Ngượng chín mặt bởi chồng ‘bẩn tính’
Nói ra câu chuyện này thì đúng là &’vạch áo cho người xem lưng’ nhưng không nói thì không biết đâu mà lần.
Vì với người chồng như chồng tôi, tôi thật lòng muốn một lời tư vấn, mong chị em hãy suy nghĩ và cho tôi lời khuyên chân thành, để tôi biết đường nên tiếp tục cuộc hôn nhân này thế nào.
Chồng tôi, trước đây khi chưa cưới, anh là một người đàn ông mà theo tôi nghĩ thì ga lăng, dễ tính, biết yêu thương và quan tâm người khác. Anh cũng nhanh nhẹn trong khoản tiền nong vật chất, nên tôi đi đâu cũng không phải ái ngại vì anh. Có người yêu, thi thoảng anh tặng hoa tôi, tặng quà tôi thì cũng không quên mua hoa hay quà cho chúng bạn. Điều này khiến tôi hài lòng, tôi cũng cảm thấy bạn bè tôi khen ngợi anh nên có chút vui.
Nhưng, từ ngày cưới nhau về, anh thay tính đổi nết. Mọi thứ đều do tôi một tay gây dựng, tôi nói gì, làm gì thì anh cũng mặc kệ, không bận tâm. Đặc biệt, chuyện tiền bạc là điều khiến tôi đau đầu nhất. Anh ki ke, bủn xỉn, keo kiệt đến mức tôi không thể nào ngờ tới.
Nói về câu chuyện của bố mẹ vợ, anh là người con rể đầu tiên mà tôi biết lại ki bo đến vậy. Bố mẹ tôi lên chơi, tôi bàn với anh thuê cho mẹ một cái xe 4 chỗ để cả nhà tôi lên thăm gia đình anh, vì chị gái anh sinh cháu nữa, với lại, mấy khi có dịp như thế. Thế mà tôi không thể ngờ, anh phán một câu &’xanh rờn’: “Chuyện nhà em thì em tự lo, chuyện nhà anh đâu, anh bận tâm làm gì. Với lại nhà em chơi sang thế, đi xe khách là được rồi, em có tiền thì chi, anh không có, chịu”. Tôi méo mặt vì câu nói của chồng vì tôi không nghĩ, anh lại không ngại mồm khi thốt ra những lời như vậy.
Đi chơi thì bạn bè cóp với nhau cho vui, đằng này chỉ muốn ăn không thì lần sau, ai người ta còn dám gọi anh nữa. (ảnh minh họa)
Thế rồi tôi cũng cho qua nhưng tôi bỏ tiền ra thuê xe cho cả nhà. Hôm bố mẹ tôi lên chơi anh cũng vui vẻ lắm, chẳng có vấn đề gì nên không ai nói sao hay bàn tán gì. Lúc về, tôi lấy quà về cho bố mẹ, tôi nhặt cái gì anh cũng bảo tôi là cái ấy ngon, để nhà cho cả nhà ăn, cho thì cho cái vừa vừa phải phải, mấy thứ không dùng đến đấy. Vì các cụ ở quê mấy thứ đó cũng quý còn nhà mình thì mấy thứ đó không ăn, bỏ đi nó cũng phí ra nên cho các cụ về cho các cháu ở nhà. Tôi choáng luôn, sợ chồng mình luôn, tôi mặc, cứ nhặt đồ ngon cho bố mẹ mình.
Cái chuyện này tôi ức lắm rồi nhưng nói làm gì mãi. Thôi thì đành nín nhịn, coi như chồng mình có tính dở người, không thèm chấp. Đến chuyện của bạn bè tôi thì khiếp hãi hơn. Anh trước đây được bạn bè tôi quý vì phóng khoáng thì giờ, anh ki ke vô cùng. Anh bảo, đi đâu cứ ăn xong sớm sớm rồi chuồn về, không phải đóng góp cũng không phải trả tiền. Bây giờ thì anh mới lòi cái đuôi ra. Thảo nào trước giờ thấy anh hay cáo bận về trước, tôi cũng theo anh về nhưng rồi anh chở tôi thẳng về nhà, không nói câu nào. Tôi hỏi bận gì thì anh bảo, hết bận rồi nên tôi không nghi. Hóa ra đây là chiêu của anh để trốn không phải trả.
