Nguồn cung vaccine của COVAX bị ảnh hưởng do nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao
Ngày 25/3, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết nguồn cung vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca cho cơ chế phân phối vaccine COVAX, do Liên hợp quốc đồng chỉ đạo, sẽ bị ảnh hưởng do phía nhà sản xuất Ấn Độ hoãn bàn giao vaccine trong tháng 3 và tháng 4.
Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 17/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bức thư điện tử gửi tới hãng tin Reuters, UNICEF cho biết việc bàn giao vaccine COVID-19 tới các quốc gia thu nhập thấp tham gia cơ chế COVAX sẽ chậm lại sau khi nhà sản xuất Viện Serum (SII Ấn Độ) thông báo không được cấp phép xuất khẩu đúng dự kiến trong tháng 3 và tháng 4. Hiện các đại diện của sáng kiến COVAX đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để việc bàn giao vaccine được tiến hành nhanh nhất có thể.
Trước đó, Reuters đưa tin Ấn Độ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu số lượng lớn vaccine của hãng AstraZeneca do viện SII sản xuất để ưu tiên nhu cầu trong nước trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này đang gia tăng.
Ngoài ra, COVAX cũng đã thông báo tới các quốc gia tham gia cơ chế về việc nguồn cung vaccine AstraZeneca từ nhà sản xuất ở Hàn Quốc cũng sẽ thấp hơn dự kiến trong tháng 3. Thông báo của UNICEF nêu rõ trong bối cảnh môi trường cung ứng vaccine toàn cầu hiện có nhiều thách thức, công ty sản xuất tại Hàn Quốc cũng gặp một số khó khăn trong việc nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng sản lượng phục vụ những đơn bàn giao hành đầu tiên.
Khi các quốc gia trên thế giới đều mong muốn triển khai nhanh chóng các chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với hy vọng sớm đẩy lùi dịch bệnh cũng là lúc bài toán cung ứng vaccine nảy sinh nhiều vấn đề khó giải.
Ngày 24/3, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU. Trong khi EU giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm đảm bảo lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối và không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào thì nhiều quốc gia lo ngại chính sách này có thể làm gián đoạn nguồn cung vaccine.
Gần 42 triệu người đã nhiễm nCoV trên toàn cầu
Toàn cầu ghi nhận gần 42 triệu người đã nhiễm nCoV, trong đó hơn 1,1 triệu người chết, tình hình dịch ở nhiều nước vẫn phức tạp.
215 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 41.932.866 ca nhiễm và 1.141.507 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 509.808 và 6.537 ca sau 24 giờ, trong khi 31.123.659 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.652.238 ca nhiễm và 228.275 người chết, tăng lần lượt 75.876 và 1.007 ca so với một ngày trước đó.
Video đang HOT
31 trong 50 bang, tương đương 2/3 tổng số bang Mỹ, được xác định là vùng nguy hiểm với hơn 100 ca nhiễm mới trên 100.000 cư dân trong tuần qua. 6 bang Hawaii, Kansas, Iowa, Minnesota, Montana và Wisconsin hôm 21/10 ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày. Các bang Colorado, Illinois, Kentucky và Ohio cũng báo cáo số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần phản đối việc tái áp đặt các hạn chế, nói rằng sự phục hồi kinh tế phụ thuộc vào việc người dân có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Strasboug, Pháp, hôm 22/10. Ảnh: AFP.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 54.482 ca nhiễm và 683 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.759.640 và 117.336. Giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 20/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo cung cấp vaccine Covid-19 cho mọi người dân khi vaccine đã sẵn sàng. Ông kêu gọi người dân tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ cách biệt cộng đồng nhằm ngăn chặn virus lây lan mạnh hơn trong mùa lễ hội sắp tới.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 441 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 155.900. Số người nhiễm nCoV tăng 31.985 ca trong 24 giờ qua, lên 5.332.634.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi mùa hè. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên.
Tổng thống Jair Bolsonaro hôm 21/10 cho biết Brazil sẽ không mua vaccine của công ty Trung Quốc Sinovac, một ngày sau khi Bộ Y tế nói nó sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng.
Nga ghi nhận thêm 290 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 25.242, trong khi số ca nhiễm tăng 15.971, lên 1.463.306. Giống nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.
Dù tình hình dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, giới chức Nga vẫn loại bỏ khả năng tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như hồi ffssig mse,. Các chuyên gia y tế cấp cao Nga cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày của nước này sẽ chạm ngưỡng 20.000 trước khi ổn định trở lại và giảm xuống trong hai tuần tới.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 710.515 ca nhiễm và 18.843 ca tử vong, tăng lần lượt 2.156 và 102 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Chính phủ Nam Phi quyết định mở biên với hầu hết quốc gia từ ngày 1/10, đồng thời dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Hành khách đến Nam Phi cần xuất trình kết quả âm tính nCoV được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, hoặc chịu cách ly bắt buộc và tự trả phí.
