Nguồn gốc biệt danh siêu “dị” của giới cầu thủ Việt
Từ thể hình hay phong cách chơi bóng cũng làm nên những cái tên, biệt danh rất hài hước cho các cầu thủ Việt Nam.
Thành Lương hay còn gọi là Lương “dị” với thể hình nhỏ bé cùng đôi chân đi bóng dẻo như kẹo nên Thành Lương đã được các đồng đội đặt tên Lương “dị”.
Trọng Hoàng hay Hoàng “bò”, không đi bóng khéo léo như Lương “dị” nhưng bù lại Hoàng “bò” cực khỏe, điều đó thể hiện qua những pha bứt tốc của cầu thủ này.
Hoàng Quảng tự Quảng “hà mã”, giống Hoàng “bò”, Quảng “hà mã” cũng có lối chơi thiên về thể lực. Nhìn Quảng “hà mã” tỳ đè thì đủ biết cầu thủ này khỏe như thế nào.
Video đang HOT
Văn Quyết còn gọi Quyết “rừng” với vẻ ngoài lạnh lùng kể cả khi thi đấu lẫn lúc ăn mừng bàn thắng Quyết “rừng” vẫn lạnh lùng đến đáng sợ.
Hoàng Đình Tùng tự Tùng “con” chỉ sở hữu chiều cao là 1m66 và nặng 60kg. Các đồng đội đặt cho hiệu là Tùng “con” quả không sai với Đình Tùng.
Tuấn Anh (U19) được gọi là Anh “nhô” vì cùng mang áo số 8 và cũng có phong cách thi đấu tương tự như Ronaldinho nên thầy Graechen đặt Tuấn Anh biệt danh như vậy.
Xuân trường (U19) gọi là Trường “híp” vì sở hữu mắt một mí cùng vẻ đẹp lãng tử.
Đông Triều(U19) hay Triều “Thiện Chính” vì một vị trụ trì đặt tên Phật cho Đông Triều là Thiện Chính.
Văn Long (U19) gọi là Long “dị hợm” với khuôn mặt cá tính và tính cách cũng rất dị vì mỗi khi đi chơi Long “dị hợm” tìm mọi cách để trêu đồng đội.
Theo Kienthuc
Bầu Đức tính toán gì với Công Phượng, Tuấn Anh
Ông Đoàn Nguyên Đức muốn các cầu thủ của học viện HAGL có thêm thời gian ở bên nhau tại V-League.
Sau vòng chung kết U19 châu Á, các cầu thủ thuộc học viện HAGL cũng đồng thời ra trường. Trong sản phẩm đào tạo của khóa một, có nhiều cái tên nổi bật như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Đông Triều... được một số đội bóng đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc mời thi đấu. Tuy nhiên, bầu Đức lại chưa sẵn sàng cho điều này.
Bầu Đức lo lắng cho sự phát triển của lứa học viên đầu tiên. Ảnh: TN.
Bầu Đức chưa muốn tách các "báu vật" thuộc khóa một của học viện gồm Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Toàn... ra riêng lẻ mà vẫn muốn "các cầu thủ chơi với nhau thêm vài năm". Như một ông bố, bầu Đức lo ngại các cầu thủ chưa đủ cứng cáp để bước vào những môi trường khác ngoài HAGL vào lúc này.
Ông bầu từng giàu nhất sàn chứng khoán cho rằng mình không thiếu tiền để phải bán cầu thủ. Đây có thể chỉ là cách nói của ông bầu cá tính này bởi vấn đề không chỉ là tiền mà việc chuyển nhượng có tốt cho cầu thủ hay không. Bầu Đức dường như nghiêng về yếu tố thứ hai. Một sản phẩm do mình đào tạo ra và được săn đón hẳn là niềm hạnh phúc. Nhưng ông lo ngại nếu cho "ra lò" quá sớm, sản phẩm có thể không được như ý.
Thời điểm "cứng cáp" như bầu Đức mong muốn là khi những Công Phượng, Tuấn Anh... bước sang tuổi 21-22 thay vì mới 19 như hiện tại. Theo bầu Đức, bấy giờ họ mới có thể cạnh tranh cho suất đá chính ở các CLB tại Nhật Bản. Còn hiện tại, nhiều khả năng các hảo thủ sẽ phải ngồi dự bị, bị "phí phạm và có thể thui chột tài năng".
Ông bầu nổi tiếng yêu bóng đá muốn học viên khóa một làm quen với môi trường V-League trước. Vì vậy, ông "dọn dẹp" gần như toàn bộ đội hình của HAGL mùa giải 2014 để có chỗ cho hơn chục cầu thủ trẻ lên thi đấu. Ngoài ra, ông cũng không có ý định bổ sung ngoại binh bởi quan niệm "tạo môi trường cho các cầu thủ trẻ chứ không phải chạy đua thành tích nên chưa cần dùng Tây".
Phó chủ tịch VFF muốn hàng tuần các cầu thủ này ra sân thi đấu với nhau. Khi đó, các sân bóng Việt Nam vốn khá lạnh lẽo trước đó sẽ như được tiếp thêm "sinh khí" mỗi dịp đội HAGL tới thi đấu. Khi khán giả bắt đầu quay lại với sân chơi quốc nội, bóng đá Việt Nam mới tìm lại được sức sống và thoát khỏi khủng hoảng như thời gian qua. Điều đó, như bầu Đức từng nhiều lần phát biểu, là nhiệm vụ có tính "sứ mệnh lịch sử" của Công Phượng và các đồng đội đối với bóng đá nước nhà.
Thực tế, theo một số nguồn tin, có vài CLB hiện thi đấu tại giải hạng hai của Nhật Bản muốn chuyển nhượng một số cầu thủ của U19 Việt Nam, đặc biệt Công Phượng và Tuấn Anh. Mục đích chuyển nhượng của họ có rất nhiều, ngoài yếu tố chuyên môn đơn thuần hay tính toán số lượng cầu thủ thuộc khu vực châu Á (tính như nội binh).
Không qua Nhật Bản hay Hàn Quốc, chờ xem môi trường V-League sẽ "dạy" những gì cho Công Phượng và các đồng đội.
Theo VNE
Bộ tứ của U19 Việt Nam 'tan đàn, xẻ nghé' Xuân Trường và Đông Triều ngồi ngoài trong trận đấu chiều nay, bộ tứ rất được kỳ vọng ở U19 Việt Nam chỉ còn Công Phượng và Tuấn Anh. Ngoài Đông Triều dính chấn thương, ba cầu thủ còn lại trong bộ tứ đi vào truyện tranh này chưa thể hiện được phong độ thường thấy. Đông Triều dính chấn thương ngay buổi...