Nguồn phóng xạ nguy hiểm đã bị mất cách đây… 5 tháng?
Liên quan đến việc nguồn phóng xạ Co-60 của nhà máy thép Pomina 3 bị thất lạc, PV Dân trí đã trao đổi với ông Đào Đức Hùng, nguyên là nhân viên an toàn bức xạ Nhà máy thép Pomina 3, người đã báo sự cố mất nguồn phóng xạ lên lãnh đạo nhà máy.
Ông Đào Đức Hùng (54 tuổi) tưng la nhân viên an toàn bức xạ Nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành)
Theo ông, đầu tháng 4/2015, nhà máy làm đơn trình báo cơ quan chức năng nguồn phóng xạ bị thất lạc vào giữa tháng 3/2015 có đúng với bản chất sự việc?
Sự việc thiết bị nguồn phóng xạ bị thất lạc tôi đã trình báo cho anh Tuấn – Phó tổng giám đốc nhà máy ngay sau khi phát hiện, tức ngày 17/11/2014.
Ông có thể trình bày cu thê hơn về nguyên nhân thất lạc của nguồn phóng xạ Co-60?
Khoảng đầu tháng 9/2014, trong lúc sản xuất đúc phôi thép đã xảy ra sự cố khiến thép lỏng tràn ra ngoài và chảy xuống nguồn phóng xạ được đặt bên dưới. Để kiểm tra nguồn phóng xạ, tôi đã xuống Nhà máy thép Pomina 2 để mượn máy móc về kiểm tra và phát hiện nguồn bức xạ của thiết bị này cao hơn ngưỡng cho phép hàng trăm lần. Việc rò rỉ phóng xạ này rất nguy hiểm.
Theo tôi, có thể do nhiệt độ thép lỏng quá cao nên làm nóng chảy phầnchi bảo vệ nguồn phóng xạ. Nguồn phóng xạ chỉ lớn bằng hạt đậu đen, được đặt giữa lớp chì đông đặc và được bao bọc bởi vỏ inox bên ngoài, có khả năng bị trôi về sát vỏ inox. Chinh vi vây, khả năng phóng xạ ra ngoài se cao hơn.
Vậy sau khi xác định nguồn phóng xạ bị hỏng, ông đã xử lý như thế nào?
Sự việc nguồn phóng xạ bị hỏng tôi đã trình báo lên lãnh đạo nhà máy ngay sau đó. Vì nhà máy không có kho chuyên dụng nên tôi đem gửi tạm nguồn phóng xạ này ở kho chứa vật tư. Tất nhiên, khu vực để nguồn phóng xạ được đăt ơ môt nơi biệt lâp để cảnh báo và đảm bảo an toàn cho công nhân công ty thường xuyên ra vào lấy hàng hóa. Tuy nhiên, cung trong thời gian này, anh em bên bộ phận sản xuất phản ứng rất dữ dội vì viêc cât giư thiêt bi hư hong tai đây rât nguy hiểm, đe doa tới sức khỏe của họ khi ra vào kho lấy vật tư mỗi ngày…
Video đang HOT
Trước tình huống này tôi đã báo cáo lên công ty. Ngày 30/9/2014, tôi làm tờ trình xin mua chì về bọc lại nguồn phóng xạ. Tuy nhiên, thời gian chờ chì quá lâu, bản thân tôi và anh em cũng rất sốt ruột.
Trong lúc này, tổ trưởng sản xuất gây áp lực cho tôi và báo cáo lên Phó giám đốc sản xuất của nhà máy. Cuối cùng tôi đành phải tìm cách di dời nguồn thiết bị này sang chỗ khác. Việc di dời tôi tự làm lấy vì không ai dám cộng tác thực hiện việc này. Tôi đặt nguồn phóng xạ này vào một thùng gỗ lớn và dùng xe di chuyển ra ngoài.
Để đảm bảo an toàn cho mọi người tôi đã chọn khu vực ít người qua lại. Tôi chọn ngay vị trí của 2 chiếc máy mà công ty mới nhập về, bởi ở đó cũng khá an toàn. Tôi cẩn thận đặt nhiều bao bố phía thùng gỗ. Hằng ngày tôi đều kiểm tra cẩn thận: buổi sáng, giờ cơm trưa cũng như trước khi ra về tôi đều tới dở bao bố lên xem mới an tâm.
Vậy đến khi nào ông phát hiện nguồn phóng xạ bị mất?
Ngày 17/11, tôi đi kiểm tra thì phát hiện nguồn phóng xạ này bị mất. Tôi khá bất ngờ vì nhìn hiện trường thì không có gì thay đổi. Bao bố vẫn còn phủ trên thùng gỗ, đến khi mở lên thì mới biết mất nguồn phóng xạ. Nếu tôi chủ quan, không mở bao lên xem thì cũng không thể phát hiện. Tôi lập tức thông báo với mấy anh em bên tổ hiện trường để cùng nhau tìm kiếm.
Đến sáng 18/11, tôi trình báo sự việc lên anh Tuấn. Anh Tuấn có chỉ đạo đi tìm nhưng một mình tôi thì không tìm được. Phía nhà máy cũng không triển khai thành đoàn hay có biện pháp tìm kiếm hiệu quả. Cómôt điêu đang lưu y ơ đây la cho đến thời điểm thiêt bị nay bi mất thichì vẫn chưa về đến nhà máy. Trong khoảng thời gian trên, phía công ty vẫn không co đông thai nao trong viêc trình báo vụ việc mất nguồn phóng xạ cho các cơ quan chức năng, mà keo dai mai tới đầu tháng 4/2015.
