Nguồn gốc căn bệnh ghê rợn tại các vùng IS chiếm đóng
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được nguồn gốc của “bệnh thánh chiến” tại Syria và Iraq. Bệnh này hoành hành mạnh tại những vùng IS chiếm đóng, nó làm nạn nhân bị thối rữa từ bên trong, bắt đầu từ mặt.
Theo RT, bệnh nhiệt đen (leishmaniasis) trước đây chưa từng được phát hiện ở Syria và Iraq, đã tới hai quốc gia này cùng thời gian với IS. Căn bệnh ghê rợn này thường do muỗi cát phổ biến và trước đây không phải là bệnh địa phương ở Syria và Iraq.
Tuy nhiên, kể từ khi các lãnh thổ bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng, được giải phóng, các nhà khoa học mới có cơ hội nghiên cứu những người nhiễm bệnh để tìm ra nguồn gốc nguồn bệnh và từ đó tạo ra vắc xin.
Theo nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí các bệnh nhiệt đới, muỗi cát mang bệnh này từ Iran tới. Các nhà khoa học cho hay, những con muỗi cát được chuột Iran đưa tới những vùng đất mới. Khi tới địa điểm mới, các con muỗi cát đã sinh sôi nảy nở trên xác của những người bị IS giết hại, những cái xác thường bị bỏ mặc cho thối rữa trên đường ở Syria và Iraq.
Mẫu vắc xin đầu tiên để ngừa bệnh này được ra mắt lần đầu vào tháng 2/2017 nhưng hiện giờ các nhà khoa học đã có cơ hội nghiên cứu kỹ để tìm ra chính xác nguồn gốc căn bệnh đang hoành hành ở Syria và Iraq.
Video đang HOT
Nhiệt đen là bệnh do động vật ký sinh lan truyền, gây hoại tử rộng khắp trên khắp cơ thể, thậm chí là từ bên trong đối với một số trường hợp. Nếu bị hoại tử từ bên trong, bệnh này có thể khiến nạn nhân thiệt mạng trong 20-30 ngày.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet
Nguy cơ bệnh dịch "xác sống" lây từ thú sang người ở Mỹ
Các nhà khoa học lo ngại một căn bệnh thần kinh giết chết các loài hươu ở Bắc Mỹ có thể lây lan sang người
Ảnh minh họa.
Theo Daily Mail, bệnh dịch CWD hay còn gọi là "dịch hươu xác sống", được ghi nhận tại 22 bang ở Mỹ và 2 tỉnh thuộc Canada trong tháng này.
Những con hươu bị tổn thương não, hệ thần kinh và các tế bào khác, dẫn đến sút cân nhanh chóng, mất khả năng kiểm soát và trở nên hung dữ hơn trước khi chết.
Hiện chưa rõ liệu loại bệnh này có thể lây lan sang người hay không. Nghiên cứu mới nhất lần đầu chỉ ra rằng, bệnh dịch hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bằng cách ăn thịt nhiễm bệnh.
Điều này dấy lên mối lo ngại rằng căn bệnh thần kinh biến hươu thành "xác sống" ở Bắc Mỹ sớm muộn sẽ lây lan sang người.
Cảnh báo về dịch hươu xác sống" khiến nhiều người liên tưởng đến sự tương đồng với dịch bệnh bò điên.
Dịch bệnh xác sống này lần đầu được ghi nhận cách đây 50 năm, xuất phát từ bang Colorado, Mỹ.
Bệnh dịch xác sống được ghi nhận lây nhiễm trên hươu tại một số bang ở Mỹ và Canada.
Căn bệnh này lây nhiễm ở cả động vật hoang dã và động vật trong chăn nuôi. Nạn nhân bị nhiễm bệnh trải qua những đau đớn khủng khiếp, nhưng quá trình ủ bệnh có khi diễn ra tới vài năm.
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận bất cứ trường hợp lây nhiễm nào trên người. Giới nghiên cứu dự kiến sẽ tìm hiểu sâu hơn nữa để hiểu rõ cách bệnh dịch này phát tán.
Đó có thể là do một dạng "hàng rào vô hình" ngăn cách bệnh dịch lây lan từ hươu sang người. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng, loại bệnh dịch này hoàn toàn có thể biến đổi để lây nhiễm sang người.
"Điều này có thể sớm muộn cũng xảy ra, khi chúng đủ khả năng lây lan sang người", Mark Zabel, giám đốc Viện Nghiên cứu Prion ở Đại học bang Colordo nhận định.
Chính quyền một số bang ở Mỹ đã yêu cầu các thợ săn kiểm tra thịt hươu mà mình săn được trước khi đem về tiêu thụ, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Danviet
Trăm hà mã chết bí ẩn, chổng 4 chân lên trời ở Namibia Hơn 100 con hà mã đã chết bí ẩn ở Namibia với những nghi vấn rằng chúng bị mắc bệnh than. Xác hà mã chết bí ẩn ở công viên quốc gia Namibia. Theo Daily Mail, các nhân viên kiểm lâm ở công viên quốc gia Bwabwate, Namibia nói 109 con hà mã đã chết kể từ Chủ nhật tuần trước. Các bức...