Nguồn cung tăng mạnh, ô tô sắp hết khan hàng?
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 3/2022, sản lượng sản xuất cũng như nhập khẩu của ô tô đều tăng mạnh.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, lượng ô tô sản xuất, lắp ráp cũng như nhập khẩu trong tháng 3/2022 vừa qua đều tăng mạnh.
Theo đó, sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tháng 3/2022 ước đạt 42.500 chiếc, tăng 40,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng ô tô lắp ráp tăng mạnh trong tháng 3/2022
Nhờ sự tăng trưởng sản lượng trong tháng 3, tổng lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cả quý I ước tính lên tới 109.300 chiếc, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, không chỉ lượng xe trong nước tăng cao mà ô tô nhập khẩu cũng tăng mạnh. Cụ thể, có tổng cộng 13.500 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam trong tháng 3, giá trị kim ngạch ước đạt 307 triệu USD. Số lượng này bằng cả tháng 1 và tháng 2 cộng lại.
Video đang HOT
Như vậy, riêng trong tháng 3, tổng lượng xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt tới 56.000 chiếc. Tính chung cả quý I, con số này ước đạt 136.490 chiếc, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách tìm mua các mẫu xe khan hàng hiện nay có thể rút ngắn thời gian chờ đợi nếu như tình hình sản xuất, nhập khẩu được phục hồi, tăng trở lại
Từ những sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả sản lượng ô tô lắp ráp lẫn nhập khẩu, hoàn toàn có thể hy vọng việc xe khan hàng có thể dần được giải quyết ngay từ tháng 4 này. Bởi từ ra Tết đến nay, cả ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu đều đang rơi vào tình trạng khan hàng, cầu nhiều hơn cung đối với các mẫu xe bán chạy như Hyundai SantaFe, Tucson, Toyota Raize… Khách hàng đặt xe thường phải chờ rất lâu mới có thể được nhận xe. Nhưng nếu nguồn cung tăng lên, có thể thời gian chờ nhận xe sẽ được rút ngắn lại.
Dân buôn hét giá Santafe, Tucson chạy lướt cao hơn cả xe mới
Thời gian gần đây, khi xe mới đang hiếm hàng, đại lý không có xe giao, nhiều chủ xe tranh thủ bán lại những chiếc Hyundai Santafe, Tucson chạy lướt với giá cao hơn đáng kể so với xe mua mới.
Tình trạng xe Hyundai SantaFe, Tucson khan hàng bị đại lý đẩy giá, bán chênh cả trăm triệu đồng đang khiến người tiêu dùng không khỏi bức xúc. Nhiều khách hàng dù rất cần xe nhưng không chấp nhận cách "bắt chẹt" khách của các đại lý và họ đã chọn phương án tìm mua xe chạy lướt.
Nắm bắt nhu chu cầu đó, không ít chủ xe cũng tranh thủ rao bán xe chạy lướt của mình với giá đắt hơn đáng kể so với xe mới đập hộp.
Đơn cử mới đây, một chiếc Hyundai SantaFe bản máy dầu đặc biệt 2.2L dù đời năm 2021 và đã lăn bánh 2.900km nhưng vẫn được một chủ xe ở Hà Nội rao bán với giá hơn 1,3 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn vài chục triệu so với giá mua mới 1,29 tỷ xe đời 2022 .
Hyundai SantaFe bản máy dầu đặc biệt 2.2L dù đời năm 2021 chạy lướt được rao giá cao hơn giá mua mới của xe.
Một chiếc SantaFe bản Premium xăng cao cấp 2.5L đời 2021 khác cũng được giới thiệu lăn bánh siêu lướt 4.000km và có giá bán lại 1,3 tỷ. Mức giá này thậm chí còn cao hơn giá xe đời 2022 là 1,24 tỷ đồng.
SantaFe bản Premium xăng cao cấp 2.5L đời 2021 khác cũng được giới thiệu lăn bánh siêu lướt 4.000km và có giá bán lại 1,3 tỷ.
Không riêng gì SantaFe, Hyundai Tucson hàng chạy lướt hiện cũng được nhiều chủ xe rao bán lại với giá khá cao. Như chiếc Hyundai Tucson 2022 mới đi quãng đường siêu lướt 1.600km được chủ rao bán giá 1,1 tỷ đồng. Xe thuộc phiên bản 1.6 Turbo, giá niêm yết tại đại lý là 1,050 tỷ đồng.
Hyundai Tucson 2022 mới đi quãng đường siêu lướt 1.600km đắt hơn xe mới 50 triệu.
Thông thường một chiếc ô tô khi đã xuất xưởng, lăn bánh khỏi đại lý thì sẽ bị mất giá trên dưới 100 triệu đồng. Chính vì thế, thông tin các chủ xe rao bán xe cũ chạy lướt giá cao như vậy nhận khá nhiều ý kiến trái chiều.
"Xe hot thì hot thật, nhiều người cũng cần thật nhưng chưa đến mức phải sống chết mua bằng được nên việc một số người bán xe lướt đời từ năm 2021 chạy vài nghìn km với giá cao hơn cả xe đời mới thì không chấp nhận được", anh Lê Văn Công ở Đống Đa, Hà Nội bày tỏ quan điểm.
Anh Trần Anh Tiến ở Gia Lâm, Hà Nội cũng ý kiến: "Mua chiếc xe ô tô về chạy, trải nghiệm chán chê rồi giờ rao bán lại vẫn lãi được 40-50 triệu thì đúng là chuyện thật như đùa. Là tôi thì tôi sẽ không mua, chưa kể giá đắt mà có thể biển số không đẹp, biển tỉnh... không đúng ý mình nữa".
Trong khi đó, không ít người cũng cho rằng với tình trạng hiện nay, xe mới đại lý còn không có để bán. Nhiều trường hợp đã bị trả cọc thì nhu cầu mua xe cũ sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc giá xe sẽ đẩy cao đáng kể.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Hữu Minh ở Cầu giấy, Hà Nội cho biết: "Tôi cần xe để đi lại nhưng chờ mua Hyundai Tucson bản mới 2022 không nổi vì đại lý hẹn quá đến 2 tháng mà lỡ thích quá nên tôi tính chuyển sang xe siêu lướt. Tham khảo qua các diễn đàn, thấy nhiều anh em có rao bán lại giá hơn mua mới vài chục triệu. Với những người cần xe như tôi thì sẵn sàng rút hầu bao, vừa có xe luôn để sử dụng vừa tiết kiệm được thời gian đi đăng ký, đăng kiểm".
Theo lời khuyên của giới kinh doanh, tình trạng xe khan hàng khiến giá bán bị loạn tại các đại lý, người mua nên tham khảo nhiều đại lý khác nhau để tìm ra nơi còn suất mua bán xe mới sát giá nhất có thể. Và đặc biêt nếu quyết định mua xe lướt cũng nên tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định xuống tiền mua lại.
Sau Tucson, đến lượt Hyundai Creta đội giá 40 triệu đồng Vừa chen chân vào phân khúc crossover hạng B, mẫu Hyundai Creta đã được đại lý chào bán suất giao sớm với mức giá chênh 20-40 triệu đồng so với công bố của hãng; nếu không, có thể phải chờ 2 tháng. Tình trạng đội giá đối với một số mẫu xe của Hyundai không phải hiếm và Creta mới ra mắt tháng...