Nguồn vốn TCVM thay đổi cuộc sống một phụ nữ nghèo
Về xóm 6, xã Nga Liên (Nga Sơn), hỏi chị Phạm Thị Hằng, ai cũng biết. Từ cuộc sống nghèo khó, chị đã mạnh dạn vay vốn Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa để buôn bán nhỏ, bám trụ trên mảnh đất quê hương bằng các sản phẩm lợi thế từ nghề biển.
Từ khi vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa, chị Phạm Thị Hằng đã có thêm thu nhập từ việc buôn bán dắt.
Nói là giàu thì chẳng phải, nhưng so với hàng xóm, láng giềng, cuộc sống của gia đình chị cũng thuộc vào loại khấm khá. Nhớ lại cái thời khốn khó trăm bề, chị Hằng gạt những giọt nước mắt mặn chát, xúc động kể lại.
Trước đây, gia đình chị nghèo lắm. Nhà cửa thì tuềnh toàng, bữa no, bữa đói. Quê chị cũng là vùng đất cói, không có vốn thì không tự chủ được, phải đi làm thuê cho các cơ sở dệt chiếu trong vùng. Tiếng là nghề truyền thống, nhưng cói trồng theo mùa vụ, thu nhập lại bấp bênh. Vì vậy, 5 năm trở lại đây, chị đã quyết định chuyển hướng sang thu mua, sơ chế, buôn bán ngao, dắt. Ở vùng biển Nga Sơn, con ngao, con dắt dồi dào, sẵn có. Thị trường lại đang rất ưa chuộng sản phẩm này. Ngao, dắt tươi ngon, có tính thanh mát, dễ ăn, lại chế biến được nhiều món tùy theo sở thích mỗi người. Sau một thời gian làm thử, chị nhận thấy thu nhập từ nghề buôn ngao, dắt có khá hơn. Lại không đòi hỏi nhiều sức lực, công việc bớt nặng nhọc mà lại có thu nhập hàng ngày. Tuy nhiên, lúc đầu do chưa có vốn nên chị chỉ buôn bán nhỏ, lấy ít hàng về sơ chế rồi đem ra chợ Hói Đào bán, chủ yếu là dắt. Mỗi ngày chị chỉ lấy tầm 50kg đến 1 tạ dắt tươi, chạy chợ từ sáng đến chiều cũng chỉ được 100-200 nghìn đồng/ngày. Với thu nhập như vậy, chỉ đủ chi tiêu cho gia đình với 6 miệng ăn đang tuổi lao động…
Chị Hằng ngập ngừng một lát, rồi nói tiếp, thế rồi năm 2019, chị được các chị em phụ nữ xã và thôn xóm tuyên truyền, giới thiệu cho mô hình vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa. Sau khi nghe chị em chia sẻ, chị đã vỡ ra nhiều điều, ngay lúc đó chị đã thấy rất hứng khởi muốn làm ăn lớn hơn. Về nhà, chị bàn bạc với chồng, chồng chị đồng ý ngay. Đang thiếu vốn như “nắng hạn gặp mưa rào”, thông qua tổ chức hội phụ nữ, năm 2019-2020, chị đã được vay vốn 30 triệu đồng từ Tổ chức TCVM Thanh Hóa để tiếp tục công việc buôn bán ngao, dắt. Sau một năm chị đã kinh doanh có lãi và trả hết gốc lẫn lãi.
