Nguồn gốc vua Lý Công Uẩn: Nhầm lẫn hai bà Phạm Thị?
Khi nghiên cứu về tông tích vua Lý Công Uẩn, các nhà sử học thường quan tâm đến hai nhân vật cùng họ Phạm, một người là mẹ, một người là bà.
Khi nghiên cứu về tông tích vua Lý Công Uẩn, các nhà sử học thường quan tâm đến hai nhân vật cùng họ Phạm, một người là mẹ, một người là bà.
Từ trước đến nay khi nghiên cứu về tông tích vua Lý Công Uẩn, các nhà sử học thường quan tâm đến hai nhân vật cùng họ Phạm, một người là mẹ, một người là bà. Nhưng lạ lùng là rất nhiều người hay nhầm lẫn hai nhân vật này là một.
Bà nội được truy phong
Bà nội của Lý Công Uẩn là một trong những nhân vật lịch sử bí ẩn nhất, bà xuất hiện trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ có một lần duy nhất với dòng ghi chép ngắn ngủi:”Mậu Ngọ (Thuận Thiên) năm thứ 9 (1018). Mùa xuân, tháng 2, truy phong bà nội làm hậu và đặt tên thụy”.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền đặt câu hỏi: Tại sao triều đình Lý Thái Tổ, có cố vấn Vạn Hạnh uyên thông tam giáo lại để chậm trễ việc truy phong bà nội của Lý Công Uẩn? Tại sao truy phong bà nội là hậu, có thụy hiệu mà không truy phong ông nội là Lý Khuê? Việc truy phong bà nội nhưng gác lại ông nội chứng tỏ có điều gì uẩn khúc trong tôn tộc nhà Lý.
Phải chăng, trong thời kỳ vận động để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, họ Lý vùng Cổ Pháp – Siêu Loại đã tạo ra những huyền thoại về một Lý Công Uẩn là con thần cháu thánh? Từ đó, triều đình nhà Lý đã giấu tông tích thân phụ Hiển Khánh Vương và giấu luôn tông tích của ông nội Lý Khuê?
Sắc phong tại đình Dương Lôi, khẳng định là quê bà Phạm Thị Ngà – mẹ vua Lý Công Uẩn.
Một bí ẩn nữa trong lịch sử là liệu bà vợ của Lý Khuê – phu nhân Phạm Thị Tiên có từng trú ẩn ở Hoa Lâm sau khi chồng bị tử trận hay không? Trong khi đó, ở làng Dương Lôi cũng có vọng tộc họ Phạm.
Một số ghi chép dã sử cho rằng, những ngày mai danh ẩn tích ở Hoa Lâm, bà Phạm Thị Tiên thường vãn cảnh chùa Tiêu Sơn để liên lạc với con cháu đang trốn ở vùng Dương Lôi – Đình Bảng, rừng Báng. Bà đã bàn với hai người cháu tâm phúc là thiền sư Vạn Hạnh và Khánh Văn để lo cưới vợ cho một trong các con trai của bà.
“Vị này có thể ẩn cư ở chùa Tiêu Sơn hoặc rừng Báng Dương Lôi. Chính hai vị thiền sư Vạn Hạnh và Khánh Văn nhân một chuyến về thuyết pháp ở Minh Châu đã tìm được cô gái nghèo họ Phạm, tức Phạm Thị Ngà và tạo điều kiện cho cô kết hôn với con trai của vợ chồng Lý Khuê – Phạm Thị Tiên”, ông Điền khẳng định.
Vì phải sống trong rừng, điều kiện quá khó khăn, bà Ngà phải nhờ sư Lý Khánh Văn nuôi Lý Công Uẩn khi lên ba tuổi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh cho rằng, hai làng Dương Lôi và Hoa Lâm đều có đền thờ Phạm mẫu, nhưng tên gọi hai công trình kiến trúc khác nhau.
Video đang HOT
Một ngôi mộ cổ mới được khai quật hiện ở miếu thờ mẹ vua Lý Công Uẩn.
Nguyên do nhầm lẫn
Ở Dương Lôi gọi là đền thờ Lý Thánh Mẫu, ở Hoa Lâm gọi là đền thờ Lý triều quốc mẫu. Tại đền thờ Lý triều quốc mẫu, tên húy của Phạm mẫu là Phạm Thị Tiên, còn tại đền thờ Lý triều thánh mẫu, tên húy của Phạm mẫu là Phạm Thị Ngà.
Bà Phạm Thị Ngà rõ ràng theo truyền thuyết của làng Dương Lôi là mẹ đẻ của Lý Công Uẩn, nhận công việc thủ hộ ở chùa Thiên Tâm, thọ thai với “thần nhân” (Hiển Khánh Vương). Còn bà Lý triều quốc mẫu ở Hoa Lâm là tín nữ đến vãn cảnh chùa Thiên Tâm và cảm “thần hầu” trong hang đá, sinh ra vua Lý là Hiển Khánh Vương (thân phụ của Lý Công Uẩn).
