Nguồn gốc trăm năm của món bánh làm Doraemon mê mệt
Món bánh dorayaki nổi tiếng khắp thế giới nhờ bộ truyện tranh Doraemon vốn đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm tại Nhật Bản.
Dorayaki là loại bánh ưa thích của mèo máy Doraemon trong bộ truyện tranh cùng tên. Nhiều người Việt Nam vẫn hay nhầm dorayaki với “ bánh rán” do cách dịch sai của nhà xuất bản thời kỳ đầu. Tuy nhiên, món này thực chất là một biến thể của pancake, thường được ăn kèm cùng nhân đậu đỏ. Ảnh: Wallpaper For Fun.
Tên gọi dorayaki cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác. Nhiều thông tin khẳng định người Nhật Bản xưa đặt tên như vậy vì dorayaki có dạng tròn giống chiếc cồng chiêng (dora trong tiếng Nhật nghĩa là cồng chiêng). Còn theo một truyền thuyết ở xứ phù tang, viên tướng huyền thoại Minamoto no Yoshitsune trong lần bị thương nặng đã được cặp vợ chồng già chăm sóc. Họ làm cho ông một chiếc bánh nhỏ, nướng trên bề mặt cồng chiêng nên Minamoto no Yotshitsune đã gọi tên món này là dorayaki (bánh nướng khô trên cồng chiêng). Ảnh: Sushi Hokkaido.
Bánh dorayaki được cho là đã có mặt ở Nhật Bản từ lâu. Tuy nhiên, theo các tài liệu ghi lại, phiên bản hoàn chỉnh của dorayaki mới chỉ xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Trước đó, vào thời Edo (1603-1867), một loại dorayaki cũng được bày bán trên các đường phố. Dù vậy, phiên bản này không thể coi là một chiếc dorayaki hoàn chỉnh mà giống như trứng tráng hơn. Ảnh: All About Japan.
Video đang HOT
Chiếc dorayaki “chuẩn” ra đời vào năm 1914 tại cửa hàng bánh kẹo Usagiya (Tokyo, Nhật Bản). Chủ cửa hàng sáng tạo dorayaki dựa trên castella, một loại bánh bông lan nổi tiếng của Nhật Bản, được làm từ đường, bột, trứng, syrup. Trong thành phần bột bánh của cả dorayaki lẫn castella đều có những nguyên liệu rất Nhật Bản như mirin (rượu gạo ngọt) hay đôi khi người ta còn dùng cả nước tương. Nhân tố chính giúp tạo nên vị ngọt đặc trưng của hai loại bánh đều là mật ong. Đôi khi, người ta cũng dùng nước đường. Ảnh: Tokyo Quest.
Mỗi chiếc dorayaki ở cửa hàng Usagiya có giá trung bình 205 yên (khoảng 45.000 đồng). Tại đây, người ta cũng bán những hộp dorayaki với số lượng bánh khác nhau để khách đem về. Tuy nhiên, cửa hàng khuyến khích khách nên ăn dorayaki ngay khi bánh vừa ra lò hoặc chậm nhất là hai ngày sau khi mua. Ảnh: Tokyo Story.
Dorayaki truyền thống có nhân đậu đỏ adzuki nghiền, ăn vừa bùi vừa béo. Tuy nhiên, theo thời gian, người Nhật Bản đã sáng tạo thêm nhiều loại nhân khác như đậu xanh, đậu trắng, hạt dẻ, nama, cà phê, kem tươi hoa quả, kem hạt dẻ, kem khoai lang… Ảnh: Shutterstock.
Năm 2008, người Nhật Bản đã quyết định chọn ngày 4/4 hàng năm làm ngày kỷ niệm dorayaki với lý do đây là loại bánh mà trẻ em nước này rất thích. Tại xứ anh đào, ngày cho bé gái là 3/3, ngày cho bé trai là 5/5 và xen giữa vào đó, ngày 4/4 được dành cho dorayaki. Ảnh: Shutterstock.
Dorayaki chiếm được cảm tình của người Nhật từ ngày chiếc bánh đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, chiếc bánh này chỉ thực sự vươn xa thế giới khi tác giả Fujiko Fujio chọn dorayaki là món khoái khẩu của mèo máy Doraemon. Trong bộ truyện cùng tên, Doraemon không ít lần mủi lòng trước sự cám dỗ từ những chiếc dorayaki thơm phức. Ảnh: Shutterstock.
Công thức làm bánh khá đơn giản và có thể tìm thấy trên nhiều trang web. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất để tạo ra một chiếc bánh ngon chính là ở khâu sử dụng dầu. Khi làm dorayaki, người ta không đổ dầu ngập chảo. Thay vào đó, dầu sẽ được thấm khắp mặt chảo thông qua một khăn giấy rồi lau sạch đi. Xong xuôi, bạn chỉ cần vặn nhỏ lửa và để lớp vỏ của dorayaki được nướng chín đều bằng nhiệt trên chảo khô. Ảnh: Shutterstock.
Theo Zing
Bánh rán Hà Nội thức quà đi cùng năm tháng
Có lẽ, bánh rán là thức quà giản dị mà quen thuộc ở mọi miền khác nhau. Dường như bánh rán mùa nào cũng có, bất cứ chợ nào cũng có... Nhưng bánh rán Hà Nội có những điều thú vị rất riêng đi cùng năm tháng...
