Nguồn năng lượng mới, 1 lần cắm điện ô tô đi cả ngàn cây số
Các nhà sản xuất ô tô đang đầu tư mạnh cho việc phát triển pin thể rắn để tạo ra những chiếc xe sạc pin nhanh như đổ xăng và đi tới cả nghìn km mới hết điện.
Hết thời pin Lithium
Một trong những cấu phần quan trọng nhất của ô-tô điện là bộ pin trữ năng lượng. Hiện nay, toàn bộ các xe điện đều sử dụng công nghệ pin Lithium, hay còn gọi là pin thể lỏng. Với thiết kế có hai điện cực kim loại rắn, đặt vào trong chất điện phân là muối lithium lỏng. Khi sạc, các hạt ion chuyển động từ điện cực âm sang điện cực dương và theo chiều ngược lại khi xả.
Tuy nhiên khả năng trữ năng lượng của các loại pin này được cho là đã tới hạn. Nếu muốn tăng dung lượng chứa, khối lượng của pin trở sẽ nên lớn, dẫn tới chi phí cao và khả năng vận hành kém. Nhìn chung, kỹ thuật pin hiện nay chưa thể đáp ứng được yêu cầu về quãng đường và tối ưu chi phí mà thị trường đặt ra cho xe điện. Trong khi đó, các loại pin lỏng đang được sử dụng có nguy cơ cháy nổ rất cao, bắt nguồn từ dung dịch điện ly hữu cơ dễ bắt cháy. Điều này làm nảy sinh nhu cầu bức thiết phải phát triển một thế hệ pin mới.
Các nhà sản xuất ô tô đang đầu tư mạnh cho việc phát triển pin thể rắn
Để ô tô điện có thể thương mại hóa thành công và trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng, bộ pin cần phải tăng năng lượng, chạy được quãng đường dài hơn trong mỗi lần sạc, thời gian sạc nhanh hơn, có giá thành thấp và an toàn. Các tập đoàn ô tô Nhật Bản cho rằng, công nghệ pin thể rắn, sẽ giải quyết được những vấn đề này.
Ông Shigeki Terashi, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Toyota Nhật Bản, cho biết, để ô tô điện phát triển và trở thành phương tiện đi lại phổ biến trong tương lai, thay thế cho động cơ đốt trong thì công nghệ pin là quan trọng nhất. Các nhà sản xuất ô tô đang đầu tư mạnh cho việc phát triển pin thể rắn và tương lai rất sáng sủa.
Công nghệ pin thể rắn sử dụng chất điện phân rắn thay thế cho chất điện phân lỏng. Với thiết kế pin thể rắn, cả điện cực dương, điện cực âm và chất điện phân đều là những mảnh kim loại, hợp kim hoặc vật liệu tổng hợp ở thể rắn. Trong pin thể rắn, các cực dương, cực âm và chất điện phân được xếp thành ba lớp phẳng chồng lên nhau, thay vì nhúng các điện cực trong chất điện phân lỏng.
Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất có thể tạo ra những cục pin có kích cỡ tương đương với pin thể lỏng hiện nay nhưng có dung lượng chứa lớn hơn nhiều. Không nhưng thế, pin thể rắn cũng an toàn hơn cho người sử dụng vì chúng không chứa chất lỏng dễ cháy, độc hại và có tuổi thọ cao hơn. Loại pin này cũng có tốc độ sạc nhanh hơn nhiều, bởi các ion trong thiết kế rắn có thể di chuyển nhanh hơn từ cực âm đến cực dương.
Pin thể rắn có dung lượng chứa cao hơn từ 2-5 lần, thời gian sạc nhanh hơn từ 6-10 lần so với pin thể lỏng có kích cỡ tương đương
Tiềm năng lớn
Video đang HOT
Theo những nghiên cứu mới nhất, pin thể rắn có dung lượng chứa cao hơn từ 2-5 lần, thời gian sạc nhanh hơn từ 6-10 lần so với pin thể lỏng có kích cỡ tương đương hiện nay.
