Nguồn cung khí đốt của Đức vẫn đảm bảo
Ngày 11/5, Bộ Kinh tế Đức khẳng định nguồn cung khí đốt của nước này vẫn đảm bảo ngay cả khi không còn nguồn cung khí đốt từ Nga tới châu Âu qua điểm trung chuyển chính tại Ukraine.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ này cho biết các cơ quan chức năng nước này theo dõi tình hình chặt chẽ và có phương án xử lý phù hợp. Hiện nguồn cung tại Đức vẫn ổn định.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết tiếp tục chuyển khí đốt đến châu Âu qua Ukraine với khối lượng trong ngày 11/5 là 72 triệu m3, giảm so với 95,8 triệu m3 của một ngày trước đó. Gazprom không cho biết liệu lượng khí đốt này có phù hợp với yêu cầu của các khách hàng châu Âu không.
Video đang HOT
Theo công ty vận hành đường ống dẫn khí đốt Ukraine, khối lượng khí đốt Nga cung ứng đã giảm khi ngày 11/5, Nga ngừng cung cấp khí đốt trung chuyển qua Ukraine tại cửa khẩu Sokhranova sau khi Kiev cảnh báo cắt nguồn cung tuyến đường ống này.
Trong một diễn biến khác, ngày 1/5, Chính phủ Bulgaria thông báo từ tháng 6 tới, nước này sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng của Mỹ với giá thấp hơn giá của Gazprom. Thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Kiril Petkov và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Washington, Mỹ.
Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan từ ngày 27/4 do hai nước này từ chối thanh toán các hợp đồng bằng đồng ruble của Nga. Bulgaria tiêu thụ khoảng 3 tỷ m3 khí đốt/năm, trong đó 90% đến từ Nga.
Hiện Bulgaira đang đẩy mạnh đàm phán với Azerbaijan để đa dạng nguồn cung khí đốt và hy vọng đạt thỏa thuận về khí hóa lỏng cung cấp từ các kho ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) mua chung khí đốt để có được các mức giá cạnh tranh hơn.
Đức chuẩn bị kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt
Giới chức Đức đang âm thầm chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga có thể đột ngột bị cắt bất cứ lúc nào.
Đường ống dẫn khí đốt tại trạm khí đốt ở Werne, miền tây nước Đức, ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công tác chuẩn bị do Bộ Kinh tế chủ trì cho thấy tình trạng báo động cao về nguồn cung khí đốt, vốn tạo ra năng lượng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đặc biệt quan trọng đối với các công ty sản xuất thép, nhựa và ô tô, đang trở nên thường trực hơn bao giờ hết.
Tính đến trước thời điểm Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Đức vẫn phụ thuộc vào khoảng 55% nguồn cung khí đốt từ Nga và Berlin đang phải chịu áp lực trong việc giảm mối quan hệ kinh doanh mà các nhà chỉ trích cho rằng đang giúp tài trợ cho cuộc xung đột của Nga tại Ukraine.
Đức tuyên bố muốn tự "dứt bỏ" nguồn cung từ Nga, song dự báo vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào lượng khí đốt nhập khẩu của Moskva ít nhất đến giữa năm 2024. Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có dừng đột ngột nguồn cung hay không.
Giới chức Đức muốn ngăn chặn xung đột leo thang tại Ukraine, thông qua việc ủng hộ các lệnh cấm vận khí đốt của châu Âu cũng như các biện pháp trừng phạt đối với Moskva về than và dầu. Tuy nhiên, cho đến nay Berlin quan ngại Nga có thể đơn phương cắt đứt dòng khí đốt hiện nay.
Nhằm giảm thiểu những tác động từ quyết định có thể xảy ra từ Moskva, Chính phủ Đức thông báo sẽ hỗ trợ thêm các khoản vay cũng như đảm bảo giúp các công ty năng lượng đối phó với tình trạng giá cả tăng vọt hiện nay cũng như "bảo trợ" cho các công ty năng lượng trọng yếu như lọc dầu.
Bộ trưởng Đức kêu gọi tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ trong nước Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP), đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 6/4 đã kêu gọi nước này tiến hành thăm dò trữ lượng dầu khí ở trong nước để đối phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung từ Nga trong thời gian tới. Đường ống dẫn khí đốt...