Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân tỉnh Cao Bằng
Vừa qua, Ban vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Cao Bằng đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND giai đoạn 2011 – 2020″ và tổng kết hoạt động Quỹ HTND năm 2020.
Thực hiện Đề án 966-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND giai đoạn 2011 – 2020″, Hội ND các cấp trong tỉnh Cao Bằng đã chủ động tham mưu ban hành các văn bản kịp thời triển khai thành lập Quỹ HTND; phối hợp với các sở, ngành thực hiện các dịch vụ hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Lãnh đạo Ban vận động Quỹ HTND tỉnh Cao Bằng tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động quỹ năm 2020. Ảnh: X.L
Sau 10 năm thực hiện, hoạt động Quỹ HTND tỉnh đã đi vào nền nếp, cơ bản thực hiện tốt các nội dung của đề án. Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh Cao Bằng đang quản lý trên 56 tỷ đồng, trong đó, 8,2 tỷ đồng của T.Ư Hội NDVN ủy thác; trên 9,6 tỷ đồng của tỉnh; 38 tỷ 364 triệu đồng của huyện. Từ nguồn Quỹ HTND đã có 5.466 dự án được vay vốn với 27.974 hộ vay (bao gồm vay mới và luân chuyển quay vòng vốn)…
Thông qua việc triển khai các dự án vay vốn Quỹ HTND góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương, xây dựng nông thôn mới (nhất là tiêu chí nâng cao thu nhập của người dân), đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn, tiếp thêm nguồn lực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên nông dân.
Video đang HOT
Qua việc thực hiện đề án đã nâng cao vị thế, vai trò của Hội ND các cấp, thu hút nhiều nông dân tham gia tổ chức Hội, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, nhất là phát triển tam nông.
Năm 2021, Quỹ HTND tỉnh Cao Bằng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quỹ HTND các cấp; phấn đấu 100% các dự án vay vốn Quỹ HTND được quản lý, phát huy hiệu quả, giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Tại hội nghị, các đại biểu trình bày tham luận về các nội dung: Giải pháp, kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND ở địa phương, đơn vị; đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động xây dựng Quỹ HTND hiệu quả; giới thiệu các mô hình kinh tế hiệu quả từ nguồn vốn Quỹ HTND tại các địa phương để nhân rộng và phát triển…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Triệu Đình Lê đề nghị thời gian tới, các cấp Hội ND luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch vùng sản xuất của địa phương, nhất là các chương trình trọng điểm của tỉnh về phát triển nông nghiệp nhằm vận động, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia các mô hình liên kết nhóm, hộ, liên kết sản xuất, phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Tuyên Quang: Nông dân có vốn đầu tư nuôi trâu, càng nuôi càng lãi
Nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đời sống khấm khá hơn nhờ được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để đầu tư nuôi trâu sinh sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Thành Long, huyện Hàm Yên cho biết: Toàn xã có trên 900 hội viên sinh hoạt ở 16 chi Hội. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ hội viên nghèo còn cao, chiếm 26,2% tổng số hộ hội viên. Do đó, cùng với công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, Hội ND xã đã phối hợp với chính quyền và các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân tiếp cận các nguồn vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, thực hiện giảm nghèo bền vững.
Nhiều hộ nông dân vùng cao ở Tuyên Quang đã có thu nhập khá từ nuôi trâu. Thu Hà
Đầu năm 2019, Hội ND xã đã triển khai Dự án chăn nuôi trâu sinh sản từ nguồn Quỹ HTND, với số vốn 210 triệu đồng giúp cho 10 hộ nông dân vay nuôi trâu sinh sản. Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp hội viên xã Thành Long khai thác tốt thế mạnh địa phương là có đất đai rộng rãi trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn cho trâu.
Là 1 trong 10 hộ tham gia dự án, ông Nguyễn Văn Hiệu (ở thôn Hưng Long) vui mừng cho biết: Với số vốn vay 20 triệu đồng, ông bỏ thêm vốn của gia đình để mua một con trâu cái trị giá 35 triệu đồng về nuôi. Qua 1 năm chăm sóc tốt, con trâu cái đã sinh sản. Ông Hiệu nhẩm tính, nuôi trâu càng nuôi càng lãi, riêng con nghé đó để nuôi hơn năm nữa là có trị giá tới 20 triệu đồng, đồng thời con trâu cái cũng sắp đẻ lứa thứ hai.
Cùng với nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND xã Thành Long đã làm tốt công tác ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội duy trì hoạt động hiệu quả của 4 tổ tiết kiệm và vay vốn giúp cho 149 hộ hội viên vay tổng dư nợ gần 4 tỷ đồng. Đa số các hội viên đều sử dụng đúng mục đích đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, dê, trồng cây ăn quả, trồng rừng...
Năm 2019, Hội cũng đã hỗ trợ 4,2 tỷ đồng vốn Quỹ HTND để thành lập các tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp nuôi trâu, bò. Đồng thời hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gắn với chuỗi liên kết an toàn sinh học cho các hộ vay vốn.
Không chỉ giúp hội viên có vốn làm ăn, Hội ND xã Thành Long còn tích cực triển khai các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hội viên nông dân. Năm 2019 vừa qua, Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho trên 1.600 lượt nông dân toàn xã.
Xây dựng thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang"
Ông Trương Xuân Quý - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Hiện tổng nguồn vốn Quỹ HTND Hội ND tỉnh Tuyên Quang đang quản lý là 23,9 tỷ đồng cho 584 hộ hội viên vay thực hiện 49 dự án. Trong đó có 28 dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm; 16 dự án trồng trọt và 2 dự án nuôi thủy sản.
Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang: Tháng 5/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang" cho Hội ND tỉnh. Nhãn hiệu được bảo hộ cho 3 nhóm sản phẩm, gồm: Nhóm thịt trâu đã qua chế biến; nhóm trâu giống, trâu thịt (còn sống); nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt (còn sống và thịt trâu đã chế biến). Sự kiện trên có ý nghĩa to lớn, là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; thúc đẩy phát triển chăn nuôi ổn định, tăng thu nhập cho người nông dân.
Với mục tiêu giữ vững và phát triển thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang", Hội ND tỉnh đã có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi trâu. Hội ND tỉnh đã ưu tiên 10,42 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND triển khai 30 dự án chăn nuôi trâu sinh sản, trâu vỗ béo, nâng tổng số dự án nuôi trâu, bò đã cho vay vốn là 65 dự án với tổng số tiền 20 tỷ đồng. Đến nay, Hội ND tỉnh đã quản lý có hiệu quả ngân hàng bò gần 1.800 con với 3.800 hộ nông dân được hưởng lợi từ chương trình. Đồng thời, xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể cho chuỗi sản phẩm Trâu Tuyên Quang với thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang".
Lào Cai: Nuôi cá trên non cao nước biếc, nông dân thu trăm triệu Anh Tuấn, xã Bản Qua, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cho biết, nhờ nguồn vốn vay của Quỹ HTND huyện mà mô hình nuôi cá của gia đình được mở rộng, mang lại thu nhập cao hơn những năm trước. Sau 1 năm, hơn 2.000m2 ao cá của gia đình anh đã cho thu hơn 100 triệu đồng. Tổng kết phong trào...