Điều quan trọng là một công nghệ mới xuất hiện và vẫn đang trong quá trình phát triển, nên chi phí sản xuất ra loại pin này cực kì tốn kém. Các nhà sản xuất vẫn chưa tìm ra chất điện phân rắn nào vừa tối ưu, vừa phổ biến, lại vừa dễ tạo ra, với giá thành thấp. Rõ ràng vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu với công nghệ pin thể rắn. Có lẽ chúng ta sẽ vẫn chưa thấy loại pin này phổ biến trên ô tô trong vòng 4-5 năm nữa.
Tuy nhiên, đại diện của Toyota tiết lộ sẽ giới thiệu một chiếc ô tô điện sử dụng pin thể rắn tại Olympic Tokyo 2020. Đó là mẫu xe nào và pin thể rắn có ưu điểm nổi trội gì, không hề được Toyota tiết lộ.
Ông Shigeki Terashi đưa ra dự báo tới 2025 thế giới sẽ có 5,5 triệu ô tô điện chạy trên đường và tới 2030 thì ô tô điện sử dụng pin thể rắn sẽ bắt đầu phổ biến, còn tới 2040 thì tại nhiều quốc gia, ô tô sử dụng động cơ đốt trong sẽ không tồn tại nữa, nó được thay thế bằng xe điện. Vì vậy, tương lai của pin thể rắn rất sáng sủa.
Sau nhiều năm tập trung vào công nghệ xe lai điện (hybrid) và xe sử dụng hydro với pin nhiên liệu (Fuelcell), Toyota nay đã theo đuổi phát triển ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Tập đoàn này đang đầu tư 13,9 tỷ USD vào nghiên cứu phát triển pin thể rắn và có kế hoạch thương mại hóa công nghệ này từ năm 2020, theo báo cáo thường niên được công bố vào tháng 10/2019.
Ngoài Toyota thì Volkswagen (CHLB Đức), BYD (Trung Quốc), Samsung, LG (Hàn Quốc)… hiện cũng tập trung để thương mại hóa pin thể rắn. Khi thành công, pin thể rắn thực sự là cuộc cách mạng rộng khắp, cung cấp cho nhiều sản phẩm khác, ngoài xe hơi như laptop, điện thoại di động, máy bay không người lái,… Vì vậy, đây sẽ là công nghệ mang lại tiềm năng lớn, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống và đưa nhân loại bước sang giai đoạn phát triển mới.
Các DN ô tô Nhật Bản đang kì vọng trở thành người dẫn đầu về công nghệ pin thể rắn và sớm bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Theo Trí Thức Trẻ
Bạn nghĩ xe điện chưa phổ biến vì hạ tầng hay tầm hoạt động? Nhầm to!
Không phải mạng lưới trạm sạc còn "mỏng" hay tầm hoạt động ngắn, chính mức giá cao mới là rào cản lớn nhất trong quá trình chinh phục khách hàng của xe điện.
Jato Dynamics, một công ty chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường ô tô toàn cầu mới đây đã chỉ ra hạn chế lớn nhất của xe điện so với các sản phẩm truyền thống. Cụ thể, sau khi thống kê 43 thị trường xe hơi trên toàn thế giới trong nửa đầu năm nay, Jato nhận thấy rằng giá bán trung bình của xe điện đang cao hơn 81% so với những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong.
Với mức giá cao gần gấp đôi, không quá khó hiểu khi nhu cầu dành cho EV vẫn rất khiêm tốn khi so sánh với xe ICE. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với những nỗ lực của các nhà sản xuất khi tung ra các sản phẩm giá "mềm" nhằm thu hút khách hàng. Theo Jato, đây là một trong bốn hạn chế mà EV đang phải đối mặt, bên cạnh sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, hạn chế về phạm vi di chuyển và sự lựa chọn chưa phong phú.
Mặt bằng giá xe trung bình của các thị trường trên Thế giới trong nửa đầu năm 2019
Châu Âu hiện là thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Khu vực này sở hữu những điều kiện vô cùng thuận lợi, với nhận thức của người tiêu dùng và sự quan tâm của giới chức đều cao hơn bất cứ nơi đâu. Không những vậy, đây cũng là nơi mà các tiêu chuẩn khí thải luôn là nỗi ám ảnh với bất kỳ nhà sản xuất xe hơi nào. Và với EV, họ có thể dễ dàng đáp ứng những tiêu chuẩn đó, dù là cao đến mức nào.