PGS Trịnh Bỉnh Dy cho rằng chùa Tiêu vẫn còn tấm bia Lý gia linh thạch khắc vào năm 1793, có đoạn: “Đông Ngạn, Hoa Lâm nhân Phạm mẫu, tiêu dao kỳ tự, thường kiến nhất thần hầu, bất giác hữu thần”. Như thế những tác giả của văn khắc trên bia vào thời Tây Sơn đã tưởng nhầm Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Tiên, mẹ của Hiển Khánh Vương có mộ ở Hoa Lâm với Lý Thánh mẫu Phạm Thị Ngà ở Dương Lôi.
Bà nội Phạm Thị Tiên, phu nhân của Lý Lãng Công ẩn cư ở Hoa Lâm, có nhiều người gốc họ Lý. Còn bà Phạm Thị Ngà ẩn cư ở rừng Báng của làng Dương Lôi, nguyên quán của mình. Nếu cả Dương Lôi và Hoa Lâm đều có mộ Phạm Thị và đều là mộ của bà Phạm Thị Ngà thì mộ bà nội Lý Công Uẩn ở đâu?
Các bia đá đều ghi về hai người tên là Phạm Thị khiến giới sử học cùng nhầm lẫn.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền cho biết: “Dẫu năm 1018, Lý Thái Tổ có truy phong bà nội làm hậu và dâng tên thụy, chỉ giấu hành tung của ông nội. Đồng thời cũng tạo ra huyền thoại Lý quốc mẫu cảm “thần hầu” và sinh ra Hiển Khánh Vương. Vậy thì Lý Thái Tổ vẫn là con thần cháu thánh”.
Với kiến giải này, hậu thế hiểu được vì sao họ Lý lại tế lễ tiền nhân ở Thái Đường – Hoa Lâm (Hà Nội). Có thể bước đầu xác định, lăng mộ của Lý thánh mẫu Phạm Thị Ngà ở rừng Báng (Bắc Ninh); còn lăng của Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Tiên ở Hoa Lâm cùng mộ chồng là Lý Khuê nằm trong Lý gia lăng.
Bà và mẹ đều gốc Dương Lôi
Các nhà sử học đánh giá, vì ở Hoa Lâm có mộ ông bà nội của vua Lý Thái Tổ, được họ Lý quần tụ và thường xuyên tế lễ ở nhà Thái Đường cho nên mới xảy ra vụ án Trần Thủ Độ diệt các tôn thất nhà Lý đang cúng tế ở Lý gia lăng, để lại địa danh đồng Bẫy Sập.
“Lăng mộ Lý Thái Tổ chắc chắn ở “sơn lăng cấm địa” (Đền Đô) cùng với lăng mộ các vua Lý khác. Nhưng tại sao dân Hoa Lâm vẫn còn ký ức về mộ vua Lý Thái Tổ trong khu Lý gia lăng? Thực ra khi vua Lý Thái Tổ truy phong bà nội Phạm Thị Tiên là hậu thì ngầm truy phong ông nội Lý Khuê là đế, và mộ của Hùng Công trở thành “mộ vua Lý”, nhà nghiên cứu Trần Viết Điền giải thích.
Chậu tắm bằng đá được cho là hiện vật tắm cho Lý Công Uẩn khi còn bé.
Tại di tích Hoa Lâm Viên ở xã Mai Lâm (Đông Anh – Hà Nội), các nhà khoa học trong đoàn khảo sát của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng Viện Khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích và hiện vật thời Lý – Trần, đặc biệt là những hiện vật gốm tráng men cao cấp có niên đại thế kỷ VII-X và gạch Giang Tây Quân – loại gạch đã tìm thấy ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long.
Phát hiện này phần nào hé mở những thông tin về các công trình kiến trúc thời Lý -Trần tại Hoa Lâm Viên, một di chỉ nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa. Về những phát hiện này, các nhà sử học quan tâm lan can sấu đá. Mô típ “rồng – sấu” này như là một gạch nối giữa rồng thời Ngô, Đinh với rồng thời Lý.
Hiện nay, làng Dương Lôi vẫn còn tộc họ Phạm và là quê ngoại – nơi bà Phạm Thị Ngà sinh Lý Công Uẩn vào những ngày gian khó. Điều thú vị là bà nội của Lý Công Uẩn cũng gốc họ Phạm Dương Lôi, lấy chồng là hùng trưởng Lý Khuê và làm dâu nhà họ Lý ở Hoa Lâm .
