Nguồn gốc COVID-19: Mỹ còn nhiều tin tình báo chưa phân tích
Khả năng lớn tình báo Mỹ vẫn còn lượng lớn thông tin liên quan nguồn gốc dịch COVID-19 mà chưa được phân tích kỹ càng.
Làn sóng thúc giục điều tra lại nguồn gốc dịch COVID-19 đang ngày càng mạnh lên ở Mỹ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị lẫn các nhà khoa học. Sự việc càng gây chú ý với thông tin Mỹ vẫn còn rất nhiều tin tình báo chưa phân tích và công bố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đạo các cơ quan tình báo “nỗ lực gấp đôi” điều tra và báo cáo cho ông trong 90 ngày. Ảnh: ABC NEWS
Đằng sau chỉ đạo “90 ngày” của ông Biden
Nhớ lại tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo các cơ quan tình báo “nỗ lực gấp đôi” điều tra và báo cáo cho ông trong 90 ngày. Điều gì đằng sau chỉ đạo này của ông?
Theo lời một số quan chức Mỹ nói với đài ABC News thì sau khi đánh giá các thông tin tình báo và các dữ liệu thô được trình lên, rõ ràng Tổng thống Biden và các quan chức hàng đầu chính phủ nhận ra còn một lượng lớn thông tin chưa được phân tích kỹ càng. Đây có thể là những chứng cứ tiềm tàng đưa ra manh mối dẫn đến nguồn gốc virus và cũng là điều nằm đằng sau câu chỉ đạo của ông Biden với các cơ quan tình báo. Sự tồn tại của số thông tin tình báo chưa được phân tích kỹ này được báo New York Times đưa đầu tiên.
Video đang HOT
Thời điểm lễ Tạ ơn năm 2019 (cuối tháng 11-2019), nhiều quan chức tình báo cảnh báo rằng có một làn sóng dịch đang di chuyển qua khu vực Vũ Hán của Trung Quốc (TQ), làm thay đổi đời sống và chuyện làm ăn của người dân. Cảnh báo này được ABC News đưa lại hồi tháng 4-2020, dựa vào nguồn thông tin cung cấp từ bốn nguồn tin được tiếp xúc với báo cáo này.
Tháng 11-2019, một số nhà nghiên cứu làm việc bên trong Viện Virus học Vũ Hán bị bệnh và nhập viện với triệu chứng chống nhiễm COVID-19 và cúm mùa, trước thời điểm TQ báo cáo các ca nhiễm đầu tiên cho WHO. Thông tin này có trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ và được báo Wall Street Journal tiết lộ tuần trước.
Cuối mùa hè – đầu mùa thu năm 2019, hình ảnh vệ tinh được chia sẻ độc quyền với ABC New s cho thấy có sự tăng đột biến lưu lượng ô tô xung quanh các bệnh viện lớn ở Vũ Hán – cho thấy virus có thể đã xuất hiện và lan tràn khắp khu vực sớm hơn nhiều so với thời điểm thế giới được cảnh báo, theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard vào tháng 6-2020.
Với chỉ đạo nỗ lực điều tra từ ông Biden, các cơ quan tình báo sẽ sử dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo và huy động các nhà phân tích để rà dò mọi thứ từ các tuyên bố cho đến các bình luận trên mạng xã hội, các hồ sơ được phân loại như điện thoại bị chặn và liên lạc điện tử được lưu trữ trong cộng đồng tình báo rộng lớn của Mỹ; giữa các tổ chức như Cục Tình báo trung ương, Cơ quan An ninh quốc gia và Cơ quan Tình báo quốc phòng.
“Chúng tôi đã thu được rất nhiều thông tin nhưng cũng còn nhiều hơn nữa cần được tìm hiểu” – ông Jamie Metzl, cựu quan chức an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton và hiện là cố vấn cho WHO, đồng thời là nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức Atlantic Council (Mỹ, chuyên nghiên cứu các vấn đề quốc tế), nói với ABC News . Một thời gian dài, ông Metzl dẫn đầu một nhóm khoảng hơn 20 nhà khoa học kêu gọi phải có một cuộc điều tra sâu, độc lập về nguồn gốc dịch COVID-19, bao gồm khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Khả năng lớn nhất đây là tai nạn rò rỉ. Đây là vụ che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử loài người mà chúng ta đã chứng kiến, nó dẫn tới 3,5 triệu người chết và tàn phá kinh tế khắp toàn cầu.
Ngày 30-5, ông Peter Hotez, nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, giáo sư về virus và vi sinh vật học tại ĐH Y Baylor, cảnh báo rằng tương lai sức khỏe cộng đồng tùy thuộc vào mức độ thực chất của cuộc điều tra. Ông cảnh báo “sẽ có COVID-26 hay COVID-32, trừ khi chúng ta hiểu rõ ràng nguồn gốc của COVID-19″. GS Hotez cho rằng lý tưởng nên có một cuộc điều tra kéo dài khoảng 6-12 tháng ở Vũ Hán, đủ thời gian cho các nhà khoa học thu thập các mẫu điều tra và chứng cứ.