Nhưng chính giá bán quá cao đã khiến cho loại xe này chỉ chiếm thị phần chưa đến 2% tại châu Âu. Trong nửa đầu năm 2019, giá xe bán lẻ trung bình ở lục địa già đạt 34.091 USD (khoảng 790 triệu đồng). Trong khi đó, mức giá trung bình của những mẫu EV phổ thông nhất dao động từ 35.000 - 103.000 USD (810 triệu - 2,4 tỷ đồng). Cũng theo Jato, đây là thị trường có giá xe bán lẻ trung bình cao thứ hai, chỉ sau Bắc Mỹ - thánh địa của SUV. Những sản phẩm này vốn có giá cao hơn những chiếc xe gầm thấp như sedan hay hatchback.
Mặt bằng giá xe trung bình của 43 thị trường trong nửa đầu năm 2019
Tại mỗi quốc gia thuộc EU, con số trên lại có sự phân hóa nhất định. Ví dụ như ở các nước nằm trên bán đảo Scandinavia vốn có thuế suất cao hoặc Thụy Sỹ - nơi được coi là quốc gia giàu nhất thế giới và thường chuộng các model hạng sang hoặc xe thể thao, giá bán lẻ ô tô bình quân sẽ ở nhóm đầu. Ở nhóm cuối bảng xếp hạng là những thị trường như Romania, Hy Lạp hay Croatia.
Mà giá cả là một trong những yếu tố luôn được quan tâm hàng đầu. Vì thế, xe điện vẫn đang loay hoay để thu hút khách hàng. Ngay cả Renault Zoe - một trong những mẫu EV rẻ nhất hiện nay cũng phải chào thua. Jato cho hay, giá bán của Zoe vẫn cao hơn con số trung bình tại 15 nước EU.
Tạm rời xa châu Âu và đến với Bắc Mỹ, tình hình cũng chẳng khá khẩm hơn. Tại Mỹ và Canada, giá xe hơi bán lẻ trung bình nhỉnh hơn một chút so với ở châu Âu, ở mức 35.614 USD (khoảng 825 triệu đồng). Nếu xét theo thị phần, phân khúc bán tải chiếm tới 18% trong nửa đầu năm nay với mức giá bình quân lên tới 43.650 USD (khoảng 1,01 tỷ đồng).
Mức chênh lệch giá bán của một số dòng xe điện so với mặt bằng chung của thị trường châu Âu
Lại một lần nữa, giá bán của xe điện vẫn vượt qua con số trung bình vừa nêu. Cụ thể, chiếc Tesla Model 3 - mẫu EV chạy pin bán chạy nhất Bắc Mỹ có giá cao hơn 21% so với mức trung bình. Được niêm yết ở mức 47.467 USD (1,1 tỷ đồng), chiếc xe giá mềm của Tesla thậm chí còn đắt hơn cả SUV và bán tải trung bình (36.797 USD - hơn 850 triệu đồng). Tất nhiên, người Mỹ chẳng thừa hơi chi ra nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc xe không phải gu của mình. Còn với những dòng xe điện cỡ nhỏ, chúng chưa bao giờ được người tiêu dùng địa phương thực sự quan tâm dù khá hấp dẫn về giá bán.
Trái với châu Âu và Bắc Mỹ, thị trường xe điện lớn nhất hành tinh là Trung Quốc lại cho thấy một cục diện hoàn toàn khác. Nên nhớ, chính phủ Trung Quốc đã quy hoạch EV trở thành phương tiện ưu tiên trong những năm sắp tới. Thế nên, bên cạnh các chính sách, chính phủ nước này còn có những hình thức hỗ trợ khác dành cho các chương trình phát triển xe điện. Đồng thời, các model này được thiết kế, phát triển dành cho khách hàng nội địa. Điều đó có nghĩa là chúng có thể sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn phức tạp do Mỹ và EU đề ra.