Video đang HOT
Giữa năm 2020, chị tiếp tục vay 40 triệu đồng của TCVM để mở rộng nguồn hàng cũng như thị trường tiêu thụ. Có nhiều vốn hơn cũng đồng nghĩa với việc nguồn hàng lấy vào cũng nhiều hơn, mỗi ngày chị lấy 3 tạ dắt trở lên, nghĩa là gấp hơn 3 lần nguồn hàng trước khi chưa vay vốn. Thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng từ trong gia đình, đến các khu chợ, nhà hàng hoặc gửi đi các nơi khách có nhu cầu ở trong và ngoài tỉnh. Ngao, dắt sau khi được mua về, vợ chồng chị cùng các con mỗi người một việc, như: phân loại, rửa sạch, luộc chín, bỏ vỏ, đãi lấy ruột, đóng túi… Có việc làm, lợi nhuận theo đó cũng tăng lên, mỗi ngày cho lãi 300 – 500 nghìn đồng. Đến thời điểm này, chị đã trả được gần hết nửa số tiền vay. Mỗi tháng trả cả gốc và lãi 3 triệu đồng, đã thế chị còn dành dụm được một khoản tiết kiệm để xây nhà, mua sắm một số thiết bị cần thiết trong gia đình. Từ căn nhà cấp 4 đơn sơ, ẩm ướt, sau vài năm buôn bán chị đã xây được ngôi nhà hai tầng khang trang. Các con chị (1 trai, 3 gái) đã cơ bản đi làm và có cuộc sống gia đình ổn định, song vẫn luôn biết ơn người mẹ tần tảo đã nuôi con khôn lớn nên người, từ nghề biển quê hương. “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển đông cũng cạn” – chồng chị cũng giang tay, chung lưng đấu cật cùng vợ chăm chỉ làm ăn. Bà con lối xóm, chị em phụ nữ ai thấy vậy cũng mừng cho gia đình chị.
Chị Hằng phấn khởi nói: “Tôi chẳng biết nói gì hơn là gửi lời cảm ơn tới chị em phụ nữ trong xóm, trong xã đã động viên tôi trong những lúc khó khăn. Nhất là phải cảm ơn đến các chị em trong Tổ chức TCVM đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi vay vốn làm ăn hiệu quả. Từ đó có thu nhập khá để trang trải hàng ngày, cuộc sống của gia đình tôi cũng vì thế đỡ vất vả hơn rất nhiều”.
Chị Hằng “bật mí” rằng sẽ cố gắng trả hết nợ vay lần 2, đồng thời duy trì ổn định công việc buôn bán như hiện nay. Sắp tới, chị sẽ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm ngao, dắt của gia đình, để người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh phần nào yên tâm, tin dùng sản phẩm ngao, dắt – một món quà ngọt ngon từ biển.
Thi công cao tốc Bắc - Nam qua địa phận Ninh Bình và Thanh Hóa
Sáng nay (19-11), tại huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức ra quân thi công các gói thầu gồm: 10-XL, 12-XL, 13-XL dự án thành phần đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Các đại biểu thực hiện nghi thức triển khai thi công.
Dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 đi qua địa phận 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa có chiều dài khoảng 63,37 km, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.111 tỷ đồng. Đây là 1 trong 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam được chuyển đổi từ phương thức đầu tư PPP (đối tác công - tư) sang đầu tư công.
Trong đó, gói thầu số 10-XL thi công xây dựng đoạn Km274 111,86 đến Km289 500 do Liên danh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải trúng thầu thi công với giá trúng thầu hơn 1.628 tỷ đồng.
Gói thầu số 12-XL thi công đoạn Km301 đến Km307 600 do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Thạch - Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long trúng thầu với giá hơn 1.344 tỷ đồng.
Gói thầu số 13-XL thi công xây dựng đoạn Km307 600 đến Km318 do Liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh trúng thầu với giá trúng thầu hơn 1.256 tỷ đồng.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa và mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung; khắc phục tình trạng ách tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên quốc lộ 1A; giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với khu vực miền Trung cũng như từ Bắc vào Nam...
Các nhà thầu đã huy động đầy đủ nhân lực, phương tiện phục vụ thi công.
Phát biểu tại lễ triển khai thi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh, đối với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chuyển sang đầu tư công theo nghị quyết của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để khởi công theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư của các dự án, đặc biệt là dự án trọng điểm, đến nay đã giải ngân hơn 73% kế hoạch vốn được giao năm 2020.
Đối với các gói thầu xây lắp 10-XL, 12-XL và 13-XL, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long, tư vấn giám sát, nhà thầu tiếp tục phối hợp với địa phương hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng; khẩn trương huy động đầy đủ nhân lực, vật lực để triển khai thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ để dự án cao tốc Bắc - Nam thực sự là công trình mẫu mực theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Vùng bão lũ gia tăng bệnh nhân mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Withmore Bệnh viện T.Ư Huế đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ. Ảnh minh họa Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập...