“Ngượng chín mặt” “thủ tục động phòng” của thiếu nữ thời xưa
Thời cổ đại, khi những cô gái được gả đi, nhà mẹ đẻ sẽ cố ý chuẩn bị một bộ đồ dùng cho ngày động phòng, đặt ở đáy rương đồ cưới.
“Bộ đồ dùng động phòng 8 món” này ngoài việc khiến những cô dâu bớt đi bỡ ngỡ trong đêm tân hôn, còn có nhiều tác dụng lâu dài khác, giúp những cô gái biết cách chiều lòng chồng sau này, cuộc sống hôn nhân sẽ phong phú, màu sắc hơn.
1. Sự khác biệt của màn động phòng hoa chúc ở mỗi thời đại
Ở thời Tùy Đường, sau khi giải quyết hết những khúc mắc, hoàng đế và hoàng hậu sẽ cùng nhau ngoắc tay uống rưụ. Sau màn uống rưụ ân tình này sẽ là màn lên giường. Nhưng hoàng thượng làm tân lang cũng không thể tùy tiện lên giường mà phải tuân theo những thủ tục như quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”, thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục sau đó sẽ dẫn hoàng hậu vào, trút bỏ xiêm y, đến lúc này mới dành khuê phòng lại cho hai người động phòng.
Ảnh minh họa.
Thời nhà Thanh, hoàng hậu vào động phòng một lúc, hoàng đế cũng mặc long bào cát phục, do thân vương gần gũi hộ tống từ cung Càn Thanh đến cung Khôn Ninh. Sau khi vén khăn đội đầu của hoàng hậu ra, vua và hoàng hậu cùng ngồi trên giường hỷ long phượng, một nữ hầu dâng lên một chậu đồng bên trong đựng những cái bánh tròn giống món sủi cảo, với tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Sau đó lấy đệm và lập bàn tiệc, thái giám và nữ quan mời vua và hoàng hậu ngồi đối diện, tứ phúc tấn phục thị yến tiệc hợp cẩn.
Trong tiệc hợp cẩn, vua và hậu cùng uống rưụ. Lúc này ngoài cửa sổ sẽ có một người phụ nữ hát vang bài hát “giao chúc ca”. Sau khi uống rưụ và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này hoàng đế và hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ thú vui hoan lạc.
Sau ngày đại hôn, hoàng đế và hoàng hậu ở Khôn Ninh cung tròn một tháng sau đó mỗi người tự về cung điện của mình. Còn ở thời Thanh, chỉ có vua Khang Hy tuân thủ nguyên tắc của luật lệ đó, vua Đồng Trị chỉ ở 2 ngày, vua Quang Tự ở 6 ngày.
2. Bộ đồ dùng động phòng 8 món của thiếu nữ thời xưa
Đồ sứ hình người
Đây là những đồ sứ được đúc theo các loại tư thế, được sử dụng để những cô gái học được cách làm chuyện vợ chồng.
Quần yếm
Vào thời cổ đại, đa số hai bên nam nữ đều là trong đêm động phòng mới lần đầu tiên được nhìn kỹ đối phương. Ở tình huống như vậy, nếu nhanh chóng cởi bỏ y phục để làm chuyện vợ chồng thực sự sẽ rất ngượng ngùng, xấu hổ.
Empty
Vì vậy, cô dâu sẽ mặc chiếc quần yếm mỏng, nhẹ, giúp giảm bớt chướng ngại tâm lý. Chú rể cũng có thể tránh được trường hợp vì hưng phấn, xấu hổ quá mức mà không thể phát huy được khả năng của mình.
Giày bí kíp
Video đang HOT
Ngoài chiếc quần yếm, trong những món đồ cưới của phụ nữ thời xưa còn có những đôi giày mới được người nhà mẹ đẻ tự tay làm ra. Những đôi giày này thoạt nhìn rất bình thường, giống như các đôi giày khác, thế nhưng trong đế giày lại giấu diếm bí mật.
Trong những đôi giày này, chứa không ít bí kíp phòng the, những bức tranh minh họa rõ ràng một số tư thế nổi tiếng, hướng dẫn tỉ mỉ về chuyện vợ chồng.
Hộp nữ trang
Ngoài quần áo, vải vóc, nữ trang cũng là một trong những món đồ cưới rất quan trọng đối với các cô gái khi đi lần chồng. Thời xưa, khi cưới xin nhà trai rất coi trọng của hồi môn của nhà gái. Nếu như của hồi môn quá ít, sau khi vào cửa nhà chồng, địa vị của những cô gái này chắc chắn sẽ giảm sút, bị coi thường. Ngược lại, nếu của hồi môn nhiều, đa số là trân châu, vàng bạc, những cô gái sẽ được kiêng nể vài phần.