Đi chơi thì bạn bè cóp với nhau cho vui, đằng này chỉ muốn ăn không thì lần sau, ai người ta còn dám gọi anh nữa.
Video đang HOT
Chưa hết, chuyện trước đây anh ga lăng với bạn tôi, tôi bây giờ hỏi lại thì anh bảo, ngày đó tán tôi thì anh vậy chứ bây giờ thì tội gì. Đàn ông ai tán gái chả vậy, không thế thì có mà tán được gái à, nhưng tán xong rồi thì tiếc đứt ruột… Nghe anh nói, tôi chán hẳn. Trước giờ, cái chuyện người ta thăm nom mình thế nào, anh cũng mặc kệ, không đoái hoài.
Bây giờ tôi buồn trong lòng, nghĩ ngại vô cùng. Tôi thấy nản vì người chồng như thế nhưng bây giờ là chồng mình rồi thì đành câm nín chứ biết làm sao. (ảnh minh họa)
Còn nhớ, bạn anh đi ăn cưới anh 3 trăm ngày đó, nhưng bây giờ hai vợ chồng đi ăn cỗ ở nhà hàng, đi lại mà anh đi đúng 3 trăm. Tôi nói anh là đi 5 trăm vì dù sao cũng là hai vợ chồng với lại mình là người đi sau nên lịch sự, 2 năm trôi qua rồi chứ ít gì. Thế mà anh trả đúng bằng số tiền và bảo, người ta đi sao mình đi vậy, cũng là trả nợ. Nghe anh nói tôi buồn quá, thật tình là chồng tôi như vậy sao?
Bây giờ tôi buồn trong lòng, nghĩ ngại vô cùng. Tôi thấy nản vì người chồng như thế nhưng bây giờ là chồng mình rồi thì đành câm nín chứ biết làm sao. Nhưng đúng là chồng bẩn tính thật, nghĩ mà thấy xấu hổ với bạn bè. Tôi sợ là, sau này, tôi sẽ mất hết bạn, không còn bạn bè nào muốn chơi với tôi nữa chỉ vì cái tính xấu của chồng tôi.
Theo VNE
Tình tan vỡ vì chàng bủn xỉn
Mỗi lần đi ăn hay đi hát với đám bạn, cứ đến lúc trả tiền là người yêu Huệ bận đi vệ sinh hay nghe điện thoại. Anh thường xuyên "quên ví" khi đi chơi với bạn gái.
Minh Huệ, nhân viên kinh doanh một công ty thiết bị điện tử tại Hai Bà Trưng, Hà Nội, vừa chia tay anh chàng hẹn hò hơn nửa năm vì "sợ tính tủn mủn của chàng". Huệ kể, mỗi lần hai người đi chơi, nếu anh trả tiền thì buổi đó trở nên căng thẳng vì mặt chàng ngẩn ngơ, thỉnh thoảng thở dài, rồi hay nói những câu như: "Dạo này cái gì cũng đắt đỏ", "Có mỗi ly nước mà chém mấy chục nghìn", "Tháng này phải chi nhiều thứ quá, nào đám cưới bạn, trả nợ ông anh...".
Ban đầu, Huệ không mấy bận tâm, nhưng sau thấy điệp khúc lặp đi lặp lại, cô trở nên ngại mỗi lần đi ăn uống với người yêu. "Mình chẳng bao giờ đòi hỏi anh ấy phải mua quà, nhưng đôi khi cũng chạnh lòng khi những ngày lễ, sinh nhật, bạn bè thì được người yêu chiều chuộng, còn mình món quà luôn là một bông hồng, không gì thêm", Huệ kể.
Cô cho biết, suốt thời gian yêu, bạn trai chưa bao giờ gọi điện cho cô lần nào quá một phút, nếu cô muốn nói lâu hơn, anh kêu lúc nào gặp kể hoặc nhắn tin, gọi nhiều tốn tiền. "Ngại nhất là lần rủ mình và đứa bạn đi siêu thị, đến nơi chàng nói quên ví, mình cũng chủ quan không mang tiền, thế là chàng lấy thẻ ATM chạy đi rút 200 nghìn giơ ra bảo hai đứa: 'Tha hồ sắm nhé'. Vừa xấu hổ với bạn, vừa chán", Huệ nói.
