Nguồn gốc thuốc tránh thai phát minh vĩ đại hay tội ác lịch sử?
Một nữ khoa học người Mỹ trong khi đi khảo sát ở một bang của Nam Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy phụ nữ người Anh-điêng cho rễ một loại cây vào một chiếc hồ lô rồi giã nát, lấy nước uống, có thể tránh thai vô thời hạn.
Một nữ khoa học người Mỹ trong khi đi khảo sát ở một bang của Nam Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy phụ nữ người Anh-điêng cho rễ một loại cây vào một chiếc hồ lô rồi giã nát, lấy nước uống, có thể tránh thai vô thời hạn. Nhà nữ khoa học quyết tâm tìm ra bí mật này, bà đã cùng đồng nghiệp lăn lộn trên dòng sông Amazôn, kết thân với một phụ nữ Anhđiêng và được người phụ nữ này cho biết bà bị chồng ngược đãi, không muốn có con với chồng, một ông lang địa phương đã cho uống rễ cây và không bao giờ mang thai.
Có một loại thuốc được đông đảo người sử dụng, nhưng không phải để chữa bệnh, cũng không phải để phòng bệnh mà để tránh thai. Trong vài chục năm lại đây, tuy thuốc tránh thai chủ yếu dùng cho phụ nữ, nhưng lượng tiêu dùng của nó vượt rất xa bất cứ loại thuốc nào trên thế giới.
Thuốc tránh thai thời cổ đại
Hơn 3.000 năm trước đây, người Ai Cập cổ đã biết cách khống chế sinh đẻ, họ đã phát hiện, nước chanh và nước cam – thứ nước chua loét lại có thể làm chết tinh trùng.
Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người La Mã đã sử dụng phân chuột làm thuốc tránh thai. Một nhà y học La Mã cổ đã tìm ra một loại thuốc tránh thai tổng hợp từ nước dãi con ốc sên, dầu … Phụ nữ cổ Hy Lạp lại cho rằng, uống nước nấu từ cành liễu hoặc lá liễu có thể tránh thai, vì cây liễu không kết (không ra quả), nên người uống loại nước này không mang thai. Họ còn cho rằng cây liễu trồng trước miếu cổ rất linh thiêng, do vậy mọi cây liễu trồng ở miếu cổ đều bị vặt hết lá. Điều này đương nhiên không có căn cứ khoa học.
Một nữ khoa học người Mỹ trong khi đi khảo sát ở một bang của Nam Mỹ đã ngạc nhiên khi thấy phụ nữ người Anhđiêng cho rễ một loại cây vào một chiếc hồ lô rồi giã nát, lấy nước uống, có thể tránh thai vô thời hạn. Nhà nữ khoa học quyết tâm tìm ra bí mật này, bà đã cùng đồng nghiệp lăn lộn trên dòng sông Amazôn, kết thân với một phụ nữ Anhđiêng và được người phụ nữ này cho biết bà bị chồng ngược đãi, không muốn có con với chồng, một ông lang địa phương đã cho uống rễ cây và không bao giờ mang thai. Khi người phụ nữ này đi khỏi nơi đó và tái hôn, thầy lang lại cho uống một loại rễ cây khác, thì có một cậu con trai kháu khỉnh.
Cổ nhân và các bộ lạc nguyên thủy thời đó tìm tòi phương thuốc tránh thai, chỉ là một khát vọng nguyên thủy của loài người khống chế việc sinh đẻ, không hề có căn cứ khoa học, càng không thể chế thành thuốc tránh thai đúng với ý nghĩa chân chính, song họ cũng đã góp phần mở mang cho nền khoa học hiện đại trong việc nghiên cứu thuốc tránh thai.
Sự ra đời của thuốc tránh thai hiện đại
Mỹ là nước đầu tiên nghiên cứu thuốc uống tránh thai. Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, Giáo sư Mak Caven, Trường đại học bang Pennsylvania (miền Đông nước Mỹ) lần đầu tiên đã dùng phương pháp sinh vật học có thể ngăn cản thỏ rụng trứng. Sau đó họ đã thử trên người, nhưng do giá thành quá cao, sử dụng không thuận tiện nên không được phổ biến rộng rãi.