Giày bó chân
Người xưa rất thích phụ nữ chân nhỏ. Vì vậy họ chế ra nhiều loại giày bó chân, buộc chân để làm chân nhỏ đi. Loại giày này cũng có nhiều loại hoa văn khác nhau như hoa mẫu đơn, hoa thược dược, hoa mai… và có những màu cơ bản là đỏ thẫm, tím nhạt, xanh đậm, xanh nhạt.
Vào thời cổ đại, sự thuần khiết, trong trắng của người con gái cực kỳ được xem trọng. Sau đêm tân hôn, họ cần đưa ra bằng chứng, chứng minh sự trong trắng của mình. Dải lụa trắng này, buộc phải dính máu sau đêm động phòng.
Hộp đồng chứa thuốc
Mặc dù đến nay, các chuyên gia vẫn không thể nào xác minh chính xác, trong hộp đồng này chứa gì. Nhưng căn cứ vào những cuốn sách cổ ghi lại, thuốc bên trong hộp đồng này phần lớn là thuốc kích thích, giúp đàn ông bổ thận tráng dương, hay loại thuốc khác, là xuân dược, loại thuốc giúp cả nam và nữ trở nên khao khát đối phương hơn.
Khay bạc
Mọi người đều biết, mỗi tháng, phụ nữ sẽ có một khoảng thời gian đau đớn, gọi là kinh nguyệt. Trong vài ngày này, sẽ không thể chiều được chồng. Vật dụng được gọi là khay bạc này ra đời để giúp “an ủi” đàn ông trong những ngày không được chạm vào vợ.
Được biết, thứ đồ chơi này rất được nhân vật Tây Môn Khánh, một trong những công tử ăn chơi bậc nhất thời xưa yêu thích không buông.
Mộc
Theo Khỏe & Đẹp
Những loài hoa tài lộc, may mắn đắt hàng nhất mùa Vu lan
Sắp tới lễ Vu lan, một số loại hoa được coi là rước tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng... đắt hàng, giá tăng gấp đôi vì nhu cầu dâng cúng báo hiếu cha mẹ, gia tiên.
Những ngày cận kề lễ Vu lan, Rằm tháng 7, chợ hoa tươi Quảng Bá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp cả đêm, lượng hoa về chợ tăng gấp 3 lần ngày thường, giá hoa tươi tăng 20 - 50%, nhất là các loài hoa được coi là rước tài lộc, sức khỏe, may mắn, hạnh phúc... như: cúc, hồng, sen, mẫu đơn, hoa huệ...
Hoa tươi về chợ hoa Quảng Bá tăng gấp 3 lần bình thường
Chị Lê Thị Nở (vùng hoa Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ, năm nay thị trường hoa không nhiều do thời tiết khi hoa làm nụ, đơm bông thì nắng nóng kéo dài, lúc thu hoạch thì mưa lớn dầm dề... vì vậy giá hoa tươi phục vụ Lễ Vu lan cao hơn so với tháng 7 năm ngoái, giá hoa tại vườn đã tăng 20 - 30% so với ngày thường, tới Rằm giá có thể tăng cao hơn.
Tại các chợ bán lẻ, giá hoa cúc Đà Lạt bông to và đẹp hơn hoa cúc thường, tươi lâu giờ đã tăng thêm 7.000đ/bông, bán lẻ đã hơn 20.000đ/bông. Giá hoa cúc to bình thường chỉ 3.000đ/bông, nay là 4.500đ/bông. Các loại hoa cúc khác do nắng nóng kéo dài nên sinh trưởng chậm, bị hỏng nhiều nên giờ mới thu hái lứa đầu nên bông bé và ít.
Hoa hồng ta (hồng thơm, hồng đỏ) tăng giá từ 10.000 - 10.500 đồng/chục, hay là 2.000 - 2.500đ/bông, và là hoa cúng giá hợp túi tiền nhiều người, nhưng những cành hồng lộc vẫn đắt hàng. Hoa hồng Đà Lạt từ 40.000 tăng lên 50.000đ/bó 10 bông.
Hoa hồng ta là hoa cúng giá hợp túi tiền nhiều người
Hoa mẫu đơn ít hàng nên thương lái đã về tận vườn hoa Tây Tựu (Hà Nội) thu mua, bán lẻ tại chợ giá 35.000-40.000đ/10 bông.
Hoa sen cuối vụ giá khá cao, sen Hồ Tây dao động từ 70.000 - 200.000đ/bó 10 bông, tùy loại. Hoa sen các vùng lân cận như Cổ Nhuế, Từ Sơn... giá 45.000 -100.000đ/bông tùy loại.
Hoa ly cành màu vàng, trắng, hồng 25.000 đến 35.000đcành tùy màu (tăng 5.000đ/cành).
Hoa huệ thanh cao, dáng đẹp, đang được ưa chuộng cúng lễ Vu lan giá 40.000đ/10 bông, nay cũng tăng giá lên 50.000 -55.000đ/chục mà thị trường không có nhiều hàng.
