Ngưỡng chín muồi quan hệ Việt Nam – Singapore
Việc ấn định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sau 40 năm quan hệ song phương thể hiện sự chín muồi trong quan hệ Việt Nam và Singapore.
Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-14/9) theo lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long – Tổng thư ký Đảng Hành động nhân dân (PAP), đảng cầm quyền ở Singapore, thu hút sự quan tâm của dư luận khi đạt cam kết hợp tác chiến lược quan trọng.
Đó là việc nhất trí nâng cấp quan hệ song phương, đưa Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên thành đối tác chiến lược của Việt Nam.
Bản Tuyên bố báo chí chung giữa hai nhà lãnh đạo nhân chuyến thăm khẳng định cam kết Việt Nam – Singapore sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác song phương và mối quan hệ này “vì lợi ích của ASEAN”.
Tuyên bố sẽ ký một Hiệp định về Đối tác Chiến lược vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao được hai nhà lãnh đạo nhất trí trên cơ sở nhận định quan hệ song phương đạt ngưỡng “nồng ấm và chín muồi”.
Hai bên kỳ vọng bản Hiệp định Đối tác Chiến lược này sẽ nâng tầm các mối quan hệ hiện có giữa Việt Nam và Singapore, đồng thời mở ra định hướng hợp tác mới trong các lĩnh vực, bao gồm giáo dục, đào tạo, tài chính, quốc phòng, an ninh.
Video đang HOT
Ảnh: VOV
Hơn một năm trước, ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lý Hiển Long trong một lá thư riêng gửi tân Tổng bí thư đã gửi lời mời viếng thăm chính thức quốc đảo này.
Đây là lần thứ hai, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Singapore, kể từ chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư Đỗ Mười vào năm 1993.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm qua, đã có đến 3 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngay sau khi được bầu làm người đứng đầu Nhà nước đã chọn Singapore là điểm đến đầu tiên trong khu vực (9/2011). Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam cũng chọn Việt Nam là điểm công du nước ngoài đầu tiên sau khi đắc cử Tổng thống (4/2012).
Những chuyến thăm, những cam kết chính trị đã không ngừng làm dầy hơn, sâu sắc hơn những cơ sở, nền tảng chắc chắc cho mọi lĩnh vực hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Singapore, trong đó phải kể đến lĩnh vực hợp tác kinh tế với các thành tựu thực chất điển hình.
Không thể không nhắc tới thành công của các khu công nghiệp Việt Nam và Singapore (VSIP), hình mẫu về hợp tác kinh tế song phương với quá trình hoạt động hơn 11 năm tại các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ngãi. Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam khá ấn tượng, khi hiện đứng thứ 5 với 990 dự án, tổng số vốn 24 tỷ USD.
Nâng cấp quan hệ chiến lược lên tầm cao hơn, triển khai những cam kết mạnh mẽ, cho thấy xu hướng liên kết chính trị – kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Singapore theo hướng thực chất, hiệu quả.
Và, khi mối quan hệ thực chất vì các lợi ích song phương được củng cố cũng tạo cơ sở cho những liên kết khu vực mạnh mẽ hơn.
Cùng tham gia cơ chế ASEAN, Việt Nam và Singapore đều ưu tiên tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực với mong muốn tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên cùng chủ trương xây dựng một ASEAN đoàn kết, hợp tác, phát triển và ngày càng tích cực phát huy vai trò trong ASEAN.
Một trong những lợi ích lớn về hợp tác khu vực của hai nước, đó là xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 để bảo đảm sự tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài của cả khu vực.
Trong chuyến thăm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Lý Hiển Long đã cùng tái khẳng định cam kết phối hợp cùng nhau triển khai các sáng kiến củng cố ASEAN như là động lực trung tâm trong cấu trúc khu vực đang phát triển, nhất trí về tầm quan trọng của việc đạt được hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, cũng như việc cải thiện khả năng kết nối giữa Đông Nam Á và phần còn lại của thế giới.
Hai bên cũng chia sẻ những quan điểm về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Theo đó, Việt Nam cùng Singapore nhất trí cho rằng tình hình này cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Hai nhà lãnh đạo hy vọng rằng các cuộc thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) sẽ được khởi động vào thời điểm sớm nhất có thể.
Theo VNN
Mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Lào
QĐND Online - Sáng 5-9, Học viện Chính trị long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962/5-9-2012) và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào. Các đồng chí: Trung tướng, TS Nguyễn Tiến Quốc, Giám đốc Học viện Thiếu tướng Trần Đức Nhân, Chính ủy Học viện Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị), đại biểu Tùy viên quân sự Lào tại Việt Nam cùng đông đảo cán bộ, học viên tham dự buổi lễ.
Một tiết mục văn nghệ trong lễ kỷ niệm
Đọc diễn văn buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Tiến Quốc khẳng định: Phát huy truyền thống quan hệ hữu nghị đặc biệt thủy chung, trong sáng mẫu mực, Học viện Chính trị đã giúp nước bạn đào tạo gần 1.500 cán bộ chính trị cấp cao. Từ năm 1993 đến nay, có 49 đồng chí bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thạc sĩ. Nhiều cán bộ trở về nước đã giữ các chức vụ quan trọng như Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng, cục trưởng, tỉnh trưởng... Đó là những hạt nhân vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt giữa quân đội và nhân dân hai nước.
Đại úy Xay-nhạ súc, học viên Lào thuộc Lớp đào tạo cán bộ chiến dịch, Hệ Quốc tế phát biểu cảm tưởng cho biết: Tình đoàn kết và hợp tác hữu nghị Việt Nam - Lào phát triển toàn diện hơn 50 năm qua dựa trên nền tảng chế độ XHCN hệ tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởngCay-xỏn Phôm-vi-hản. Toàn thể học viên quân sự Lào đang học tập tại Việt Nam nguyện làm hết sức mình để xây dựng, vun đắp tình hữu nghị và hợp tác đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc và quân đội hai nước.
Theo ANTD
Cuộc chiến đẫm máu ở Syria chưa có hồi kết Giao tranh ngày càng trở nên quyết liệt, trong khi Nga phản đối đề nghị thiết lập vùng cấm bay còn Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến ở Syria. Bao giờ chấm dứt nội chiến? Ảnh startribune.com Chiến sự ác liệt, quân nổi dậy phản công ở Aleppo Sau những thất bại...