Người thật sự đề xuất phương pháp tránh thai là hai phụ nữ người Mỹ. Năm 1950, bà Máclơ Sai phen và bà Claternits đã mời Giáo sư Binkhaven thuộc Viện nghiên cứu thí nghiệm sinh vật cùng nghiên cứu tìm một phương pháp tránh thai có hiệu quả nhất. Nhận lời mời này, Binkhaven và nhà khoa học Trung Quốc – Trương Minh Giác đã thí nghiệm ức chế sự rụng trứng bằng norethisterone và các hóa chất khác. Họ phát hiện các hóa chất này là những chất kìm hãm có hoạt tính tương đối mạnh. Năm 1956, tại Pueto Rico, họ bắt đầu tiến hành thí nghiệm lâm sàng trên cơ thể người, kết quả cho thấy, những loại thuốc này không chỉ điều tiết chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể tránh thai. Do những cống hiến này, Binkhaven, Trương Minh Giác và các nhà khoa học khác được tôn là “cha đẻ của thuốc tránh thai”.
Năm 1957, Công ty Taicom của Mỹ đã chính thức dùng norethisterone làm thuốc tránh thai và tung ra thị trường. Năm 1960, công ty này thông qua Cục Quản lý Dược và Thực phẩm của Mỹ (FDA) kiểm định, chính thức cấp giấy phép sản xuất. Trên thực tế, không cần đợi FDA cho phép, hàng triệu phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã sử dụng loại thuốc này.
Thuốc tránh thai – công và tội!
Ngay thuở ban đầu, khi con người ứng dụng thuốc tránh thai, cùng với hiệu quả thuốc tránh thai mang lại, cũng không khỏi có những khuyết điểm và tác dụng phụ kèm theo tùy từng người sử dụng. Do làm thay đổi hormon trong cơ thể, thuốc tránh thai có ảnh hưởng nhất định đến chức năng trao đổi chất, chức năng tim mạch và gan… có nguy cơ dẫn đến viêm túi mật, có thể dẫn đến bế kinh, không rụng trứng và khô quắt màng trong tử cung, có khả năng phát khối u, tiểu đường, cũng có thể làm cho âm đạo không đủ độ trơn. Ngoài ra, từ những năm 70 của thế kỷ XX, con người lại lo ngại trước việc uống thuốc tránh thai dẫn đến xuất huyết não. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một tư liệu quan trọng, nếu dùng với liều lượng thấp, ít có khả năng xuất huyết não. Đồng thời họ còn cho biết, phụ nữ tuổi cao, huyết áp cao, hút thuốc lá cùng lúc lại dùng thuốc tránh thai rất nguy hiểm đến tính mạng.
Các chuyên gia khuyến cáo, những người có các bệnh dưới đây không được dùng thuốc tránh thai: người có tiền sử hoặc đang bị tắc động mạch vành tim, tắc động mạch cơ tim, bệnh viêm gan mạn tính dẫn đến tổn hại chức năng gan, nghi bị ung thư tuyến vú, ung thư tử cung, viêm túi mật, mỡ trong máu không ổn định, cơ quan sinh sản bị xuất huyết, đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ bị động mạch vành, người tăng huyết áp, tiểu đường và người có tiền sử bị đau nửa đầu…
Tuy có những tác dụng phụ như vậy, song thuốc tránh thai lại có ưu điểm độc đáo: độ an toàn cao, thời gian uống thuốc dài (có thể trên 10 năm), hiệu quả của thuốc rất cao (có thể đạt trên 99%). Ngoài ra, thuốc tránh thai còn có rất nhiều tác dụng hữu ích không thể ngờ tới như: có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau khi bị thống kinh, kinh nguyệt quá nhiều, đau bụng khi rụng trứng… Sau khi ngừng uống, thuốc có thể khôi phục cơ năng sinh đẻ, là loại thuốc tránh thai có hiệu quả an toàn cao. Kết quả điều tra cho thấy, nếu uống thuốc tránh thai hằng năm, tỷ lệ bị ung thư buồng trứng giảm từ 10%~12%; nếu uống từ 5 năm trở lên, tỷ lệ phát bệnh giảm 50%, uống thuốc tránh thai càng lâu, càng ít nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Sau khi ngừng uống, tác dụng dự phòng của thuốc tránh thai còn có thể kéo dài liên tục 10~15 năm sau.