Mặc dù thấy chàng cũng hiền lành, chịu khó, lại không vướng vào mấy "tệ nạn đàn ông" là cờ bạc, bia rượu, gái gú..., nhưng Huệ ngày càng mất dần tình cảm và không muốn tiếp tục mối quan hệ.
Ảnh minh họa: Lawfuel.com.
Kết thúc mối tình ngay trước đám cưới hơn tháng, Bích Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy may mắn vì không lấy anh chàng quá toan tính. Người yêu Ngọc từng ở nước ngoài nhiều năm, về nước làm tại một công ty bảo hiểm, có thu nhập khá cao. Ngọc được không ít bạn gái ghen tỵ khi có bạn trai bảnh bao, nhà xe đầy đủ. Thấy chàng ít khi mời mình tới những nơi ăn uống sang trọng, Ngọc nghĩ do tính anh giản dị và không thích khoe khoang.
Tới khi quyết định làm đám cưới, cô nàng 25 tuổi rất sốc khi chàng dẫn tới gặp luật sư để ký thừa nhận danh sách tài sản cá nhân của riêng anh trước hôn nhân. Anh còn nói không cần tổ chức hôn lễ rình rang, chỉ cần đăng ký kết hôn và làm vài mâm để hai bên gia đình gặp mặt, báo với tổ tiên. Cảm thấy bị "rẻ rúng" và không chịu được sự tính toán của người yêu, Ngọc quyết chia tay. Anh chàng sau khi năn nỉ, thuyết phục không được, đã hẹn gặp cô để "nói hết cho rõ ràng".
"2 năm rồi nhưng mình vẫn nhớ như in. Hôm đó, anh ta đến, mang theo một tập hóa đơn thanh toán những lần đi uống cà phê, ăn hàng, mua đồ... và yêu cầu mình phải trả lại một nửa. Điên không để đâu cho hết, nhưng mình chấp nhận trả cho xong, để khỏi lằng nhằng về sau. May mà chưa cưới phải anh ta", Ngọc thổ lộ. Lúc đó cô mới hiểu tại sao mỗi lần hai đứa đi ăn uống, mua bán, chàng người yêu luôn lấy hóa đơn cẩn thận.
Đàn ông vốn được gắn cho đặc tính phóng khoáng, rộng rãi. Bởi thế, những người tính toán "đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" hay được gọi là tủn mủn, "đàn bà", và thường để lại ấn tượng xấu với phụ nữ, nhất là thể hiện điều ấy trong giai đoạn mới hẹn hò. Nhiều cô gái sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ chỉ vì cảm giác khó chịu trước biểu hiện bủn xỉn của người khác giới.
Câu chuyện của Thu là một điển hình. Thu quen một anh chàng trên mạng, qua một người bạn. Hai người thường xuyên trò chuyện, gửi thư điện tử cho nhau. Qua lời tự giới thiệu, Thu biết anh này đang làm kỹ sư cho một công ty cấp thoát nước tại Hà Nội, công việc tốt, thu nhập ổn định.
Cô sinh viên năm thứ hai cảm mến bởi cách trò chuyện lịch sự, từ tốn của chàng trai hơn mình 5 tuổi. Hai người bắt đầu thổ lộ yêu đương và hẹn gặp. Lần đầu gặp, chàng trai bảo Thu đi xe bus tới điểm hẹn. Không vui lắm nhưng cô vẫn đồng ý. Tới nơi, giữa trưa nắng hè, chàng dẫn Thu đi qua dãy hàng quán, tới một điểm bán bánh mì kẹp, bảo "Chỗ này anh ăn quen, ngon lắm, lại rẻ", rồi gọi hai chiếc bánh.
"Thực sự, cổ mình nghẹn lại, cắn hai miếng bánh rồi bỏ dở, vừa nóng, vừa mệt, vừa chán. Sau lần đó, mình lảng dần rồi cắt đứt liên lạc với anh ta. Không biết anh ta bị bệnh keo hay có tính tiết kiệm, nhưng lần đầu gặp nhau mà như thế thì không thể chấp nhận", Thu chia sẻ.
