Nguồn gốc tên nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên
Khu vực miền Trung có một số nhà thờ mang tông màu xám xanh, xám đen đặc trưng, thu hút du khách tham quan, tìm hiểu, ví dụ như nhà thờ Mằng Lăng nổi tiếng ở Phú Yên.
1. Nhà thờ Mằng Lăng nằm ở huyện nào của Phú Yên?
Nhà thờ Mằng Lăng cổ kính với lịch sử trăm năm nằm ở huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa khoảng 30 km về phía bắc. Huyện Tuy An hiện là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch Phú Yên với nhiều thắng cảnh hút khách như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, quần thể Hòn Yến…
2. Vì sao nhà thờ này có tên Mằng Lăng?
Theo các nguồn tư liệu và các bậc cao niên, khu vực nhà thờ Mằng Lăng ngày trước vốn có nhiều cây mằng lăng, nên từ đó người ta gọi thành tên. Ngày nay, dấu tích rừng mằng lăng không còn, nhưng “ký ức” về cây vẫn được lưu lại qua tên nhà thờ cổ kính ở đây.
3. Nhà thờ Mằng Lăng có lối kiến trúc nào?
Nhà thờ Mằng Lăng thể hiện vẻ đẹp của kiến trúc Gothic, có màu xám xanh rêu phong, cổ kính, nổi bật với hai lầu chuông hai bên, chính giữa là thập tự giá. Nhà thờ còn được biết đến là nơi lưu trữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam, tức “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes, in tại Italy năm 1651.
4. Tại TP Huế (Thừa Thiên – Huế) có nhà thờ nổi tiếng nào?
Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, TP Huế. Với kiến trúc bề thế cùng tông màu đá xám thô ấn tượng, nhà thờ Phủ Cam thu hút nhiều bạn trẻ check-in khi đến đất cố đô.
5. Nhà thờ Phủ Cam ở Huế do ai thiết kế?
Nhà thờ Phủ Cam như hiện tại do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình có hai tháp chuông vươn cao vút giữa nền trời xanh, có những đường lượn thanh thoát, duyên dáng, có lòng nhà thờ rộng chứa được hàng nghìn người dự lễ…
6. Nhà thờ chính tòa Kitô Vua ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) còn được gọi với tên nào khác?
Nhà thờ chính tòa Kitô Vua ở Nha Trang còn được gọi là nhà thờ á, vì được xây bằng đá, hoặc nhà thờ Núi, do được xây trên một núi nhỏ. Đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan khi đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.
7. Nhà thờ chính tòa Kitô Vua ở Nha Trang được xây dựng từ khi nào?
Trang TTĐT TP Nha Trang cho biết nhà thờ chính tòa Kitô Vua được xây dựng từ năm 1928, đến năm 1933 thì hoàn thành. Đây là công trình kiến trúc Tây phương độc đáo, lâu đời ở Nha Trang, thể hiện bố cục tổng thể chắc chắn, vươn nhỏ dần từ dưới lên tới đỉnh tháp chuông.
Phú Yên – điểm khám phá bao phủ bởi sắc xanh Phú Yên mang nét đẹp hoang sơ nao lòng người. Từ trên cao, xứ Nẫu được bao phủ bởi màu xanh chủ đạo từ màu đại dương, núi đồi và những cánh đồng trải dài…
Khám phá mũi Đại Lãnh, Vũng Rô
Tỉnh Phú Yên - vùng đất 'hoa vàng, cỏ xanh' với những bãi biển tuyệt đẹp đã và đang trở thành điểm du lịch lý thú thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng như nhà thờ Mằng Lăng, tuyệt tác thiên nhiên ghành Đá Dĩa, tháp Nhạn...; khám phá mũi Đại Lãnh cùng vịnh Vũng Rô cũng là một trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch nơi đây.
Tỉnh Phú Yên - vùng đất "hoa vàng, cỏ xanh" với những bãi biển tuyệt đẹp đã và đang trở thành điểm du lịch lý thú thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng như nhà thờ Mằng Lăng, tuyệt tác thiên nhiên ghành Đá Dĩa, tháp Nhạn...; khám phá mũi Đại Lãnh cùng vịnh Vũng Rô cũng là một trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch nơi đây.
C ách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) chừng 40 km về phía Nam, mũi Đại Lãnh với vẻ đẹp hoang sơ đang là điểm đến của nhiều du khách ưa khám phá, tận hưởng sự hùng vĩ của thiên nhiên.
Mũi Đại Lãnh hay còn gọi là mũi Điện, mũi Nạy hay mũi Diều thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm (Đông Hòa, Phú Yên). Nơi đây là một trong những điểm cực đông trên đất liền đón bình minh sớm nhất trên đất Việt.
Bầu trời trong xanh với màu trắng của mây, xanh biếc của biển cùng những con sóng đã tô vẽ nên mũi Đại Lãnh như bức tranh sơn thủy hữu tình.
Đến Đại Lãnh mà không ghé Bãi Môn thật là một thiếu sót. Chính sự dịu dàng của biển xanh, cát trắng, độ dốc thoải và làn nước trong suốt như pha lê đã tạo nên bãi tắm tuyệt vời ở nơi đây.
Từ bãi Môn nhìn lên bán đảo mũi Đại Lãnh, bạn sẽ thấy ngọn hải đăng cao 27m so với nền tòa nhà và 110m so với mặt nước biển, là nơi phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý.
Hải đăng Đại Lãnh được xây dựng năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320 m vuông, dười nền có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà có hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho hải đăng chiếu sáng.
Leo lên đỉnh hải đăng bạn sẽ thấy cả một vùng biển trời bao la.
Đặc biệt, Đại Lãnh còn là điểm A8 đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam, theo luật Biển Việt Nam.
Cách Đại Lãnh không xa là vịnh Vũng Rô nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả. Vịnh cũng là ranh giới tự nhiên trên biển giữa tỉnh Phú Yên với tỉnh Khánh Hòa.
Vũng Rô được cả nước biết đến là địa chỉ đỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; là bến đỗ của những chuyến tàu Không số chở vũ khí tiếp tế cho miền Nam.
Vũng Rô có diện tích khoảng 16,4 km2 mặt nước, được các dãy núi cao Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà che chắn cả 3 hướng: Bắc, Đông, Tây.
Trong vịnh Vũng Rô có nhiều loại hải sản được nuôi trồng tại bè như các loại cá, ghẹ, ốc, nhâm biển... và đặc biệt là tôm hùm.
Du lịch 'xứ hoa vàng' ến Tuy An (Phú Yên), đứng ở chân đèo Quán Cau dõi mắt xa xa, sẽ thấy đầm Ô Loan hiện ra trong dáng chim phượng hoàng kiêu hãnh sải cánh bay ra biển. Cảnh sắc như bày ra trước mắt một 'bữa tiệc' đá đủ sắc mầu, hình dáng, xếp chồng lên nhau thành hình thù độc đáo, hòa vào vẻ đẹp...