Nguồn gốc ngoài hành tinh của trang sức vàng trong lăng mộ vua Ai Cập
Nguồn gốc của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, mới đây đã được giải mã.
Thủy tinh màu vàng được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức có nguồn gốc ngoài hành tinh.
Theo Daily Star, pharaoh Ai Cập Tutankhamun khi còn sống từng đeo một chiếc vòng cổ với tấm bùa được làm từ loại vật liệu vô cùng đặc biệt mà con người chưa từng biết đến.
Nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm thấy chiếc vòng cổ này trong một chiếc rương nằm trong lăng mộ pharaoh Tutankahmun vào năm 1922. Kết quả xác minh cho thấy vạt liệu tạo nên vòng cổ thủy tinh màu vàng có niên đại tới 29 triệu năm.
Loại vật liệu có màu vàng này trông giống với mã não. Sa mạc Libya khi đó lại chỉ toàn thủy tinh silica chứ không hề có loại đá này. Carter thì cho rằng đây là một loại thạch anh phổ biến.
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã có lời giải cho chiếc vòng cổ của pharaoh Ai Cập. Đó là nó có nguồn gốc từ thiên thạch đâm xuống Trái đất.
Video đang HOT
Chiếc vòng cổ được tìm thấy trong lăng mộ pharaoh Ai Cập.
Thiên thạch phát nổ trong bầu khí quyển Trái đất, tạo ra một vật liệu lỏng nóng chảy và khi nguội thành thủy tinh màu vàng như những gì các nhà khảo cổ nhìn thấy trong lăng mộ pharaoh.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Aaron Cavosie, nói loại khoáng chất đặc biệt như trên chỉ có thể hình thành do thiên thạch nóng chảy khi lao xuống bầu khí quyển Trái đất.
Thiên thạch đâm xuống Trái đất cách đây 29 triệu năm đã vô tình tạo nên một mỏ thủy tinh màu vàng đặc biệt chưa từng có, mà sau này được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức, theo nhóm nghiên cứu.
Tutankhamun được biết đến là pharaoh trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại. lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Ông qua đời chỉ sau 9 năm trị vì, tức là khi 18 tuổi.
Theo Danviet
Phát hiện bất ngờ về cách người Ai Cập chuyển khối đá 1,7 vạn tấn xây kim tự tháp
Các nhà khoa học đã có những phát hiện về quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza ở AI Cập cách đây 4.000 năm.
Đại kim tự tháp Ai Cập được xây dựng từ cách đây hơn 4.000 năm
Theo Express, Đại kim tự tháp Giza là công trình kỳ vĩ nhất và lâu đời nhất ở Ai Cập và được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Nhiều nhà sử học tin rằng công trình này được xây dựng trong giai đoạn hơn 20 năm. Nhiều người đặt câu hỏi làm cách nào mà người Ai Cập cổ xưa sống ở năm 2.500 trước Công nguyên, có thể đưa tổng cộng 6 triệu tấn đá dạng khối tạo thành kim tự tháp.
Trong bộ phim tài liệu năm 2019 của kênh Channel, các nhà khảo cổ đã tìm hiểu thêm về công trình cổ xưa này. "Đưa những khối đá chất lượng cao nặng 170.000 tấn/khối đến khu xây dựng là một thách thức lớn của Pharaoh Khufu".
"Những khối đá này chỉ có thể khai thác được ở mỏ đá rất xa, gọi là Tora". Không ai biết chắc những khối đá khổng lồ được vận chuyển đến Giza bằng cách nào chỉ trong 20 năm.
Những tấm gỗ được đem chôn sau khi kim tự tháp hoàn tất.
"Bằng chứng mới cho thấy người Ai Cập cổ xưa có thể đã làm điều này bằng đội tàu chuyên dụng, với các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm", bộ phim tài liệu hé lộ.
Bộ phim tài liệu sau đó giải thích về việc các nhà khảo cổ làm thế nào để tìm hiểu kim tự tháp với những phát hiện đầu tiên vào năm 1954.
Tại một bãi chôn lấp gần kim tự tháp, nhóm chuyên gia Ai Cập phát hiện hàng loạt các tấm gỗ được chôn cẩn thận. Đây là các tấm gỗ từng được dùng để chế tạo tàu thuyền".
Đội tàu gỗ của Pharaoh đóng vai trò không nhỏ giúp xây dựng Đại kim tự tháp.
"Có lẽ Pharaoh Khufu đã ra lệnh tháo dỡ các thuyền gỗ sau khi xây dựng xong kim tự tháp. Như một cách để đọn đường sang thế giới bên kia", bộ phim tài liệu nói.
Theo chuyên gia Eissa Zidan, đội tàu gỗ chở các phiến đá khổng lồ đến Giza có thể không đơn thuần là đội tàu bình thường, mà chính là các tàu thuộc sở hữu của Pharaoh.
Theo Danviet
Phát hiện mới: Kim Tự Tháp Ai Cập không phải là lăng mộ Một nhà sản xuất ở Hollywood đã tuyên bố rằng kim tự tháp Giza ở Ai Cập không phải những lăng mộ và thực tế nó đã được xây dựng trước cả trận đại hồng thủy. Trong nhiều năm, các kim tự tháp cổ đại đã khiến các nhà sử học phải bối rối với cấu trúc cực kì phức tạp của chúng....