Giá hoa tăng do nhu cầu thị trường cao đột biến trong lễ Vu lan, lượng hoa hiếm và dự đoán đến lễ Vu lan giá hoa tươi có thể nhích nhẹ.
Hoa sen đã cuối vụ, giá tăng nhẹ
Trong nghi thức cúng Vu lan và ngày mùng Một, ngày Rằm thì những bình, bát hoa tươi thắm đầy ý nghĩa dâng lên như một sự biết ơn, kính trọng và tình yêu dành cho đấng sinh thành và gia tiên, tiền tổ.
Có một số loài hoa dâng ngày lễ Vu lan vừa đẹp thanh khiết, với ý nghĩa trân trọng biết ơn dâng lên chư Phật, gia tiên điều thiện, điều tốt lành. Với các tăng ni, Phật tử thì cúng dâng hoa là thể hiện cho việc tu nhân, bởi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện. Mỗi loại hoa đẹp có ý nghĩa khác nhau vì vậy nên chọn được hoa đẹp cả về hương sắc và có ý nghĩa sẽ rất tốt.
Các loài hoa dâng cúng Vu lan có ý nghĩa tốt lành gồm:
- Hoa sen là quốc hoa, được các phật tử coi là linh thiêng để dâng cúng Tam bảo, được nhiều người lựa chọn cúng dường dịp lễ Vu lan.
Hoa huệ ta được dâng cúng nhiều trong lễ Vu lan
- Hoa huệ ta hương thơm thanh nhã, đẹp và trưng được lâu, thích hợp dâng cúng trên ban thờ.
- Hoa ngọc lan hương thơm thanh khiết, trang nghiêm không gian thờ cúng, là biểu tượng cho tấm lòng thơm thảo, nhân từ... nên được cắm, hoặc bày đĩa trên ban thờ.
- Hoa mẫu đơn vương giả sang trọng, là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh... nên được chọn cúng Vu lan và các ngày mùng Một, ngày Rằm. Dâng hoa Mẫu đơn báo hiếu là cách thể hiện tình yêu sâu sắc, tình yêu vô bờ bến với đấng sinh thành.
Hoa Mẫu đơn
- Hoa ly màu sắc rất tươi tắn, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, rất được chuộng để dâng cúng Vu lan với ý nghĩa mong cha mẹ mãi mạnh khỏe để con cái có nhiều cơ hội phụng dưỡng, báo đáp công ơn sinh thành. Lễ Vu lan nên chọn màu ly trắng và ly hồng là phù hợp nhất.
- Hoa lan biểu tượng quyền quý, hương thơm đặc trưng với thông điệp Cha mẹ vất vả nuôi chúng con khôn lớn thành người, chẳng biết đến khi nào công ơn này mới đền đáp hết được, hứa sẽ luôn ở bên cha bên mẹ, chăm sóc, yêu thương cha mẹ.
- Lễ Vu lan tặng cha mẹ hoa màu tím, màu vàng là sang trọng và phù hợp nhất, vò hoa lan vừa phải, dễ chăm sóc.
Hoa cẩm chướng
- Hoa cẩm chướng dùng lễ Vu lan tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Ý nghĩa hoa cẩm chướng hồng là con nhớ ngay đến sự dịu hiền của mẹ. Hoa cẩm chướng đỏ là thể hiện tình yêu mãnh liệt dành cho mẹ. Hoa màu trắng thể hiện sự tinh khiết.
Hoa hồng lộc luôn có giá cao
- Hoa hồng mang lại hạnh phúc, trường tồn - là loài hoa sang trọng, hương thơm đặc trưng, có nhiều ý nghĩa tốt lành, giá cả phù hợp nên được chọn nhiều nhất để dâng cúng và tặng mẹ trong lễ báo hiếu, thể hiện tình yêu vô bờ với đấng sinh thành.
Lễ Vu lan người Việt thường cài một bông hồng đỏ lên áo để thể hiện sự kính trọng đối với với cha mẹ vẫn còn sống, và những bông hồng trắng trên ngực áo là dành cho những bậc sinh thành đã khuất. Hình ảnh hoa hồng mang sự thiêng liêng, niềm xúc động, cảm xúc trào dâng từ trẻ nhỏ đến người già.
Theo 24h
5 loại hoa đẹp bày phòng khách giúp tăng tài vận cho gia chủ Cắm hoa không chỉ có tác dụng làm đẹp không gian sống mà còn có ý nghĩa phong thủy cực tốt. Vậy những loài hoa nào sẽ giúp bạn rước tài lộc thịnh vượng vào nhà? 1. Hoa mẫu đơn Hoa mẫu đơn được xem là loài hoa gợi cảm nhất với hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ, màu sắc tươi tắn. Nó...