Mức chênh lệch giá bán của một số dòng xe điện so với mặt bằng chung của thị trường Bắc Mỹ
Với những yếu tố vừa nêu, chẳng có gì ngạc nhiên khi EV tại đây lại hấp dẫn đến vậy. Đơn cử như chiếc xe đô thị Chery EQ1, một trong những mẫu xe điện phổ biến nhất, được niêm yết ở mức 20.620 USD (khoảng 477 triệu đồng). So với giá bán lẻ bình quân, mức giá của EQ1 thấp hơn 6455 USD (khoảng 150 triệu đồng). Ngay cả phân khúc SUV cũng đón chào sự xuất hiện của những mẫu EV cỡ nhỏ có giá bán cực kỳ hấp dẫn.
Ví dụ như mẫu SUV hạng B BYD Yuan EV có giá thấp hơn 43% so với trung bình của thị trường. Hai model kể trên được coi là những 'kẻ thay đổi cuộc chơi', khẳng định sự thành công ban đầu của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ vấn đề giá cả cho xe điện. Các quốc gia châu Âu cũng như Mỹ đều đang cho thấy sự chậm chạp hơn so với Trung Quốc trong vấn đề này.
Bên cạnh những số liệu thống kê, Jato cũng đưa ra những dự báo về thị trường xe điện trong tương lai. Theo đó, giá EV sẽ giảm khi chi phí sản xuất pin giảm, đồng thời các công nghệ được chia sẻ. Tuy nhiên, đó không phải là viễn cảnh trong ngắn hạn. Hơn nữa, giảm giá thành của xe điện cũng như cải thiện lợi nhuận mà không gia tăng doanh số là một bài toán cực kỳ nan giải cho các nhà sản xuất.
Mức chênh lệch giá bán của một số dòng xe điện so với mặt bằng chung của thị trường Đài Loan và Trung Quốc
Trong thời gian qua, rất nhiều hãng xe đã hé lộ kế hoạch tung ra các sản phẩm mới với cải thiện đáng kể về tầm hoạt động. Nhưng theo Jato, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng sẽ có mức giá hợp lý hơn. Mẫu EV mới toanh của Volkswagen là I.D 3 có giá khởi điểm khoảng 33.000 USD (gần 765 triệu đồng) - thấp hơn một chút so với giá xe bán lẻ trung bình tại châu Âu.
Nhưng dù sao, nó vẫn là một chiếc hatchback và bị đánh giá là kém hấp dẫn hơn những mẫu SUV có cùng tầm giá. Đó cũng là điều mà Opel Corsa-e hay Peugeot 208-e sẽ phải đối mặt. Đấy là chưa kể chúng sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau. Còn với trường hợp của Tesla Model Y, mẫu EV này thậm chí còn được định vị cao hơn một chút so với Model 3. Trong khi đó, Volvo XC40-e cũng được dự đoán là không hề rẻ khi có giá khởi điểm ước tính lên tới 59.900 USD (khoảng 1,4 tỷ đồng).
Mức chênh lệch giá bán trung bình của một số dòng xe điện so với mặt bằng chung của các thị trường khác trên Thế giới.
Nhưng tại Ấn Độ, thị trường xe điện lại được nhận định là khá khả quan trong thời gian tới với sự ra mắt của nhiều sản phẩm giá rẻ. Ví dụ như Maruti Suzuki - liên doanh đang thống trị trường này được cho là sẽ tung ra phiên bản EV của Wagon R với giá chỉ 11.243 USD (260 triệu đồng), thấp hơn 10% so với giá xe trung bình tại đây. Tata thậm chí còn gây ấn tượng mạnh hơn bằng chiếc Tiago EV với giá chỉ từ 8.431 USD (195 triệu đồng). Bên cạnh đó là nhiều model khác với giá bán không quá chênh lệch so với mức bình quân. Theo Jato, Ấn Độ là nơi có giá bán lẻ ô tô bình quân thấp nhất thế giới, chỉ 12.541 USD (290 triệu đồng).
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Lexus sẽ mở bán xe điện đầu tiên vào năm 2020 Trước sự cạnh tranh của các hãng ô tô trong việc sản xuất xe không phát thải, dự kiến mẫu ô tô điện đầu tiên của Lexus sẽ được trình làng vào năm 2020. Theo ông Yoshihiro Sawa, Chủ tịch đơn vị sản xuất xe hạng sang Lexus của Tập đoàn chế tạo ô tô Toyota Motor (Nhật Bản), mẫu ô tô điện...