Bánh rán Hà Nội thường nhỏ xinh chứ không to như ở các vùng miền khác. Với những người thích ăn ngọt, phải kể đến bánh rán mật. Nhớ ngày còn đi học, cả hội thường rủ nhau ghé hàng nước gần trường vào giờ nghỉ. Gọi vài cái bánh rán mật nhâm nhi cùng cốc trà nóng, vừa nhấm nháp vừa ngắm phố. Món quà đơn sơ và thật hợp túi tiền với sinh viên nghèo. Gọi là bánh rán mật bởi vỏ bánh được bọc một lớp mật nâu óng, thơm nức. Khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận rõ vị ngọt đậm từ vỏ bánh lan ra, rồi đến lớp vỏ mỏng mà giòn, nhân đậu xanh mềm mịn với vị thanh nhẹ. Tất cả hòa quyện sao mà hợp nhau đến vậy.
Hôm nào trời hơi se lạnh, thư thả lên mạn phố Hàng Chiếu, qua hàng bánh rán, ngắm những chiếc bánh vàng óng, nhỏ xinh thơm nức "bơi lội" trong chảo dầu thì hẳn là ta sẽ bị kích thích cả thị giác lẫn vị giác. Để chiếc bánh rán ngon, ngoài khâu chuẩn bị nguyên liệu "chuẩn" theo công thức gia truyền, người bán còn rất chú tâm về thời gian rán bánh để có màu đẹp và đảm bảo độ ròn của vỏ. Khi rán, chiếc bánh phải được đảm bảo ngập trong chảo dầu. Chao mật hoặc đường phải đủ độ sao cho bám quyện vào bánh. Ngoài hàng bánh rán phố Hàng Chiếu, những "tín đồ" của món này còn rỉ tai nhau vài địa chỉ như ở phố Trần Xuân Soạn, hoặc ngã tư Trần Nhân Tông giao cắt Triệu Việt Vương. Thi thoảng, ta vẫn gặp những người bán hàng cắp thúng bánh rán mật đi rong trên phố. Nếu không qua được đúng địa chỉ "ruột", thèm quá, ta có thể gọi ăn tạm cũng được.
Ảnh tư liệu
Ngoài bánh rán mật, Hà Nội còn có bánh rán đường, bánh rán vừng và bánh rán "lúc lắc". Có lẽ, bạn muốn biết rõ hơn về bánh rán "lúc lắc"? Chiếc bánh rán nhỏ xinh, hanh vàng được rắc vừng bên ngoài. Bánh vớt ra khỏi chảo, đặt trong khay có giấy thấm dầu, nóng hôi hổi. Điều đáng yêu của loại bánh này là khi ta cầm chiếc bánh trên tay lúc lắc sẽ cảm nhận phần nhân đậu "chạy" bên trong. Cắn một miếng, hoặc "bỏ tỏm" vào miệng, ta cảm nhận rõ độ ròn tan bên ngoài vỏ bánh mà bên trong vẫn dẻo. Nhân bánh ngọt dịu, dễ ăn khiến thực khách ăn mãi mà không ngán. Với món bánh rán lúc lắc này, các "thánh" ăn vặt thường rủ nhau lui tới phố Lý Nam Đế để thưởng thức hoặc mua về.
Nếu không thích bánh rán ngọt, khi tới Hà Nội bạn sẽ mê mẩn một món bánh rán không kém phần hấp dẫn. Đó là món bánh rán mặn. Chiếc bánh rán vàng rộm được gắp ra khỏi chảo dầu, người bán nhanh tay dùng kéo cắt nhỏ, bày lên đĩa. Bánh nóng hôi hổi, khẽ dầm trong nước chấm đi kèm đồ dầm chua cay mặn ngọt và rau sống tươi nõn. Vỏ bánh ròn, hơi dẻo, nhân bánh được trộn bằng miến, mộc nhĩ, thịt nạc vai băm nhỏ, thơm nức mùi hạt tiêu. Món này phải ăn ngay khi nóng nên thực khách vừa ăn vừa xuýt xoa... và thường ít mua về. Nếu muốn thưởng thức món bánh rán mặn, bạn hãy ghé qua phố Đinh Liệt, phố Lương Văn Can hoặc đường Lạc Long Quân để thưởng thức.
Bánh rán Hà Nội, thức quà tuy đơn sơ nhưng cho ta quay lại ký ức tuổi thơ mong mẹ đi chợ về, nhớ một thời tuổi trẻ... nhớ những con phố thân thương với bao kỷ niệm thăng trầm cùng năm tháng...
Ngoài phố, hình như có tiếng rao: "Bánh rán đơiiii....".
Vy Anh
Theo phapluatxahoi
Giải nhiệt ngày hè với những quán tráng miệng xinh xắn ở TP.HCM Không chỉ đa dạng về các món bánh, đồ uống, những quán dưới đây còn là chốn "sống ảo", chụp ảnh đồ ăn thu hút giới trẻ Sài thành. Oops Taiwan Dessert là điểm đến thưởng thức đồ ngọt mới toanh ở TP.HCM. Quán có không gian tối giản với tông màu trắng, nâu chủ đạo. Nơi đây có nhiều góc sống ảo...