Ngưỡng mộ: 30 năm miệt mài gây dựng trang trại “vàng”, thu về 12 tỷ
Dù đã ở ngưỡng tuổi 70 nhưng lão nông Nguyễn Đức Sơn ( thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vẫn hăng say lao động, làm giàu và tạo được nguồn thu nhập lên đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ vào mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi. Để có được thành quả đó, ông Sơn đã mất 30 năm kiên trì gây dựng.
Coi nghiệp chăn nuôi như “máu thịt”
Ai tìm hiểu về mô hình kinh tế của ông thì cũng phải trầm trồ trước những gì mà một ông lão 70 tuổi đã và đang làm được. Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Đức Sơn và được ông cho biết mình xuất thân trong gia đình thuần nông, học ngành chăn nuôi xong về làm cho Hợp tác xã (HTX) Tiền Phong của xã Điện Thọ.
Ngày trước Tiền Phong là HTX chăn nuôi bò có tiếng của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi HTX giải thể, ông Sơn quyết tâm xây dựng lại mô hình chăn nuôi vì nó đã ăn sâu vào máu thịt, vừa thỏa niềm đam mê với ngành nghề mình đã học, vừa là cách để làm giàu.
Ông Nguyễn Đức Sơn chăm sóc đàn bò trong trai trại. Ảnh: Trần Hậu
“Có vốn kiến thức và thông thạo địa bàn xứ này, năm 1990 từ nguồn vốn tích lũy được cộng thêm vay mượn từ người thân khoảng hơn 300 triệu đồng, tôi tập trung vào việc xây dựng chuồng trại, nuôi vài chục con bò sau đó nhân đàn lên, rồi nuôi thêm gà, heo cho đến cơ ngơi như ngày hôm nay”… – ông Sơn nhớ lại.
Ông Sơn cho biết thêm, trước khi quyết định đầu tư xây dựng trang trại, ông đã tìm hiểu và nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn thức ăn ở vùng đất Điện Thọ là rất lý tưởng để phát triển chăn nuôi bò. Nhờ con sông Thu Bồn bồi đắp phù sa đã biến nơi đây thành một “thảo nguyên”, bãi bồi trù phú để dân trồng cỏ, chăn nuôi bò.
Sau đó, ông đã tìm về một số trang trại chăn nuôi bò giống, bò thịt ở các tỉnh miền Nam để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật cũng như, kinh nghiệm nuôi bò…
Trang trại của lão nông U70 Nguyễn Đức Sơn ở tại thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong ảnh, ông Sơn vui vẻ với công việc chăm sóc đàn gà giống mỗi ngày. Ảnh: Trần Hậu
Video đang HOT
Ông Sơn kể: Ngày đó kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng tôi có một niềm quyết tâm đổi đời mạnh mẽ cùng với sự cần cù, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để xây dựng trang trại chăn nuôi như ngày hôm nay. Ban đầu, tôi canh tác trên diện tích khoảng 2ha, đến nay trang trại của tôi có tổng diện tích hơn 6ha, vật nuôi chủ lực là bò, ngoài ra tôi còn nuôi thêm heo, gà để tăng thêm thu nhập.
Trang trại lãi hơn 1 tỷ đồng/năm
Hiện nay, mỗi năm trang trại của của ông Sơn cung cấp ra thị trường hơn 300 con bò, trong đó gần 100 con bò giống, 200 con bò thịt. Bò giống 1 năm tuổi có giá từ 10-12 triệu đồng/con, bò thịt từ 20-30 triệu đồng/con. Cùng với đó, ông bán 2.000 con heo giống, khoảng 500 con heo thịt, 20.000-30.000 con gà ta thả vườn.
Chưa hết, ông còn thu mua bò của dân, bán vật tư nông nghiệp, thuốc thú y… “Hàng năm trang trại của tôi có tổng doanh thu khoảng hơn 12 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, ước lãi được khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm” – ông Sơn cho hay.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm chăn nuôi bò, ông Sơn chia sẻ bí quyết nuôi bò khỏe: Để bò sinh trưởng phát triển tốt, phải cung cấp đầy đủ các chủng loại thức ăn cần thiết như thức ăn thô và thức ăn tinh, có đầy đủ chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, khoáng và vitamin, chất xơ…). Tất cả đều được trộn lẫn với nhau và cho bò ăn cùng lúc.
Chính việc áp dụng đúng quy trình chế biến thức ăn cho bò này đã giúp ông Sơn tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có ở địa phương cho bò như cây bắp, rơm rạ và cỏ. Đồng thời, quy trình chế biến thức ăn khoa học cũng đã giúp ông Sơn hạn chế tối đa các bệnh đường ruột và giúp bò kích thích tiêu hóa, ăn nhiều.
Cùng với đó, để phòng bệnh cho bò vào thời điểm “giao mùa”, ông Sơn đã chủ động tìm hiểu triệu chứng các loại bệnh thường gặp như phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng… để tuân thủ khâu tiêm vaccine phòng bệnh đúng theo định kỳ. Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần ông còn đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, phun xịt các loại thuốc khử trùng.