Chưa có con số thống kê từ khi có thuốc tránh thai đến nay, thế giới đã giảm được bao nhiêu nhân khẩu, nhưng những số liệu điều tra cho thấy rõ ràng thuốc tránh thai đã có cống hiến tích cực trong việc giảm tỷ lệ tăng dân số. Năm 1919, Cơ quan Quản lý Xã hội và Kinh tế quốc tế Liên hợp quốc cho biết, toàn thế giới có 54 triệu phụ nữ uống thuốc tránh thai, năm 1987 là 80 triệu, ngày nay đã có hàng trăm triệu phụ nữ không thể sống thiếu thuốc tránh thai.
Theo người nổi tiếng, soytehoabinh
Rùng mình lời nguyền tận thế yểm vào lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Cho đến nay, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm kiếm vị trí lăng mộ Thành Cát Tư Hãn nhưng đều không có kết quả. Một số người cho rằng có một lời nguyền tận thế gắn với lăng mộ Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Trước khi chết, nhà sáng lập đế chế Mông Cổ yêu cầu được chôn cất trong bí mật.
Theo nguyện vọng của Thành Cát Tư Hãn, con cháu hoàng tộc Mông Cổ bí mật mật táng ông.
Các chuyên gia cho hay người Mông Cổ tôn sùng đạo Tát Mãn nên quan niệm sinh mệnh của con người chính là quá trình sinh tử - tái sinh. Điều này có nghĩa sau khi chết, thi thể trở về với tự nhiên là đạo lý hiển nhiên.
Để kẻ gian không xâm phạm thi thể của tổ tiên, người Mông Cổ tiến hành chôn cất bí mật.
Thêm nữa, với lối sống du mục, người Mông Cổ không có khu nghĩa địa hoàng gia cố định tại một nơi nào.
Vì vậy, không chỉ Thành Cát Tư Hãn mà nhiều hoàng đế, hoàng thân quốc thích, quý tộc Mông Cổ đều được tiến hành chôn cất bí mật sau khi mất, tức không xây dựng những lăng mộ nguy nga, kiên cố.
Các chuyên gia tin rằng Thành Cát Tư Hãn được chôn cất theo 3 quy tắc: không dựng bia mộ, không công khai vị trí và không ghi chép vào tài liệu lịch sử.
Chính vì vậy, trong suốt hàng trăm năm qua, dù giới chuyên gia nỗ lực tìm kiếm vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhưng vẫn chưa có kết quả.
Người dân Mông Cổ cũng không muốn nơi chôn cất của Thành Cát Tư Hãn bị phát hiện. Dân gian lưu truyền thông tin rằng, nguyên nhân khiến người đời mãi không thể tìm được lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn là vì một lời nguyền.
Nếu như lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn được tìm thấy thì lời nguyền sẽ ứng nghiệm và thế giới sẽ đối mặt với ngày tận thế.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Phát hiện mới của NASA về "nơi thai nghén" các vì sao giữa Dải Ngân hà Bức ảnh NASA mới công bố ngày 19/12 tiết lộ về "nơi thai nghén" các vì sao ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta. Một hình ảnh mới về Dải Ngân hà mà các nhà khoa học NASA công bố ngày 19/12 đã cho thấy một hình ảnh thú vị mang tên "cây kẹo que sao" - nơi lưu...