cho đổ đường bê tông dài 7km vượt núi, băng suối vào tận Khuổi Vạng.
Ông cho xây nhà máy chế biến đũa với công suất 20 mét khối gỗ tròn mỗi ngày; xây dựng vườn ươm giống cây với quy mô đáp ứng trồng trên diện tích hàng ngàn ha rừng mỗi năm. Tổng giá trị đầu tư ngót ngét chục tỷ đồng. Ngoài tiền vốn sẵn có, công ty phải vay ngân hàng hơn 5 tỷ đồng. Ông Tự xua tan lo lắng của chúng tôi về kế hoạch trả nợ, rằng với chỉ hơn 40 ha rừng keo 8 tuổi tại Khuổi Vạng, mỗi ha có giá trị trăm hơn trăm kém thì phần vốn vay không đáng lo ngại nữa.
Ông Tự có 3 người con đều công tác dưới thị trấn Bằng Lũng hoặc ngoài TP Bắc Kạn. Khi ông thành lập công ty thì người con cả ở thành phố đã nghỉ việc Nhà nước về quê cùng cha lập nghiệp. Đó là anh Trương Văn Thành, Giám đốc Công ty. Chung nhiệt huyết, đam mê với cha, anh Thành cho biết, Bình Trung là cửa ngõ của Chợ Đồn, Chợ Đồn lại là cửa rừng của Bắc Kạn. Đồng bào ai cũng tâm niệm, ăn của rừng dưng dưng nước mắt.
Chính vì vậy mà công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương trong nhiều năm luôn đạt hiệu quả cao. Khó khăn lớn nhất là Chợ Đồn có địa hình chia cắt, vùng tiểu khí hậu với sự thất thường của thiên nhiên khiến công tác trồng rừng, phát triển rừng trong những năm trước đây còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, đồng bào miền núi muốn phát triển kinh tế thì không có lối đi nào khác ngoài việc phải dựa vào rừng, sống nhờ rừng. Trước đây là săn bắn hái lượm, khai thác kiệt quệ tài nguyên rừng thì nay có khoa học kỹ thuật, có công nghiệp hóa bù lại, phải đầu tư, gây rừng thì mới có rừng để nương nhờ.
Theo Đồng Văn Thưởng (NNVN)
"Cuộc chiến" đất rừng: DN bỏ bê trồng rừng, dân bế tắc mưu sinh Tình trạng lấn chiếm, cho thuê, cho mượn hay chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng đất không rõ ràng không chỉ diễn ra tại Đăk Nông (NTNN số 258; 259), NTNN còn ghi nhận tại huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An), nhiều người dân than thiếu đất bởi đất rừng đã được doanh nghiệp thuê hết. "Thâu tóm" đất rừng Huyện miền...