Bò của trang trại ông Sơn được dùng để cung cấp cho các địa phương, các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nông thôn của Tổ chức Tầm nhìn thế giới, chương trình Lục lạc vàng…
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Sơn còn giúp đỡ người dân địa phương về kỹ thuật chăn nuôi bò, heo để cùng làm giàu. Đồng thời, ông thuê 10 lao động trong xóm chăn bò, cắt cỏ, dọn vệ sinh… với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Nhờ những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, nhiều lần ông Sơn được tặng bằng khen và danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh; bằng khen vì sự nghiệp xây dựng tỉnh Quảng Nam…
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: U50 xây "biệt phủ" hoành tráng nhờ gà và cá
Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Văn Kiệt (48 tuổi) thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã làm giàu từ mô hình trang trại vườn-ao-chuồng (VAC). Trang trại VAC của anh Kiệt mỗi năm cho lãi hơn nửa tỷ đồng. Và đó là nguồn lực để anh xây được ngôi nhà lầu hoành tráng.
Lãi nữa tỷ/năm
Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Văn Kiệt cho biết: Xuất thân trong một gia đình thuần nông, ngoài mấy sào ruộng tôi còn làm thêm các công việc tự do khác để kiếm sống, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh. Năm 2003, tôi bắt đầu chọn mô hình trang trại theo hướng VAC làm bước đi khởi nghiệp cho gia đình mình.
Trang trại theo mô hình VAC của anh Nguyễn Văn Kiệt cho lãi hơn nửa tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu
Với nguồn vốn vay 50 triệu từ ngân hàng Agribank Điện Bàn, cộng với số tiền tích cóp được, tôi quyết định thành lập trang trại theo mô hình VAC. Ban đầu, do vốn ít nên trang trại chỉ có quy mô khoảng 0,5ha (năm 2003), đến nay quy mô trang trại của tôi đã mở rộng lên hơn 1,5ha. Với 2 ao nuôi cá (gồm cá trắm, chép, rô phi), hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn cá các loại, trung bình mỗi tấn có giá từ 25-30 triệu, tùy vào loại cá. 3 chuồng nuôi gà, nuôi theo hình thức gối đầu (khoảng trên 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa), mỗi kg gà bán ra thị trường hiện nay có giá từ 40-45.000 đồng/kg, cùng đàn bò 5 con. Hiện trang trại của tôi cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn nửa tỷ đồng... - anh Kiệt phấn khởi nói.
Với 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa, riêng gà hàng năm mang về nguồn doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng cho gia đình anh Kiệt. Ảnh: Trần Hậu
Anh Kiệt cho biết thêm, ban đầu khởi nghiệp cái khó khăn nhất là vốn và kinh nghiệm, nhưng với tính siêng năng, cần cù và ước muốn làm giàu từ kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Kiệt đã bền bỉ, chịu khó học hỏi, nghiên cứu và từng bước phát triển kinh tế theo mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện trang trại đang giải quyết cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Anh Kiệt bên ao nuôi cá của mình. Ảnh: Trần Hậu
Xây nhà lầu nhờ mô hình VAC
Chia sẻ về quá trình làm giàu đầy gian khó của mình, anh Kiệt cho hay: Trước đây diện tích của tôi chỉ có 0,5ha, chỉ để trồng lúa và một số cây hoa màu, nhưng hiệu quả không cao, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình VAC. Tôi đã cải tạo đất ruộng thành ao thả cá và chuồng trại để chăn nuôi gà. Sau một thời gian thấy có hiệu quả, với số tiền tích góp được, tôi mua thêm đất xung quanh và đến nay trang trại của tôi rộng hơn 1,5ha.
Nhờ phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VAC mà anh Nguyễn Văn Kiệt xây được ngôi nhà lầu 2 tầng khang trang, có giá gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Trần Hậu
Trang trại của tôi chia làm 2 khu: Khu nuôi gà và khu nuôi cá, nhằm tận dụng nguồn phân thải của gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, tôi còn nhận ruộng của bà con (hơn 10 mẫu) không có nhu cầu sử dụng để sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm làm thức ăn cho gà phục vụ cho trang trại. Nhờ mô hình VAC mà gia đình tôi vươn lên khá giả, xây được ngồi nhà mới khang trang, giá trị gần 2 tỷ đồng, nuôi 2 đứa con ăn học.
Hiện đầu ra của trang trại khá ổn định, thời gian tới, tôi đang có dự định mở rộng trang trại của mình, xây dựng thêm chuồng trại để nuôi thêm heo và trồng cỏ nuôi bò để nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như giải quyết lao động cho địa phương, anh Kiệt chia sẻ.
Trang trại của anh Kiệt chia làm 2 khu, gồm khu nuôi gà và khu nuôi cá, nhằm tận dụng nguồn phân thải của gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm chi phí. Ảnh: Trần Hậu
Ông Mai Phước Thành - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thọ, cho biết: Mô hình VAC khép kín của anh Nguyễn Văn Kiệt đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là trưởng thôn, anh Kiệt luôn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; thường xuyên giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giúp bà con trong xã phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mãnh đất quê hương mình.
Theo Danviet
Đang đậu trong bến, ô tô khách bốc cháy ngùn ngụt ở Quảng Nam Một ô tô khách đang đỗ tại bến xe bỗng dưng bốc cháy dữ dội, nhiều tài sản trên xe bị thiêu trụi. 13h ngày 17/3, chiếc xe khách 45 chỗ mang BKS 72B-028.18 đang đỗ tại Bến xe Bắc Quảng Nam (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) bất ngờ bốc cháy và lan sang khu vực bãi gỗ bên cạnh. Xe khách...