“Nếu Dương Lôi là quê nội thì ở đây phải có nhà Thái Đường để họ Lý thường xuyên tế lễ tiên tổ và cả ngàn năm sau con cháu họ Lý (đã đổi thành họ Nguyễn) phải tìm về. Đằng này con cháu họ Lý vẫn hằng coi Hoa Lâm là quê nội, trái hẳn với câu ca “quê cha Thái Miếu, quê mẹ Thái Đường”.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Điền
Trần Hòa
Theo_Kiến Thức
"Kẻ ăn mày tử tế" và hành trình đi bộ 1.700 km
Nguyễn Quang Thạch - người được biết đến như kẻ "ăn mày sách" vừa hoàn thành chuyến đi bộ xuyên Việt kêu gọi cộng đồng xã hội quan tâm đến dự án sách hóa nông thôn.
Dự án kêu gọi cộng đồng chung tay góp sách để xây dựng những tủ sách cho trẻ em nông thôn được thực hiện 8 năm qua.
Đi bộ từ Bắc vào Nam
Như vậy là Thạch đã hoàn thành 1.700 km với 122 ngày trên chặng đường Hà Nội - Sài Gòn. Thạch về đến Đại học học Nông Lâm ngày 18-6 và trong chiều qua, anh đã có buổi nói chuyện với sinh viên tại đây về hành trình của mình. Chiều nay 20-6, Thạch sẽ tặng sách cho công nhân trên địa bàn quận 12.
Vừa về đến TP.HCM, Nguyễn Quang Thạch được hai sinh viên trường Đại học Nông lâm đón tiếp. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khởi hành vào ngày mùng 1 Tết, mỗi ngày Thạch đi bộ khoảng 6 tiếng từ Bắc vào Nam. Trên đường đi, anh ghé thăm và tặng sách cho các trường học, thực hiện các cuộc phỏng vấn với học sinh và phụ huynh về việc đọc sách. Anh cho biết, điều anh băn khoăn, trăn trở nhất là nhiều thư viện trường học không cho học sinh mượn sách về nhà. Phỏng vấn dọc quốc lộ, học sinh đọc sách rất ít. Loại sách được các em nhắc đến nhiều nhất là truyện tranh, phổ biến là Doraemon và Conan.
18 năm bền bỉ, kiên gan theo đuổi mục tiêu để trẻ em nông thôn được đọc sách. Cho đến thời điểm hiện tại, thành tựu lớn nhất Thạch nhận thấy được là sự thay đổi nhận thức của cộng đồng về văn hóa đọc. Rất nhiều người đã gọi cho anh, nhờ tư vấn để họ tự tổ chức tủ sách ở làng, xã, gia đình họ.
Mắt yếu nhưng tâm sáng
Trở ngại lớn nhất trên hành trình của Thạch là đôi mắt. Anh đã bị hỏng một mắt, mắt còn lại yếu. Khi vào đến Quảng Trị, anh đã phải nghỉ mất 4 ngày vì đau mắt. Tuy nhiên, anh vẫn một mình làm mọi việc: đi bộ, phỏng vấn, tặng sách, cập nhật hành trình trên trang cá nhân, trả lời tư vấn thực hiện tủ sách... Anh cho biết, muốn tự làm để nắm tất cả quy trình, thiết lập hệ thống, sau đó sẽ chuyển giao, chia sẻ với toàn xã hội.
Xem việc mang sách đến cho trẻ em nông thôn là một sứ mệnh, Thạch mong muốn thúc đẩy nhanh, hoàn thành sứ mệnh của mình bởi anh lo lắng đến lúc sẽ không còn nhìn thấy được nữa. "Lỡ nó có mù đi nữa mình phải làm cách khác", Thạch nói, không hề đề cập đến chuyện bỏ cuộc, hay dừng lại.
Không phủ nhận biệt danh "ăn mày sách", Thạch luôn dặn mình đã "ăn mày" từ người khác thì phải làm cho tử tế. Thạch nói hành trình của kẻ "ăn mày sách" mới chỉ là sự khởi đầu cho việc đem sách đến cho bởi theo hơn 15 ngàn trẻ em mầm non, tiểu học, THCS, PTTH ở nông thôn đang cần nghe sách và được đọc sách.
Ước tính có khoảng 3.800 tủ sách đã được Thạch cho ra đời trong 8 năm qua. Từ những tủ sách ban đầu của Thạch xây dựng nên, các địa phương và cộng đồng người dân trong vùng cùng đóng góp thêm. Đến tủ sách đã dồi dào, phong phú hơn.
VŨ VY
Theo_PLO
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thị trường công nghệ thiếu định chế trung gian Việc thiếu yếu tố môi giới đã khiến các nhà khoa học không đến được với các doanh nghiệp, các kết quả nghiên cứu không đến được với sản xuất và kinh doanh. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, Đại biểu Quốc hội quan tâm đến việc nước ta chưa có thị trường khoa học công nghệ (KHCN), cũng...