Nguồn lực cho chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn
Sáng 24-3, tại cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, qua sơ kết cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội.
Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Số lượng người có công ở Việt Nam rất lớn và được quan tâm liên tục. Diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở rộng. Thu nhập của người lao động tăng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các đối tượng, triển khai chưa đồng bộ. Ở một số nơi, một số cấp chưa quyết liệt. Vẫn còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.
Video đang HOT
“Vấn đề tổng kết vĩ mô rất quan trọng để rút ra những phương pháp, cách làm, chứ không phải chỉ thành tích, mà chính là cách làm thời gian tới làm sao tốt hơn”, Thủ tướng nói và chỉ ra trong bối cảnh mới, chúng ta đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan hiện nay, thì càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, chỉ còn 3 quý nữa là hết năm 2020, Thủ tướng cho rằng, phải cố gắng tối đa thực hiện một số nội dung và nghiên cứu đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương. Trước mắt, phát huy mọi nguồn lực chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội. Trợ giúp xã hội linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa với tinh thần bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi khắc phục rủi ro, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em…
Thủ tướng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, cơ cấu lại nội dung sao cho nổi bật, nhất là phải nêu được các trở ngại về thể chế, chính sách, những mô hình, cách làm, vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở. Một số vấn đề về tiêu chí xã hội cần toàn diện hơn như môi trường, đạo đức xã hội. Phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn.
Thủ tướng cho rằng, nên có hội nghị toàn quốc ở thời điểm phù hợp để tổng kết toàn diện các vấn đề chính sách xã hội để từ đó, lắng nghe thêm ý kiến, có chính sách xã hội 10 năm tới tốt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiên cứu gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội
Ngày 24-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (nghị quyết).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Theo báo cáo của Bộ LĐTB-XH, có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, trong đó 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt vào năm 2020. Đến nay, cả nước xác nhận được 9,2 triệu người có công, trong đó, trên 1,3 triệu người đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng; 99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương. Bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm trong nước cho 1,5-1,6 triệu người và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2%-2,2%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3,5%; khoảng 32% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH); gần 3% dân số được hưởng trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi...
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, chúng ta có nhiều điểm sáng trong chính sách người có công, an sinh xã hội. Tuy nhiên, còn 2 chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bởi trong bối cảnh mới, chúng ta đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Đặc biệt là trong tình hình dịch Covid-19 lây lan hiện nay, càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội. "Không thể nói chỉ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội, phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội", Thủ tướng nêu rõ.
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu phát huy mọi nguồn lực chống dịch Covid-19 hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội; nghiên cứu một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động, bởi đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt an sinh xã hội bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm...
* Chiều 24-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Kunio Umeda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ. Đại sứ Nhật Bản Kunio Umeda bày tỏ ấn tượng rất sâu sắc, tình cảm tốt đẹp với đất nước, con người Việt Nam trong quá trình công tác. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được tăng cường cả về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, giao lưu nhân dân. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo luôn đánh giá cao, coi trọng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển tốt đẹp thời gian qua, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong đầu tư, thương mại, ODA. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Thủ tướng Abe Shinzo đã nhiều lần ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của ASEAN và Việt Nam trong vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực, Thủ tướng mong muốn Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp quyết liệt ngay từ đầu để chống dịch. Do đó, dù có dân số lớn trên thế giới, nhưng Việt Nam có tỷ lệ mắc Covid-19 thấp. Nhà đầu tư Nhật Bản và các nước có thể yên tâm làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
PHAN THẢO
Đề xuất dừng đóng BHXH với DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19 BHXH Việt Nam đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo hướng dẫn việc tạm dừng đóng BHXH đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trước đó, ngày 4-3, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an...