Ông có thể nói rõ lý do ông xin nghỉ việc tại Nhà máy thép Pomina 3?
Tháng 3/2015 tôi đưa đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe nhưng không được phía nhà máy giải quyết và còn nợ lại lương tháng 3 của tôi. Theo giải thích của nhân viên kế toán, vì tôi “dính vụ” bản tường trình về việc mất nguồn phóng xạ nên chưa được giải quyết lương của tháng 3.
Đến ngày 1/4, tôi nghỉ việc tại nhà máy. Đến 2/4 thì nhận thông báo cơ quan điều tra mời lên làm việc về việc mất nguồn phóng xạ trên.
Vậy tại sao khi phát hiện mất nguồn phóng xạ nguy hiểm này ông không trình báo cơ quan chức năng?
Thú thật trên thực tế tôi chỉ là một công nhân lao động bình thường chịu sự quản lý của lãnh đạo nhà máy. Vì vậy, khi nhà máy xảy ra sự cố trách nhiệm của tôi là báo cáo với lãnh đạo mà thôi. Còn việc có báo với cơ quan chức năng hay không là thẩm quyền của ban lãnh đạo. Nhưng trước khi nghỉ tôi có thông báo nếu lãnh đạo nhà máy không báo cho cơ quan chức năng biết thì khi nghỉ việc tôi sẽ báo. Vì nếu để lọt nguồn phóng xạ ra ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhiều người.
Nhưng có vấn đề tôi còn thắc mắc là với hệ thống an ninh nghiêm ngặt, kẻ trộm khó lòng đột nhập được. Vả lại, nếu có vào lấy cắp thì chọn nhiều thứ khác giá trị như hai chiếc máy ơ vi tri bên cạnh hoăc nhưng thứ khác giá trị hơn chứ ai đi lấy thiết bị “đen xì” như thế?
Xin cám ơn ông!
Nguyễn Nam
Theo Dantri
'Mất thiết bị phóng xạ nữa là... thôi rồi!'
Đó là lưu ý của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà với lãnh đạo các sở ngành liên quan về mức độ nguy hiểm của việc mất thiết bị có chứa nguồn phóng xạ trên địa bàn
Ông Lê Mạnh Hà: "Mất thiết bị phóng xạ nữa là... thôi rồi!".
Sáng 7.4, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp đột xuất liên quan đến việc quản lý, giám sát, đảm bảo an toàn cho thiết bị chứa nguồn phóng xạ trên địa bàn thành phố.
Theo ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ, trên địa bàn thành phố thống kê có hơn 200 thiết bị chứa nguồn phóng xạ của các đơn vị, trong đó có 124 thiết bị phóng xạ di động (thường xuyên được di chuyển trong quá trình sử dụng).
Lâu nay cơ quan nhà nước thường chỉ biết là đơn vị nào có, số lượng bao nhiêu thiết bị, đặc tính từng thiết bị ra sao..., còn việc kiểm soát hầu như do từng đơn vị sở hữu thiết bị tự đảm trách. Đường đi của thiết bị như thế nào trong tình huống bị mất, thất lạc thì không thể nào kiểm soát được. Do đó, đây là một nguy cơ về sự thiếu an toàn trong việc quản lý thiết bị có tính chất đặc thù.
Tại TP.HCM từng xảy ra mất cắp thiết bị chứa nguồn phóng xạ hạt nhân dùng trong công nghiệp của Công ty TNHH Apave Châu Á - Thái Bình Dương chi nhánh TP.HCM vào ngày 15.9.2014. Bốn ngày sau, thiết bị may mắn được tìm ra ở khu vực đường Vườn Lài, P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú.
Ngay sau đó, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Khoa học - Công nghệ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) khảo sát và lắp đặt thiết bị định vị vào từng thiết bị chứa nguồn phóng xạ để quản lý, theo dõi.
Nhưng cho đến cuộc họp diễn ra vào sáng 7.4, việc này vẫn chưa được các đơn vị liên quan thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố.
"Đụng chuyện thì sôi động lên, sau đó thì lại im lặng, chìm xuống. Vụ này cũng tương đối chìm. Giờ thì không chậm trễ được nữa", ông Hà nói.
Tiến sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết kỹ thuật và phần mềm hệ thống lắp đặt đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, để triển khai, tiến sĩ Hoàng đề nghị thành phố duyệt đề tài nghiên cứu.
Ông Hà nói ngay: "Đề nghị làm đề tài gì nữa, đã có sẵn kỹ thuật và phần mềm hệ thống thì phải triển khai trên thực tế luôn".
Ông Hà yêu cầu Sở Khoa học - Công nghệ và ICDREC ngay trong ngày mai 8.4 đến từng địa chỉ cụ thể và gắn luôn thiết bị định vị, không chần chừ nữa.
"Để thiết bị lang thang ngoài đường là còn hơn quả bom. Mất thiết bị phóng xạ nữa là thôi rồi. Chúng ta đừng loay hoay nữa. Nguy hiểm nguồn phóng xạ nếu thất lạc mới là quan trọng, vì để ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thì tiền nào lo cho đủ", ông Hà lưu ý.
Theo Dân Trí
Nguồn phóng xạ bị thất lạc đã bị đục để lấy chì? "Nguồn phóng xạ Co-60 có thể đã mất từ trước khi Công ty Pomina 3 trình báo khá lâu, nên nhiều khả năng đã bị đục để lấy chì", Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định. Ông Mai Thanh Quang, cho biết, 13h30 chiều nay (7.4), đoàn tìm kiếm nguồn phóng xạ Co-60 bị...