Ca nhiễm đã tăng mạnh ở tỉnh Tây Cape trong hai tuần qua. Bộ Y tế nước này có thể báo cáo tình hình lên Hội đồng Covid-19 Quốc gia để đưa ra biện pháp kiềm chế dịch.
Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) vượt một triệu ca nhiễm, ghi nhận 1.090.521 ca nhiễm và 34.521 ca tử vong, tăng lần lượt 20.986 và 155.
Nhiều người cho rằng nguyên nhân gia tăng ca nhiễm mới là người dân thiếu kiên nhẫn với các biện pháp hạn chế phòng dịch, không tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. Chính phủ Tây Ban Nha dự tính ra lệnh giới nghiêm cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm thủ đô Madrid, nơi tình trạng khẩn cấp kéo dài hai tuần sẽ hết hạn vào 24/10.
Pháp ghi nhận thêm 41.622 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 999.043 ca, trong đó 34.210 người chết, tăng 162 trường hợp.
Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới nghiêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác trong 6 tuần, bắt đầu từ 17/10. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Đi lại vì mục đích thiết yếu vào khung giờ này vẫn được cho phép. Người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt 135 EUR (gần 160 USD).
Anh ghi nhận 810.467 ca nhiễm và 44.374 ca tử vong, tăng lần lượt 21.242 và 189 trường hợp, tăng gấp ba lần so với một ngày trước. Đây là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu. Hàng triệu người ở Anh đang phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ hơn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 14/10 cho biết một đợt đóng phong tỏa toàn quốc mới sẽ là "thảm họa", song không loại bỏ khả năng này khi tình hình dịch diễn biến ngày càng phức tạp.
Đức cho biết ca nhiễm hàng ngày ở nước này đạt mức cao chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch. Đức hiện ghi nhận 403.874 ca nhiễm và 10.044 ca tử vong, tăng lần lượt 12.519 và 45.
Khi Covid-19 lần đầu tấn công châu Âu đầu năm nay, Đức được ca ngợi vì đã thực hiện các biện pháp phòng chống sớm và có mục tiêu giúp ngăn chặn virus tốt hơn nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, khi làn sóng thứ hai tấn công nền kinh tế lớn nhất châu Âu, các vết nứt trong thể chế liên bang đang bắt đầu lộ ra.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 17/10 kêu gọi người dân hạn chế tối đa tiếp xúc xã hội và đi lại nhằm ngăn chặn sóng làn sóng Covid-19 lần hai. Tỷ lệ lây nhiễm nCoV của Đức thấp hơn so với phần lớn các quốc gia châu Âu, nhưng số ca nhiễm ở nước này đang tăng nhanh.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, 40 tuổi, được xác nhận dương tính với nCoV hôm 21/10. Ông có triệu chứng nhẹ và đang tự cách ly.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 31.650 người chết, tăng 304, trong khi tổng số ca nhiễm là 550.757, tăng 5.471. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với sự gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Thủ đô Tehran và 4 thành phố lớn khá đã bị phong tỏa một phần cho đến giữa trưa 18/10. Hầu hết các địa điểm công cộng ở thủ đô đã bị đóng cửa kể từ ngày 3/10.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 377.541 ca nhiễm, tăng 4.432 so với hôm trước, trong đó 12.959 người chết, tăng 102 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, vài tuần sau, số ca nhiễm mới ở thủ đô tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.
Philippines báo cáo 363.888 ca nhiễm và 6.783 ca tử vong, tăng lần lượt 1.664 và 38 ca. Các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh sẽ kéo dài đến ngày 31/10. Nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Philippines cho biết họ không thể lơ là, dù muốn thúc đẩy nền kinh tế. Philippines dỡ bỏ lệnh cấm người du lịch nước ngoài từ 21/10.
Hầu hết doanh nghiệp được tái mở cửa từ khi Manila kết thúc phong tỏa hôm 19/8. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách an toàn, trong khi trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được khuyến cáo ở nhà. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 10 triệu người, tương đương 1/10 dân số, vào quý II năm sau.
Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng châu Âu và Bắc Mỹ cần học hỏi những nước châu Á trong duy trì các biện pháp phòng chống Covid-19 và cách ly những trường tiếp xúc gần với người nhiễm nCoV.
"Người dân khu vực này có niềm tin cao với chính phủ dù các biện pháp phòng chống vẫn kéo dài. Họ đã vượt qua vạch đích từ lâu nhưng vẫn tiếp tục chạy đua vì hiểu rằng cuộc đua chưa kết thúc, rằng vạch đích đó không phải thật. Quá nhiều nước đã đặt ra vạch đích tưởng tượng và giảm hoạt động sau khi vượt qua nó", ông nói.
Ấn ộ tìm kiếm đồng minh Từ việc mời Úc tham gia tập trận hải quân đến tổ chức đối thoại quốc phòng và ngoại giao cấp cao cùng Mỹ, giới phân tích cho biết Ấn Độ có thể đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington và nhiều nước khác khi tình hình Ấn - Trung vẫn chưa hết bất ổn. Đường hầm Atal dài...