“Nguồn vốn đang tập trung vào lĩnh vực rủi ro hơn là sản xuất kinh doanh”
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Chính phủ các báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021.
NGUỒN VỐN ĐANG TẬP TRUNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC RỦI RO
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế – xã hội tháng 3 và quý I/2021 vẫn có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tăng trưởng GDP quý I/2021 tăng 4,48% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng quý 1/2020 cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng”. Chỉ số CPI tháng 3 tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I chỉ tăng 0,29%. Tiến độ thu ngân sách khả quan, tổng thu ngân sách quý I đạt 30,1% dự toán, cao hơn các năm trước.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng khác như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. “Một phần nguyên nhân do lãi suất ở mức thấp, dòng tiền đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản, một phần do công tác quản lý đất đai, quy hoạch và việc thổi giá của đối tượng môi giới, tạo nên các cơn sốt đất, khiến giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh trong những tháng đầu năm, bất chấp diễn biến của dịch bệnh”, Bộ trưởng nhận định.
Thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhưng chủ yếu là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế.
Tương tự, tổng mức huy động vốn vào thị trường chứng khoán tăng cao, tuy nhiên, giá trị phát hành cổ phiếu giảm, cho thấy nguồn vốn vào thị trường không thực sự để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, cần chú trọng theo dõi sát diễn biến các thị trường trên, không để xảy ra tình trạng bong bóng thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
GIÁM SÁT CHẶT CHẼ TÍN DỤNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN, CHỨNG KHOÁN
Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 đạt 4,48%, tuy cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong Báo cáo tháng 1/2021 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP.
Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2/2021 GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý 3 cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý 4 cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư đánh giá, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Cụ thể, thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc mua và triển khai tiêm vaccine Covid-19. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
“Chỉ số giá ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; xem xét điều chỉnh hợp lý việc tăng giá, phí một số mặt hàng do nhà nước quản lý theo lộ trình”, Bộ trưởng nêu.
Đáng chú ý, Bộ trưởng đề nghị tập trung theo dõi sát diễn biến của các thị trường tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BOT giao thông. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; giám sát các tổ chức tín dụng có các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Bộ Tài chính tập trung theo dõi thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tăng cường giám sát biến động của thị trường chứng khoán, chống thao túng giá, phòng ngừa rủi ro tăng nóng của thị trường. Phát triển các quỹ đầu tư dài hạn và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tận dụng cơ hội thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để phát triển thị trường.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
QUẢN LÝ CHẶT VIỆC CẤP ĐẤT, SỬ DỤNG ĐẤT
Bộ trưởng cũng đề xuất, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng và khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng diện tích đất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều dự án có diện tích sử dụng đất lớn được lập ra với mục đích chiếm dụng đất, trông chờ chênh lệch địa tô, bán lại dự án, không phải mục đích đầu tư phát triển… cản trở đến hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế của các địa phương.
Do vậy, cần phải thực sự tiết kiệm, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc cấp đất, sử dụng đất cho các dự án; cấp đất phải căn cứ vào nhu cầu, khả năng thực tế triển khai gắn với các điều kiện nhất định về tiến độ, kết quả thực hiện dự án, nghĩa vụ với nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc cấp và giao đất phải được thực hiện hiệu quả, công khai, minh bạch thông qua các hình thức đấu thầu, đấu giá theo đúng quy định và bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa sân bay Hà Tĩnh, cao tốc Vũng Áng - Cha Lo vào quy hoạch
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Hà Tĩnh cần đẩy mạnh liên kết vùng, tận dụng sân bay Vinh (Nghệ An) để tạo lợi thế phát triển khi chưa đánh giá được nguồn lực và hiệu quả.
Hướng đến những mục tiêu tham vọng hơn
Ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đã chủ trì cuộc họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Đây là một trong 2 cuộc họp thẩm định quy hoạch tỉnh đầu tiên trong cả nước trong điều kiện chưa có nhiều kinh nghiệm, với nhiều điểm mới theo quy định của Luật Quy hoạch. Trước đó, ngày 22/3, cuộc họp tương tự với quy hoạch tỉnh Bắc Giang đã diễn ra.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc lập quy hoạch thời kỳ này tiếp cận theo phương pháp mới mà Luật Quy hoạch đã quy định. Tất cả các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ phải được tích hợp trong một bản quy hoạch tổng thể có tính đa ngành trên không gian phát triển của toàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp (Ảnh: Minh Trang)
Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch, Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung Bộ rộng gần 6.000 km2. Dân số của tỉnh hiện tại là khoảng 1,3 triệu người, GDRP bình quân đầu người năm 2020 đạt 60,33 triệu đồng.
Hà Tĩnh lại có vị trí chiến lược với 164 km đường biên giới, là cửa ngõ đến Lào và Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh cũng có 137 km đường ven biển, sở hữu Cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương công suất tối đa 50.000 DWT, chỉ mất 1,25 giờ để đến sân bay Vinh và hệ thống đường bộ liên tỉnh và trong tỉnh đang được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Cũng theo báo cáo Quy hoạch, Hà Tĩnh đặc biệt hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển bền vững bởi địa phương từng chứng kiến hậu quả nghiêm trọng từ sự cố môi trường, do đó, Quy hoạch được xây dựng theo hướng biến kinh nghiệm này thành yếu tố tích cực và xem đó như là lợi thế cạnh tranh thực sự của tỉnh. Bối cảnh hiện tại đòi hỏi một quy hoạch xác định hướng phát triển dài hạn và phù hợp với các điều kiện mới.