Nhà tâm lý Văn Thanh Sỹ, đường dây tư vấn 1088 TP HCM cho hay, xã hội hiện nay chưa có một chuẩn chung nào để đánh giá một người là keo kiệt hay không. Mỗi người thường tự đưa ra nhận định về tính cách này ở người khác dựa vào cảm tính của mình.
Thông thường, người ta hay nghĩ, khi đã yêu là có thể hy sinh tất cả cho nhau, nên khó chấp nhận việc "một nửa" lại so đo tính toán với mình. Thực tế, muốn biết một người có thực keo kiệt hay không, bạn gái cần xem xét ở nhiều khía cạnh, chứ không chỉ nhìn vào cách anh ta có "chịu chi" cho mình hay không. Tất nhiên, một người có mức thu nhập 10 phần, mà không dành nổi một phần cho "tình phí" hoặc luôn so đo, tính toán hơn thiệt về tiền nong với bạn gái, không bao giờ chịu chi trong những cuộc vui chung... thì cũng đáng xem xét.
Theo nhà tâm lý, chuyện người con gái đòi hỏi và cho rằng người yêu là keo khi không đáp ứng được các yêu cầu của mình thì hoàn toàn khác. Có thể người đàn ông có nỗi khổ nào đó, như gia đình khó khăn, anh ta mới đi làm nên thu nhập thấp, xuất thân từ cuộc sống bần hàn nên luôn muốn tiết kiệm...
"Có anh chàng, là chủ một cửa hiệu lớn, khá giàu có. Anh ta yêu một cô gái và định lấy nàng. Nhưng vào những ngày lễ, sinh nhật, chàng trai luôn cố gắng nghĩ xem nên mua món quà nào giá trị vật chất nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn cho nửa kia, vì không muốn 'làm hư' và nuôi dưỡng tính nhõng nhẽo, đòi hỏi của vợ tương lai", nhà tâm lý chia sẻ một trường hợp ông gặp.
Theo ông Sỹ, để biết một người đàn ông có thực sự keo kiệt không, hãy nhìn vào cách anh ta chi tiêu, đối xử với chính bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh, chứ không chỉ với cô gái anh ta đang muốn "cưa đổ".
"Nếu chàng đó luôn ăn tiêu thoải mái cho mình, với bạn bè, nhưng lại tỏ ra so đo với bạn, thì có lẽ anh ta chưa yêu bạn, thấy bạn chưa xứng đáng để 'chi'. Còn nếu anh ta rộng rãi với bạn, ngày lễ, Tết nào cũng mua đồ tặng, luôn săn đón bạn, nhưng chẳng bao giờ dành gì cho mẹ hay một người thân thì cũng cần coi lại", nhà tâm lý đưa lời khuyên với các cô gái trẻ.
Ông cho rằng, một người đàn ông bủn xỉn thực sự thường có các đặc điểm như: Luôn mặc cả, kêu đắt với cả những món đồ có giá thị trường cố định hay giá trị rất nhỏ như ly nước trà, đĩa cơm...; hay lầm bầm tiếc của, không muốn bỏ tiền ra khi cần chi; có nhiều tiền nhưng không dám ăn tiêu gì, lúc nào cũng chỉ muốn ky cóp. Khi đi ăn uống, mua sắm chung với nhiều người, anh ta thường cố tình lảng tránh việc thanh toán.
Theo nhà tâm lý, với những người đàn ông này, tiền là quan trọng nhất nên bất cứ ai cũng khó sống hạnh phúc với họ suốt đời, vì thế, các bạn gái cần cân nhắc.
Theo VNE
Tình tan vì chàng bủn xỉn Mỗi lần đi ăn hay đi hát với đám bạn, cứ đến lúc trả tiền là người yêu Huệ bận đi vệ sinh hay nghe điện thoại. Anh thường xuyên "quên ví" khi đi chơi với bạn gái. Minh Huệ, nhân viên kinh doanh một công ty thiết bị điện tử tại Hai Bà Trưng, Hà Nội, vừa chia tay anh chàng hẹn...