Ngày 30-5, ông Scott Gottlieb, cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), cũng nói rằng việc biết chắc chắn liệu virus có phải bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay không có liên quan đến các quyết định an ninh trong tương lai ở các cơ sở nghiên cứu tương tự trên toàn cầu, để đảm bảo rủi ro rò rỉ virus không xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ cực kỳ khó để tìm ra sự thật nếu không có sự hợp tác của TQ. Cả ông Hotez và ông Gottlieb đồng tình rằng việc điều tra sẽ không thành nếu thiếu sự hợp tác của TQ. Về điều này, Hạ nghị sĩ Michael McCaul, nhân vật Cộng hòa cấp cao tại Ủy ban Các vấn đề đối ngoại Hạ viện, kêu gọi Mỹ cân nhắc trừng phạt kinh tế với TQ nếu nước này không hợp tác điều tra.
“Chúng ta cần kéo chuỗi cung ứng ra khỏi khu vực” – Hạ nghị sĩ McCaul nói trên đài CNN , viện dẫn đến hàng loạt ngành công nghiệp, trong đó có hàng y tế và chip bán dẫn. Theo ông, “nếu chúng ta có thể rút các chuỗi cung ứng ra khỏi TQ, họ sẽ bị tổn thương về kinh tế… và đó sẽ là đòn trừng phạt rất nặng”.
Theo báo Washington Post , xử lý chuyện điều tra nguồn gốc virus sẽ không đơn giản với chính quyền Tổng thống Biden khi ông cần phải cân bằng giữa mong muốn tìm ra sự thật khoa học với lo ngại nguy cơ cuộc điều tra kích động bạo lực chống lại người Mỹ gốc Á. Tình trạng này đã gia tăng báo động ở Mỹ sau khi đại dịch xảy ra.
Nhà Trắng cũng phải làm dịu căng thẳng địa chính trị. Những ngày qua TQ liên tục chỉ trích các diễn biến đòi điều tra lại của Mỹ, thậm chí còn đòi điều tra ngược trung tâm nghiên cứu sinh học của Mỹ ở TP Fort Detrick, bang Maryland.
Chính phủ Thụy Sỹ đổ lỗi cho cơ quan tình báo che giấu bí mật
Ngày 28/5, Chính phủ Thụy Sỹ đã đổ lỗi cho giới lãnh đạo cơ quan tình báo nước này vì đã che giấu bí mật liên quan việc một công ty của Thụy Sỹ trong nhiều thập kỷ qua đã bán các thiết bị mã hóa cho nhiều quốc gia, trong khi vẫn là bình phong của các cơ quan tình báo của Mỹ và Đức, đồng thời khẳng định nội các nước này vẫn chưa nắm được thông tin chi tiết về vụ việc.
Logo Công ty Crypto AG. Ảnh: Reuter
Công ty Crypto AG, có trụ sở gần khu vực Zug (Thụy Sỹ), đã bán các hệ thống liên lạc an toàn trong khi vẫn thuộc sở hữu bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Đức (BND). Qua đó, giúp các cơ quan tình báo khác có thể tự do đọc được những nội dung mà thiết bị này đã mã hóa. Công nghệ của Crypto AG đã được bán cho hàng chục chính phủ các nước bao gồm Iran, Ấn Độ, Pakistan, Libya, Ai Cập, Chile và Argentina.
Mặc dù một số thông tin về việc triển khai chiến dịch gián điệp liên quan hệ thống này với tên gọi "Chiến dịch Rubicon" đã được tiết lộ từ năm 2020 do các nhà báo điều tra của Thụy Sỹ, Đức và Mỹ thực hiện, nhưng vụ việc khiến Thụy Sĩ, quốc gia vốn được coi là luôn giữ lập trường trung lập, cảm thấy xấu hổ và làm dấy lên nghi vấn về việc ai thực sự nắm giữ thông tin về vụ việc này.
Chính phủ Thụy Sỹ cho rằng vấn đề chính liên quan đến công ty Crypto AG không phải là do thiếu các công cụ giám sát tại Bộ Quốc phòng hoặc từ nội các của nước này mà họ đổ lỗi cho cơ quan tình báo và tổ chức kế nhiệm của nó. Chính phủ Thụy Sỹ khẳng định: "Hoạt động lâu đời này vẫn là một bí mật được giữ kín trong một nhóm nhỏ của những người trong ban lãnh đạo thuộc Cục Tình báo Chiến lược, mà sau này đổi tên thành Cục Tình báo Liên bang và do đó vụ việc đã thoát khỏi sự kiểm soát chính trị".
Cơ quan tình báo nước này cho biết họ chỉ ghi nhận tuyên bố của chính phủ và sẽ không bình luận gì thêm.
Trung Quốc yêu cầu điều tra phòng thí nghiệm Mỹ về nguồn gốc COVID-19 Không lâu sau khi Tổng thống Joe Biden đề nghị mở lại điều tra về nguồn gốc dịch COVID-19, Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu điều tra một phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ. Viện Virus học Vũ Hán tại tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: CNN Kênh CNN (Mỹ) cho biết cách đây một năm, khi số ca mắc COVID-19 tăng mạnh...