Bên cạnh những yếu tố bất lợi như kinh tế nhỏ lẻ và phân mảnh, nguồn lực con người còn hạn chế, xa các cụm công nghiệp lớn trong nước..., tỉnh xác định một số lợi thế thúc đẩy khác như mạng lưới nhân tài gốc Hà Tĩnh; vị trí và các cảng chiến lược; vẻ đẹp tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng khẳng định Quy hoạch được xây dựng nghiêm túc, bài bản, nhưng còn rất nhiều nội dung cần bổ sung, làm sao để phát huy được tiềm năng địa phương, thích nghi, ứng phó với thiên tai.
Tỉnh ưu tiên phát triển 4 lĩnh vực kinh tế trọng điểm gồm công nghiệp luyện thép, chế biến và chế tạo năng lượng; nông, lâm, thủy, sản; thương mại, dịch vụ, logistics; du lịch. Quy hoạch cũng xác định 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế và 1 trung tâm động lực là khu kinh tế Vũng Áng.
Tỉnh đặt mục tiêu năm 2025, GRDP bình quân đầu người cao hơn các tỉnh Bắc Trung Bộ và năm 2030, trở thành tỉnh khá của cả nước với GRDP bình quân gần 7.000 USD, nâng lên 17.700 USD vào năm 2045 và 26.000 USD vào năm 2050. Cũng theo tầm nhìn 2050, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%.
Toàn cảnh cuộc họp (Ảnh: Minh Trang)
Theo ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), báo cáo quy hoạch của Hà Tĩnh đã đánh giá được toàn diện thực trạng các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, cũng như những tiềm năng, lợi thế. Tuy nhiên, báo cáo cũng cần bổ sung và làm rõ một số vấn đề.
Góp ý dự thảo quy hoạch, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, thu nhập bình quân của Hà Tĩnh hiện đã thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Do đó, sau 5 năm không nên so sánh với các tỉnh Bắc Trung Bộ, đồng thời Hà Tĩnh nên đưa ra mục tiêu cụ thể hơn về tăng trưởng, ví như lọt vào top 20 tỉnh có kinh tế mạnh nhất cả nước.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, Hà Tĩnh cần xác định được bản đồ quy hoạch một cách rõ ràng để thu hút đầu tư. Trong đó, cần tận dụng tối đa nguồn lực từ đất đai, từ đầu tư hạ tầng, cảng biển, cần có bài toán... Khi nhà đầu tư nhìn thấy các quy hoạch được rõ ràng, cũng là hình thức quảng bá thu hút đầu tư của tỉnh.
Cần tính toán kỹ về quy hoạch sân bay, cao tốc Vũng Áng - Cha Lo
Một nội dung được đề cập trong Báo cáo quy hoạch lần này, đó là tỉnh Hà Tĩnh đề nghị bổ sung tuyến đường bộ cao tốc Vũng Áng - Cha Lo dài 102 km, nhằm kết nối khu kinh tế Vũng Áng với Lào và Đông Bắc Thái Lan và xây dựng sân bay Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Trọng Thắng, "báo cáo quy hoạch chưa làm rõ được sự cần thiết và luận cứ thuyết phục trong việc đề xuất xây dựng sân bay và tuyến đường bộ này".
Ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Hà Tĩnh cần tập trung đến vấn đề liên kết vùng. Đối với cao tốc Vũng Áng - Cha Lo phụ thuộc vào Bộ Giao thông - Vận tải, song cần nghiên cứu, tính toán kỹ hơn về lưu lượng.
"Bây giờ có một vấn đề, tỉnh nào cũng ồ ạt xin làm sân bay và cao tốc. Tôi rất quan ngại, vì cao tốc rất tốn tiền, 102 km bằng từ đây (Hà Nội - PV) đến Hải Phòng, nếu làm được phải mất ít nhất 30.000 tỷ đồng. Số tiền này lấy đâu ra, có thực tiễn không?", Bộ trưởng đặt vấn đề.
Về sân bay, ông cho biết "đã phản đối rất nhiều lần rồi" và cho rằng, Hà Tĩnh không nên đặt vấn đề làm sân bay ở đây, mà nên tận dụng sân bay Vinh (Nghệ An) để tạo lợi thế phát triển.
Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, với cả 2 dự án này cần tính toán kỹ, và nếu có thì nên để lại sau 2030. "Thực hiện thì không có nguồn lực mà có làm được cũng không hiệu quả thì rất nguy hiểm", ông lưu ý.
Theo ông Cao Viết Sinh, từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có hàng loạt tuyến giao thông quan trọng của quốc gia đi qua Hà Tĩnh như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường ven biển...
Tuy nhiên, trong quy hoạch chưa thấy đề xuất hành lang phát triển gắn với các tuyến giao thông này. Ông đề xuất cần tính toán phát triển các hành lang kinh tế đi theo các con đường trên để tận dụng lợi thế phát triển.
PGS-TS. Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội góp ý, trong quy hoạch tích hợp Hà Tĩnh cần cần làm rõ không gian phát triển theo hướng biển, trong đó cần mạnh dạn mở rộng không gian thành phố Hà Tĩnh về phía ra biển, đủ sức để tạo ra "một quả đấm" thực sự cho phát triển kinh tế, tạo chuyển biến cho kinh tế - xã hội. Trong tương lai, khi chín muồi có thể nâng cấp TP Hà Tĩnh lên quy mô loại 1.
Gần 300 khu đất công bị lãng phí 298 khu đất sở hữu nhà nước bị bỏ trống hoặc đơn vị thuê dùng sai mục đích, cho thuê hưởng tiền chênh lệch nhưng không đóng thuế. "Việc các doanh nghiệp thuê đất của nhà nước nhưng sử dụng không đúng mục đích, thậm chí đem cho thuê lại hưởng chênh lệch nhưng không đóng thuế gây thất thu ngân sách", bà...